23/4/08

Chuyện bóng đá tháng 3 giờ mới kể

Một ngày tháng 3/2008, đội tuyển khoa Quốc tế học gặp Tâm lý học trong khuôn khổ giải bóng đá gì gì đó của trường nhân văn.

Anh Lương Ngọc Vinh tham gia đội khoa Quốc tế học vì là học viên cao học. Dù mới cưới vợ nhưng anh vẫn rất hăng hái ra sân thi đấu.

Nhìn kìa, anh đi bóng mới mạnh mẽ làm sao


10 phút sau khi anh vào sân, bóng đưa qua phần sân đối phương dồn dập, hàng thủ của đội ban lao đao làm cho bầu Nam "mập" ngoài đường pist táng đởm kinh hồn nhiều phen!

Ô kìa, có chuyện gì vậy? Tại sao anh lại dừng lại, trận đấu đang diễn ra cơ mà. Hình như anh đang thở? Đúng. Không! Nói cho đúng hơn là anh đang thở rất mạnh. Hóa ra anh mệt nên bỏ bóng dừng lại thở. Trời ơi, khổ thân anh (mới cưới vợ mà???).

Đội nhà chẳng con ai sáng giá để thay vị trí của anh! Trời ạ, sao bất công đến thế cơ chứ. Không có ai thay cho anh thì anh sống làm sao được.

Nhưng rồi, anh đã tìm ra cách. Xoạc! Cầu thủ đội Tâm lý bay nhào ra sân. Thẻ vàng!!!


Bầu Quynh (vừa bay từ Thái Lan về) hốt hoảng rút anh ra khỏi sân vì sợ anh tiếp tục dùng kế này thì đội nhà mất người như chơi.

Thay người! Tự nhiên anh chạy rất nhanh, lướt, lướt vèo ra sân. 12 phút trong sân, anh vẫn còn hơn cả Park Ji Sung của MU hôm chủ nhật vừa rồi gặp Blackburn ấy chứ, vào sân được nhõn 2 phút thôi à.

22/4/08

THÁI ĐỘ mới là thập toàn, thập mỹ!

Một suy nghĩ vui, nhưng có lý

Trong cuộc sống nếu:


A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z

tương đương với giá trị:

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26

thì

- Làm việc tích cực chỉ là: H+A+R+D+W+O+R+K = 8+1+18+4+23+15+18+11 = 98
.
- Kiến thức vẫn chỉ là: K+N+O+W+L+E+D+G+E = 11+14+15+23+12+5+4+7+5 = 96%

- Hay là may mắn? L+U+C+K = 12+21+3+11 = 47%. Vẫn không phải!

Để vươn đến đỉnh cao và để đạt đựơc sự tuyệt đối (100%) trong cuộc sống, điều thật sư giúp chúng ta vươn cao hơn, xa hơn chính là thái độ.

A+T+T+I+T+U+D+E = 1+20+20+9+20+21+4+5=100%.

Linh Nguyen send (4/22/2008 9:20 AM)



15/4/08

Quan không tiền cũng họ??




Liền anh liền chị mà không có tiền thì cũng phải họ đấy nhé. Thương lắm thay!

Than phiền ít hơn, cho nhiều hơn

Đôi khi chúng ta có sự so sánh này khác và thường nói rằng nó luôn khập khiễng! Nhưng cuộc đời luôn cần có sự so sánh đó.

Câu chuyện dưới đây .......

13/4/08

Hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc là gì, ta tự hỏi
Có dứa trẻ kia đã lớn rồi
Cái lớn khôn đơm hoa kết trái
Mong đến ngày, em báo vu quy.

(tặng PHƯơng Loan và Hải MINH)


9/4/08

HAIBUNGBU & THUMABU: 4 năm ngày cưới đấy

Ngày xửa ngày xưa, có một ông tiên tạo ra 2 người


Photobucketmột người là nam


Photobucketmột người là nữ


Photobucketnàng là người của công chúng từ khi còn trẻ, trên báo


Photobuckettạp chí,
Photobucketvà trong phòng truyền thống của nhà trường


Photobucketcòn chàng là bạn với nhiều người
Photobucketvà chàng "hình như" cũng là người nổi tiếng

Rồi một ngày, họ gặp nhau. Họ yêu nhau. Yêu say, yêu đắm.

