10/11/08

081110. Study guide (Ý kiến của Nghiêm tiên sinh!)

1. Study guide (SG) ra đời hoàn toàn khách quan xuất phát từ mục tiêu đào tạo của trường ĐH. Nói cách khác, nó được sinh ra để phục vụ cho việc thực hiện các tiêu chí tốt nghiệp đối với sinh viên (graduate qualities). Giả sử như nếu như anh chưa đặt ra vấn đề lifelong learning, independent learning, cũng như nếu anh chưa có cơ chế giao quyền tự chủ cho giáo viên trong việc thiết kế nội dung và kịch bản tổ chức giảng dạy, thì việc cố gắng tạo ra cái SG là một việc làm không đem lại hiệu quả thiết thực.

2. Liên quan đến hướng giải quyết số 1 của bác, em nghĩ nếu chưa làm thì nên làm cho có hệ thống, không nên làm theo kiểu từng đoạn một như thế này (tức là ta mới thấy họ có SG, và thấy nó cần thiết, nó hay đối với SV tây, thế là ta tìm cách làm theo). Thế nào là có hệ thống? Tức là cần phải xây dựng chính sách vĩ mô cũng như triết lý đào tạo sao cho phù hợp với thực tế của ta và xu thế phát triển sắp tới (bao gồm cả yếu tố ngoại nhập).

Ví dụ: em thấy cái cách mà ta tổ chức soạn mới đề cương môn học theo hướng đã làm là một cách tiếp cận phù hợp với điều kiện của ta, cụ thể là phù hợp với yêu cầu cần có đối với giáo viên của ta, và phù hợp với văn hóa và phong cách học tập của sinh viên ta.

Vì sao nó phù hợp?

TT

Thực tế

Đề cương mới

1.

Giáo viên từ lâu mơ màng về mục tiêu của môn học, nhất là chuyện đặt mục tiêu cho từng bài học

Đánh trúng điểm yếu này, giáo viên buộc phải tư duy một cách cụ thể và rõ ràng --> phải đọc và tham khảo nhiều --> tốt cho tất cả

2.

Sinh viên chưa thực sự quen với khái niệm tự học cũng như việc tự học

Đã có hướng dẫn cụ thể. Đồng thời thời lượng cho nội dung này cũng không quá nhiều, phù hợp với việc xây dựng thói quyen và phong cách học mới cho SV

3.

SV chưa biết cách chủ động tìm kiếm thông tin (học liệu) phục vụ cho việc đọc và học mở rộng

Nói cách khác, yếu về kiến thức thông tin

Yêu cầu GV phân loại tài liệu rõ ràng: bắt buộc và đọc thêm. Cách làm này rất phù hợp với SV ở ta do các em chưa có kỹ năng thông tin tốt, cần có sự hướng dẫn (TL bắt buộc), nhưng vẫn mở ra cơ hội để các em sáng tạo, mở rộng.

Bên cạnh đó, 1 lần nữa giáo viên phải chủ động hệ thống lại nguồn học liệu của mình. Đây cũng là cách chia sẻ học liệu do không ít giáo viên có xu thế xây dựng tủ sách riêng mình, họ sưu tập được nhiều tài liệu tốt nhưng khó mà kiếm được ở thư viện (Nhất là đối với SV)

4.

Cách đánh giá bấy lâu nặng về học thuộc --> SV sẽ học thụ động

Đề cương mới đã buộc phải giáo viên phải cân nhắc chuyện này. Rõ ràng, đã có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá đã được áp dụng khiến cho sinh viên có thái độ chủ động hơn đối với việc học và giáo viên phải chủ động hơn đối với việc dạy

3. Từ những phân tích ở ví dụ trên, có thể thấy việc phát triển SG từ đề cương môn học hiện tại (thậm chí là sự CHI TIẾT HÓA) là cách làm có thể phù hợp với điều kiện của ta. Do:

- Bản chất của nó đã chứng minh có nhiều điểm phù hợp với văn hóa dạy – học ở ta, cho dù giáo viên phải tự thay đổi nhiều. Quan trọng nhất là nó đã hướng nhiều hơn đến sinh viên (student-centered approach). Giáo viên, dù phải thay đổi ít nhiều, nhưng đó cần phải được xem là đòi hỏi của nghề nghiệp, “to change or not to be”.

- Vấn đề đặt ra: Trường ta có dám mạnh dạn làm chuyện đó không? Mạnh dạn theo 2 nghĩa: dám trao quyền cho giáo viên và bộ môn + dám đầu tư tài chính để phục vụ việc thay đổi đó. Nếu câu trả lời là “không” đối với 1 trong 2 vế trên (chứ chưa nói cả 2 nhé) thì tính khả thi của câu chuyện SG gần như zero.

4. Mục tiêu: của việc xây dựng SG:

- Không tạo ra quá nhiều thay đổi do GV và SV cũng đang quá chóng mặt với những thay đổi hiện nay, nếu không sẽ phản tác dụng (do đó, chỉ cần chi tiết hóa đề cương môn học cũng đã là thành công rồi)

- Sớm áp dụng được ngay

- Tạo được sự thống nhất ban đầu giữa Tiêu chí tốt nghiệp – Tổ chức dạy và học – Kiểm tra đánh giá. Mục tiêu là để cả thầy và trò ý thức rõ được nhiệm vụ của mình khi tham gia môn học, cũng như trong từng buổi học.

5. Lộ trình

- Xắn tay triển khai xây dựng các tiêu chí tốt nghiệp (như một dạng cam kết về chất lượng đào tạo của trường). Như em đã nói, làm mới thì phải làm cho có hệ thống. Đồng thời xây dựng các bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị có liên quan thư Thư viên ĐHQG, các Thư viện ĐH khác có chuyên môn gần để khai thác tối đa nguồn học liệu. Xem xét cả đề án thành lập Learning Connection.

- PR. Nói ngắn gọn thì là PR, nhưng trừu tượng quá. Chốt lại vẫn là vấn đề con người. Giáo viên ai cũng nhận thấy sinh viên ra trường thường thích nghi kém khi rơi vào những môi trường làm việc khác nhau. Tuy nhiên họ có sẵn sàng giúp SV sửa điểm yếu ấy? Nó có dốc lòng cùng xây dựng thương hiệu cho Trường (và cũng là thương hiệu của họ)? Quan trọng nhất là giáo viên, họ không muốn thay đổi thì không có cách gì thay đổi hệ thống được. Hơn nữa, họ phải làm việc ấy một cách tự giác.

- Lập dự án hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất và các cam kết khác về mặt cơ chế

- Triển khai mẫu. Ban đầu có thể giao cho các bộ môn đứng ra thực hiện. Ông chủ nhiệm bộ môn sẽ là người chịu trách nhiệm chính

- Đánh giá – rút kinh nghiệm

- Đại trà

6. Em sorry là có lẽ chưa đưa ra được nhiều thông tin một cách cụ thể. Việc này thú thực cũng nằm ngoài khả năng của em. Chúng mình đều đã học Triết học ML và đều thấm nhuần rằng: CSHT quyết định kiến trúc thượng tầng. Cái mà chúng mình đang làm là kiến trúc TT đấy. Không thể “xây nhà từ nóc” (Alfred Riddle) được, bác công nhận không? Thú thực là em nghĩ nhiều hơn đến cái móng, nơi vốn dĩ chúng mình hơi ít để ý đến, hoặc tưởng là mình đang đứng trên một cái móng ngon lành có thể xây mọi loại nhà lên đấy.

Em xin hết :D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét