28/11/08

Bonjour Vietnam

Bonjour Vietnam

Hello Vietnam

Hello Vietnam 1

Tell me all about this name, that is difficult to say.
It was given me the day I was born.
Want to know about the stories of the empire of old.
My eyes say more of me than what you dare to say.

All I know of you is all the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.

One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

Tell me all about my colour, my hair and my little feet
that have carried me every mile of the way.

Want to see your house, your streets. Show me all I do not know.
Wooden sampans, floating markets, light of gold.

All I know of you is the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.

One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

And Buddha’s made of stone watch over me.
My dreams they lead me through the fields of rice.
In prayer, in the light…I see my kin
I touch my tree, my roots, my begin ...

One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

One day I’ll walk your soil
One day I’ll finally know my soul
One day I’ll come to you
To say hello…Vietnam
To say hello…Vietnam
To say xin chào… Vietnam

Kể gì cho ta nghe, ơi danh xưng xa lạ và khó gọi mà ta được trao từ thuở sinh thời.

Thuật lại cho ta tường hỡi vương triều cổ đại và nét huyền đôi mắt phụng ta mang. Chúng miêu tả chân thực hơn tất cả mọi ngôn từ.

Ta biết về Người chỉ qua bao hình ảnh chiến tranh. Một phim của Coppola với những chiếc trực thăng hung tợn…

Rồi sẽ có một ngày ta đến nơi xa ấy.
Một ngày đến chào linh hồn Người
Một ngày, ta sẽ tìm đến Người, nơi phương trời xa xăm
Nói gì với ta đây, ơi màu da
Để cất tiếng chào: “Việt Nam”

Nói gì với ta đây, ơi màu da, làn tóc và đôi bàn chân nhỏ bé đã theo Ta từ thuở chào đời.

Hãy kể cho ta nghe ngôi nhà, con phố của Người, hãy bảo cho ta biết điều xa lạ ấy. Các khu chợ nổi và những chiếc xuồng tam bản

Ta biết về Người chỉ qua bao hình ảnh chiến tranh. Một phim của Coppola với những chiếc trực thăng hung tợn…

Rồi sẽ có một ngày, ta tìm về chốn ấy.
Về chào cõi linh hồn ta.
Một ngày, ta sẽ đến với Người nơi phương trời xa xôi ấy
Để cất tiếng chào: “Việt Nam”

Đền thờ, Phật đá tượng trưng Cha
Thiếu phụ khom mình bên ruộng lúa là hình ảnh mẹ
Trong lời cầu nguyện, trong ánh hào quang, huynh đệ tương phùng
Cảm nhận lấy tâm hồn, nguồn cội, đất nước của ta

Rồi sẽ có một ngày, ta tìm về chốn ấy
Về chào cõi linh hồn ta
Một ngày, ta sẽ đến với Người nơi phương trời xa xôi ấy
Để cất tiếng chào: “Việt Nam”
Để cất tiếng chào: “Việt Nam”


Hello Vietnam 2

Hello Vietnam 3

Xin chào Việt Nam (có phụ đề tiếng Việt)

081128. Chat với Mabu

haithu2000: môn A là tiên quyết của môn B trong hệ chuẩn
haithu2000: môn A1 là tiên quyết của môn B trong hệ chất lượng cao
haithu2000: Cả chuẩn và CLC cùng học môn B
haithu2000: Bây giờ đăng ký cho kỳ tới
haithu2000: Đầu năm học, SV Thư chuyển từ chuẩn sang CLC. Thư đã học A
haithu2000: Nhưng giờ SV Thư ko đăng ký được môn B trong CTĐT CLC dù đó là môn chung cho cả chuẩn và CLC
haithu2000: vì SV Thư đâu có tích lũy môn A1
haithu2000: Hic hic
haithu2000: Không phải do CTĐT mà do hệ thống mã số môn học chưa tính đến điều này
thu anh: o ben nay thi chi co 1 chuong trinh thoi
haithu2000: Thì thế
thu anh: thang nao hoc gioi thi bang D, HD
thu anh: thang nao dot thi P
haithu2000: CLC = Chuẩn + A, B, C
haithu2000: Chứ ko có cái đoạn *, **, ***

23/11/08

Bác sĩ kiệm lời, người nhà bệnh nhân bấn loạn

..........
"200 - 300 bệnh nhi phải nằm giường đôi, thậm chí là giường ba. Bệnh nhân quá đông khiến các nhân viên y tế làm việc căng thẳng, cũng chẳng buồn nói chuyện với người khác.

Nhiều khi họ chỉ nghĩ đơn giản là chỉ cần làm việc tốt, giúp bệnh nhân khỏi bệnh là được rồi. Mình cần gì phải cười với ai, trả lời với ai miễn là hoàn thành tốt nhiệm vụ, không sai sót trong chuyên môn. Hơn thế nữa, nhiều người nghĩ bệnh nhân mình đông, thì cần gì cạnh tranh với ai", BS. Hạnh Lê nói.

Cả miền Nam chỉ có BV Nhi Đồng 1 và BV Nhi Đồng 2, bệnh nhân không vào đây khám thì đi đâu. Nhưng thực tế, sự cạnh tranh đã bắt đầu xuất hiện. BS. Hạnh Lê cũng thừa nhận, nhiều chuyên khoa của bệnh viện dần dần không còn đông bệnh nhân nữa. Nếu không khéo, bệnh viện sẽ mất đi những người bệnh của mình, kèm theo đó là danh tiếng của bệnh viện.