Photobucketvà họ luôn bên nhau

Rồi họ quyết định sống trọn đời với nhau.
Đám cưới của họ là sự kiện không chỉ của gia đình mà của thành phố.
Hình ảnh họ trong ngày cưới có mặt ở khắp nơi
để tôn vinh THẦN TÌNH YÊU.


Photobucketnhững pano tấm lớn


Photobucketbảng thông tin của thành phố

Photobuckettrong các phòng tranh

Photobuckettrong đại sảnh của tòa nhà thành phố

Photobucket

Tình yêu của họ lung linh như ánh dương.
Nó vĩnh bền như mùa Xuân vậy!

Cảm ơn Mỹ Phương rất nhiều về entry này!!!

7/4/08

Giữ tính và đổi cách 2

Thầy nói em cần GIỮ TÍNH VÀ ĐỔI CÁCH!

Đó không phải là lần đầu tiên em được nghe lời khuyên như thế.
Nhưng lời khuyên này, đến đúng lúc và động viên em rất nhiều.

Cuộc đời em có lẽ là sự rong ruổi của cả CÁI và CÁCH, Thầy nhỉ?

Nghe những câu chuyện Thầy chia sẻ, ấm lòng hơn và cũng trĩu nặng hơn. Cuộc đời phức tạp thật cơ. Người ta quy gán cho người khác những sự ấm ức của họ trong khi đó là những điều mà người ta cũng có trách nhiệm và chính nó, giúp cho họ tốt hơn. Họ biết điều ấy nhưng họ cứ lãng quên điều ấy, vì sao nhỉ?

Vì họ cần có cách giải thích cho sự tồn tại ư? Hay để có chỗ để "đẩy quả bóng đến". Bình thường họ đâu có tệ như thế. Không, họ vẫn là người tốt thôi. Người tốt có những phút yếu lòng mà.

Nhớ lại câu:


BÌNH TĨNH ĐỐI PHÓ, LÀM TỐT TỪNG VIỆC, HƯỚNG TỚI TUƠNG LAI!

Giữ tính và đổi cách 1

Những ngày vừa qua, quá nhiều chuyện ập đến.
Mình không ngạc nhiên vì điều đó. Đổi mới mà! Hic!

Ngay cả những chuyện người này, người kia phát biểu về công việc của mình cũng không có gì làm cho mình phải lo lắng cả. Mình biết là mình có rất nhiều khiếm khuyết trong cuộc sống, trong quan hệ con người và trong công việc nên có người này, ý kia không hài lòng cũng phải thôi.

Nhưng cũng có những điều làm mình suy nghĩ nhiều. Mình đã gửi ý kiến chính thức tới cấp có thẩm quyền về công việc của mình. Mình không băn khoăn gì khi làm việc đó cả. Với mình, xưa nay, làm gì miễn là có ích cho cuộc đời này, cho mình tự thấy bản thân còn có ý nghĩa thì mình chẳng nề hà.

Bây giờ, cũng có lời khuyên mình nên lựa chọn công việc nhẹ nhàng hơn, thậm chí thu nhập tốt hơn. Mình cũng suy nghĩ nghiêm túc về điều ấy. Suy nghĩ trong trạng thái thực sự thanh thản chứ không phải đang bị sức ép, hay dao động tư tưởng gì cả. Làm gì ở đâu mà chẳng có ích cho đời nếu như nó không vi phạm pháp luật mà.

Lâu nay, mình luôn có những điểm tựa về tinh thần. Hôm nay, cũng thế. Một người THẦY của mình đã chia sẻ với mình nhiều điều về công việc, về cuộc sống, về cách sống. Tạm biệt mình, THẦY chúc mình mạnh khỏe và may mắn hơn trong công việc. THẦY dặn thêm một điều:

Giữ tính và đổi cách!


Em cảm ơn THẦY rất nhiều! Lúc này em không suy nghĩ đến chuyện thay đổi công việc nữa. Em sẽ tiếp tục đổi cách THẦY ạ. Bởi làm điều ấy là em lại thêm một lần đối diện với chính mình để trưởng thành hơn, có ích hơn. Em sẽ thay đổi chừng nào những cố gắng của em không mạng hiệu quả.






Lãnh đạo và kiểm tra


Lanhdao.net
09:19' 24/01/2008 (GMT+7)

“Tôi thấy rất ngạc nhiên khi các đồng chí báo cáo chỉ có 7,8% cấp uỷ đảng được kiểm tra đã quan tâm làm tốt công tác kiểm tra, giám sát”, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đã thẳng thắn phê phán thực trạng trên trong phát biểu kết luận Hội nghị triển khai công tác Kiểm tra, giám sát của Thành uỷ sáng qua, 23/1.

Lãnh đạo mà không kiểm tra thì không phải là lãnh đạo, điều này đã trở thành nguyên lý, bởi kiểm tra chính là một công đoạn, là bước tiếp theo, là sự khép kín quy trình của công tác lãnh đạo. Chỉ có đề ra mà không kiểm tra xem xét hiệu quả thực tế của nó đến đâu, để mà tổng kết, rút kinh nghiệm, uốn nắn, bổ sung ... thì lãnh đạo kiểu ấy chỉ là nói suông, là hô hào chung chung, hiệu quả không cao, có khi kết quả còn ngược lại.

Với tổ chức Đảng, công tác kiểm tra lại càng quan trọng, bởi Đảng ta là Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền, Đảng tiên phong tự xác định trách nhiệm nặng nề trước dân tộc. Buông lỏng kiểm tra tất nảy sinh tùy tiện, tắc trách, nói không đi đôi với làm, thậm chí nói một đằng, làm một nẻo. Đảng không làm tốt công tác kiểm tra, không những sức chiến đấu giảm sút, mà uy tín của Đảng cũng bị ảnh hưởng theo, dẫn tới tê liệt cơ sở Đảng, mất cán bộ, đảng viên, chậm phát hiện sai phạm, tiêu cực...

"Đảng bộ, nhân dân đòi hỏi Uỷ ban Kiểm tra các cấp phải nâng cao trách nhiệm, năng lực hơn nữa, để góp phần ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ các cấp”- Bí thư Thành uỷ đã khẳng định và yêu cầu, năm 2008, dứt khoát phải sửa cơ bản tình trạng này và con số đó phải là 78% thì mới đỡ lo lắng. Bí thưcũng đã chỉ ra nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh:“-Cách tốt nhất là tự giám sát chính mình. Có giám sát mình mới thực hiện giám sát người khác tốt được”.

Theo Đăng Chính
Kinh tế và Đô thị

Ước zì...




Copy từ blog của Huệ Phương.

Ước gì mình cũng được ước như thế!

Ước zì... magnify

Giá em có một điều ước thì em sẽ ước .... mình có 10 điều ước nữa... để ước zì...

1. Một ngày có 48h để em làm chơi ăn ngủ thoải mái.

2. Một tuần có 3 ngày nghỉ để em có thể lượn lờ thêm vài chỗ xa xa.

3. Tiền Việt Nam giá trị như tiền Mỹ để được đi du lịch nước ngoài mà ko phải chắt bóp chi tiêu.

4. Được mời đi ăn cơm trưa một tuần, dạo này ăn uống kém quá gầy mất mấy kg rồi.

5. Tự nhiên thèm ăn kem, ước luôn được mời ăn kem Sunny ở Bờ Hồ nữa.

6. Nhớ ra lâu lắm không đi xem phim, được cho vé đi xem phim ở Vincom.

7. Về nhà có cơm ăn luôn không phải nấu, mấy hôm nay mẹ về quê toàn phải ăn linh tinh

8. Có bánh mỳ giúp trí nhớ của Đôremon để khỏi phải đọc tài liệu

9. Được ngủ một giấc ngon lành, ước một điều dễ dàng để còn thành hiện thực chứ!

10. Lại có thêm 10 điều ước cho ngày mai....

6/4/08

Họp mà buồn ngủ lắm thay

Họp mà buồn ngủ lắm thay
Nói qua nói lại, chẳng hay tẹo nào
Ai cũng phát biểu ào ào
Nhưng làm cho tốt, tại sao ngập ngừng?

Bởi không ai chịu chung lưng
Nghĩ xem cải cách là mừng hay lo?
Bởi vì chỉ thích nói to
Chẳng buồn suy nghĩ, nên lo thế nào?

Thôi đừng bàn cuội lao xao
Bàn theo trọng điểm, phân giao việc nhà
Bằng không sẽ hóa con gà
Cục ta cục tác, đẻ ra trứng vàng!

Cảm xúc đêm đi tàu 5

Dặm dài vất vả lắm thay
Nhân tâm vọng động, đắng cay nhiều rồi
Dùng dằng đi - ở, mãi thôi
Giọt mồ hôi có tiếng cười đó chăng?
Dài đời, dài kiếp long đong
Tri âm NÀNG hỡi, đời ta ngóng chờ
Giật mình bừng tỉnh giấc mơ
Cõi tàu giục giã hướng về phương Nam
Nặng lòng, kiếp kẻ đi hoang
Nhớ ngày xưa đó, có nàng có ta
Bao giờ đào lại nở hoa
Bao giờ em hát khúc ca khải hoàn
Vài lời tự sự lan man
Đợi khi tàu đỗ, hòa vào màn đêm
Thêm đêm nữa, lại xa em
Đợi em, anh đợi, trọn đời em ơi!

(Đêm 28/3/2008, nhớ em trên tàu đi Thanh Hóa)


3/4/08

Có hai bài thơ vừa chép lại

Mật mã tình yêu

Họ yêu nhau nhưng không một kẻ
Dám công khai nhận trước điều này
Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
Đi xa lại nhớ những ngày chưa xa
Yêu là việc của người ta
Mà sao lại thấy trong ta bừng bừng
Ưng thì hãy quyết cho xong
Đừng e ngại mãi bởi chưng đã già
Yêu là việc của người ta
Mà sao lại thấy trong ta lạ lùng

Trời rạng!

“Có một màn đêm của trời và có một màn đêm trong mỗi con người.

Màn đêm ấy không bao giờ là thừa cả. Giữ lấy màn đêm, vượt qua màn đêm….”

Ngày xưa, cha tôi yêu mẹ tôi
Ngọn đèn dầu đỏ, mặt bàn ngang và hai cái ghế.
Thế giới bao la đêm tối
Sáng một vùng, ánh lửa tình yêu

Năm xưa, tôi yêu vợ tôi
Dì chứng kiến bao thăng trầm, rất lạ
Những tưởng đường xa, sông rộng chẳng thấy bờ
Vẫn có một bài ca, vang khúc nhạc yêu

Bây giờ, bạn tôi yêu bạn tôi
Đèn sáng khắp và ngoài trời vẫn tối
Ôi tình yêu chẳng bao giờ lầm lỗi
Cứ vượt bỏ ánh đèn, bước vào đêm

Trời rạng!





Tình ca tiền lương

Sắp kỷ niệm 4 năm ngày cưới rồi, tặng vợ yêu "chế phẩm" này cho vơi bớt nhớ nhung!

Một ngày nào đó nếu túi lương nó không còn

Thì cuộc đời ơi thôi hết hơi

Và tình mình cũng sẽ như là giấc mơ

Ôi thôi đời chỉ còn lo húp cháo.

Anh đi bên em giống bao ngày

Nhưng sao hôm nay trời lạnh lùng, buốt giá

ĐK:

Không, anh sẽ đưa tiền lương và rồi cả tiền công nữa

Cho em cất luôn một lần . . . ê hề hê

Không, anh không rượu bia cũng không chè tàu, thuốc lá

Cho em shopping mỗi tuần . . . i hì hi

Không, anh cũng không cầm lương và cả A – T – M nữa

Để em mãi luôn vừa lòng, dù chằng hề . . . ê hề hề

2/4/08

Bạn tình ơi!


Bạn tình ơi .. ơi ..ớ duyên bên a tình ơi là cách con sông nên tôi phải luỵ à đò.

Bởi chưng là ông giời tối nên tôi phải luỵ à cô chứ cô bán hàng là cái chiếc trống cơm.

Bạn tình ơi .. ơi ..ớ duyên bên a tình ơi là chiếc trống cơm.

Khen ai là ai khéo vỗ, vỗ lên bông ấy cung đàn cầm,

khen ai là ai khéo gẩy, gẫy lên cung ấy cung sang xừ là tôi chót say huê

Bạn tình ơi .. ơi ..ớ duyên bên a tình ơi là chót say huê nên tôi phải đi tìm huê

ấy xin quan họ đừng quản ngại chúng chê ấy chê bạn cười là tôi nói ra

Bạn tình ơi .. ơi ..ớ duyên bên a tình ơi là tôi nói ra chắc hẳn chúng bạn cười.

Lòng tôi không là không giăng gió, tôi đâu phải là người gió giăng là gió đưa giăng

Bạn tình ơi .. ơi ..ớ duyên bên a tình ơi là gió đưa giăng giăng là còn đưa gió

Tôi yêu người người có có yêu tôi, nhân duyên may ra cũng à thành,

à nào đâu là tôi đâu tôi dám i hi.... .

Đâu tôi dám, thực đâu dám dỗ dành .......tuỳ tâm




1/4/08

Một luận điểm giáo dục mới

Thanh Nien Online
21:49:00, 31/03/2008


Một cỡ giày cho mọi bàn chân

Lâu nay, ngành giáo dục tổ chức trường lớp, biên soạn chương trình và tổ chức dạy học dựa vào một luận điểm là trẻ em cùng lứa tuổi thì cùng trình độ nhận thức. Từ luận điểm mang tính giả thuyết đó, người thiết kế chương trình soạn ra một bộ chương trình, cụ thể hóa mục tiêu giáo dục, chia thời gian học của đứa trẻ thành từng bậc học, lớp học, năm học, học kỳ, tuần học và tiết.

Mỗi tiết được sử dụng để truyền đạt một đơn vị kiến thức được giả thiết là tiếp thu được với học sinh có nhận thức trung bình thuộc lứa tuổi đó. Từ đó mà hình thành những quy định bất di bất dịch trong công tác quản lý trường, lớp phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 như: lớp nào thì học bộ chương trình ấy, bắt đầu và kết thúc cùng thời điểm; mỗi môn học đều được quy định số tiết dạy trong tuần mà giáo viên không có quyền thay đổi; mọi học sinh trong một lớp vào cùng thời điểm đều được học (nghe thầy cô trình bày, giải thích, hướng dẫn luyện tập...) giống nhau về nội dung được quy định cho lớp đó...

Cách tổ chức trường lớp, biên soạn chương trình, quản lý hoạt động dạy và học như vậy có lợi là tiết kiệm tiền bạc, nhân sự, công sức cho người quản lý giáo dục và người đứng lớp. Song người dạy học có kinh nghiệm nào cũng từng thấy trong thực tế là luận điểm trẻ em cùng lứa tuổi thì cùng trình độ nhận thức không phải lúc nào cũng đúng. Thực hiện một cách máy móc luận điểm đó khiến cho học sinh khi học phải "chờ nhau" để được học xong một bài hay kết thúc một môn học, "chờ nhau" để được lên lớp. Có thể minh họa tình trạng này bằng hình ảnh đoàn xe xếp hàng dài trước tín hiệu đèn xanh vẫn không chạy lên được do còn nhiều xe trước mặt mình chưa chuyển bánh; còn nếu chẳng may trước mặt có một xe bị hư thì các xe sau dồn cục lại để chờ. Chẳng những học sinh này phải chờ học sinh kia mà trong mỗi học sinh, môn học trơn tru này cũng phải "chờ" môn học bị "sự cố" khác. Một học sinh thật xuất sắc về toán nhưng yếu môn khác thì môn toán phải chờ môn kém ấy đạt trình độ trung bình để cùng vượt qua chương trình quy định cho lớp đó...

Chúng ta đang nêu khẩu hiệu "lấy học sinh làm trung tâm", cá thể hóa việc dạy học. Khẩu hiệu này rất hay, rất đúng, rất nhân văn nhưng làm sao biến thành hiện thực trong khi toàn bộ bộ máy quản lý giáo dục phổ thông hoạt động theo cái trục là luận điểm nói trên?

Từ bao năm nay, nhà trường vẫn bắt học sinh cùng một lớp học theo cùng một thời khóa biểu và một bản phân phối chương trình, dù khả năng tiếp thu của từng em là khác nhau, khả năng tiếp thu của mỗi em trong môn học này là khác với khả năng tiếp thu của chính em đó trong môn học kia. Từ đó mà diễn ra bi hài kịch là tất cả học sinh trong một lớp, dù trình độ cao thấp khác nhau, dù nhận thức nhanh chậm khác nhau, nhất nhất đều phải đi đều bước, cùng tốc độ! Chương trình mỗi lớp thì mọi học sinh đều phải học trong cùng thời gian như nhau là 1 năm học với 35 tuần học. Ai theo không kịp vài môn học khiến cho điểm trung bình năm không đạt chuẩn lên lớp thì buộc phải ở lại lớp, nghĩa là học lại toàn bộ chương trình các môn của lớp đó trong trọn một năm học nữa, dù chỉ cần một vài tháng là đã có thể theo kịp chương trình môn học mình bị mất căn bản. Như vậy thiết kế công tác quản lý dạy và học có lợi cho người dạy nhưng hoàn toàn bất lợi cho em học sinh phải ở lại lớp. Nó lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc của các em và phụ huynh, làm em học sinh đó chán nản do phải học lại những môn mà mình đã đủ trình độ. Làm sao em học sinh lưu ban đó cảm thấy "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" được?

Năng lực tiếp thu của mỗi học sinh về một môn học nào đó trong chương trình một lớp là "bàn chân", còn thời gian học, cách dạy học ở lớp đó là "chiếc giày". Chúng ta giả định rằng mọi trẻ em cùng tuổi thì "bàn chân" phải cùng cỡ nên chúng ta quy định các em phải mang "giày" đúng số đo đó vào tuổi đó. Không vừa thì cũng cứ phải mang, gọt chân cho vừa mà mang. Nhưng trong đời, khi đi mua giày cho con, cha mẹ không gọt chân con mình để lựa đôi giày ưng ý mà căn cứ vào kích cỡ thật của bàn chân con mình để mua.

Phương pháp Kumon

May thay là hiện nay có một phương pháp dạy học khác có thể bổ khuyết cho kiểu dạy học “gọt chân theo giày” trên. Đó là phương pháp dạy học mang tên Kumon mà triết lý là “đóng giày theo chân”. Kumon là một giáo viên dạy toán bậc trung học nhưng con trai ông lúc vào tiểu học thì kém môn toán. Bị vợ trách là chỉ lo dạy con người mà quên con mình, ông bỏ thời gian ra nghiên cứu trường hợp của con và đặt ra hệ thống bài tập riêng cho đứa bé. Mỗi ngày em học toán 30 phút theo phiếu bài tập do cha soạn. Điều kỳ diệu là sau 4 năm học theo kiểu của cha bày, trình độ đứa bé đã tiến bộ hẳn lên, em đủ sức làm các bài toán vi tích phân của lớp 11 dù mới học lớp 6 ở trường. Bí quyết của phương pháp Kumon là xác định được đúng xuất phát điểm của mỗi học sinh về môn học (chân), từ đó thiết kế một hệ thống bài tập tuần tự, vừa sức (giày) để học sinh làm mỗi ngày 30 phút bằng giấy bút và cục gôm thông thường mà không cần thiết bị gì hiện đại, làm cho đến khi nào thành thạo.

Giáo trình Kumon được thiết kế thông qua những bước nhỏ liên quan chặt với nhau. Thành thạo bước trước mới chuyển qua bước sau. Mỗi phần bài tập được hoàn tất là một bước kết nối với phần tiếp theo. Nếu luyện tập với các bài tập theo đúng phương pháp, trẻ sẽ phát triển được khả năng tự giải quyết vấn đề. Điều này nhằm tạo điều kiện để trẻ có thể tự học. Việc tự học sẽ mang lại cách hiểu thấu đáo hơn đối với mỗi vấn đề. Kumon quan niệm là thực hành khiến cho thành thạo, thành thạo khiến cho tự tin. Học sinh mà tự tin thì hứng thú, hứng thú khi học thì đạt kết quả tốt.

Phương pháp này thành công đến mức đã vượt ra xa khỏi biên giới nước Nhật. Sau 50 năm ra đời và phát triển, phương pháp Kumon đang được áp dụng tại 25.900 trung tâm Kumon ở 44 nước và khu vực trên khắp thế giới. Được cha mẹ đưa đến học tại các trung tâm Kumon không chỉ là những học sinh bị mất căn bản mà cả những học sinh chưa ham học, cả học sinh khá, giỏi, thậm chí cả trẻ trong độ tuổi mẫu giáo.

Giáo dục nên nhìn thấy mặt hạn chế không nhỏ của luận điểm "trẻ em cùng lứa tuổi thì cùng trình độ nhận thức" để nghiên cứu và sớm áp dụng phương pháp dạy của Kumon. Áp dụng được phương pháp này sẽ đem lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài. Lợi ích trước mắt là giải quyết kịp thời các trường hợp học sinh theo không kịp trình độ chung ở một vài môn học công cụ (Toán, tiếng Việt, tiếng Anh...) trước khi các em này phải ở lại lớp. Lợi ích lâu dài là học sinh biết cách học, hứng thú học tập và trở nên tự tin.

TS Hồ Thiệu Hùng