"Bây giờ, ngành y cũng phải làm kinh tế. Kinh tế y tế đó, một phần sẽ mang lại niềm vui cho người bệnh. Chính vì vậy, từ năm 2007, bệnh viện đã tổ chức nhiều lớp tâm lý tiếp xúc giữa người bệnh với thầy thuốc, giữa nhân viên y tế với nhau. Không chỉ có vậy, bệnh viện còn quyết tâm thực hiện chương trình chăm sóc khách hàng - customer service", BS. Hạnh Lê cho biết.

Đừng nghĩ rằng, customer service chỉ cần thiết cho các công ty mua bán, hay ở những siêu thị. Tất cả các bệnh viện ở nước ngoài đều có một bộ phận gọi là customer service. Chính bộ phận này mang lại niềm vui cho người bệnh và cho nhân viên y tế trong từng bệnh viện.

BV Nhi Đồng 2 với bộ phận "Chăm sóc khách hàng" bắt đầu bằng những cải tiến công việc bệnh viện, giúp bệnh nhân thoải mái hơn. Nhiều khi nhân viên y tế có thể thực hành chăm chú, niềm nở với bệnh nhân, nhưng tại sao công việc vẫn gặp trục trặc. Qua những lớp huấn luyện, nhân viên y tế đã "té ngửa vì hổng nhiều kiến thức trong chương trình chăm sóc khách hàng".

Đó là bởi vì hệ thống của mình chưa trơn tru, chưa hợp lý và khoa học. Rồi, trước đây, nhân viên y tế, người thì để tóc xõa, người thì búi tóc. Áo thì có lúc kín cổ, có khi hở cổ... Do đó, bệnh viện đã triển khai rất nhiều bước cải tiến chuyên nghiệp hơn, từ những chuyện nhỏ là chỉnh trang y phục, in danh thiếp đúng chuẩn, BV Nhi Đồng 2 chuẩn bị trang bị những loại xe điện để phục vụ bệnh nhân vì khuôn viên của bệnh viện khá rộng, để bệnh nhân nhìn thấy đây là một bệnh viện đáng được tin tưởng.

"Còn nụ cười? Chúng tôi phải làm cho mỗi nhân viên y tế hiểu rằng, nụ cười không phải vì bác sĩ trưởng khoa hay bác sĩ giám đốc bắt buộc. Nụ cười sẽ khiến cho bệnh nhân tìm đến với họ, và như vậy sẽ giúp cho họ có thêm thu nhập. Tất cả những cái đó tạo thành mối liên hệ", BS. Lê nhấn mạnh.

* Hương Cát
(http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/11/814932/)

081123. Chat voi HUY

Nghiem Xuan Huy: Hiện nay là 6h25 giờ Adelaide, I'm online
Hai Dinh Viet: hi
Hai Dinh Viet: chẳng biết mấy giờ
Nghiem Xuan Huy: À, bác gửi lại cho em cái file hôm trước
Hai Dinh Viet: Anh hỏi em thế này
Hai Dinh Viet: Việc SG nhá
Hai Dinh Viet: Nếu em là sinh viên, em mong cái phần 7.2 ấy những điều gì?
Nghiem Xuan Huy: Từ phía SV mà nói thì đơn giản hơn
Nghiem Xuan Huy: Vì nó chỉ cần có hướng dẫn cụ thể chi tiết 1 chút thôi. Cái khó là mình thiết kế như nào cho nó đơn giản, dễ hiểu
Hai Dinh Viet: hãy kể cái đơn giản ấy đi
Hai Dinh Viet: lưu ý
Hai Dinh Viet: đặt đây là SV có trình độ hơn SV hiện tại nhé
Nghiem Xuan Huy: Với phần 7.2, mình đã phân bổ thành những nội dung hết sức cụ thể rùi. Cái gây nhầm lẫn nhất chính là phần tự học
Hai Dinh Viet: Cụ thể như thế nào?
Nghiem Xuan Huy: Tức là chuyện tự học bắt buộc và tự học không bắt buộc
Nghiem Xuan Huy: Theo em, chỉ nên có 1 khái niệm tự học
Nghiem Xuan Huy: Đó là việc tự học bắt buộc - tức là SV phải tự thực hiện 1 nội dung học tập nhất định
Hai Dinh Viet: OK về cái chuyện định nghĩa tự học
Nghiem Xuan Huy: Còn việc tự học kia nên coi là 1 phần đương nhiên không cần tính đến
Hai Dinh Viet: chắc sẽ xử nó nay mai
Nghiem Xuan Huy: Với các hạng mục khác
........
Hai Dinh Viet: Bây giờ quay lại cái "cụ thể" mà em nêu trên, em nói xem nó đã như thế nào?
Nghiem Xuan Huy: Về các hạng mục kia, em thấy có thể thiết kế theo cấu trúc của 1 trình tự lên lớp
Nghiem Xuan Huy: Nghĩa là: chuẩn bị - thực hiện - sau thực hiện. Cụ thể là
Hai Dinh Viet: OK
Hai Dinh Viet: Chính là theo cách mà 1 SV cần nắm rồi
Nghiem Xuan Huy: 1. Những việc SV cần chuẩn bị trước giờ lên lớp (đọc sách, thảo luận trước, tìm thêm thông tin trên mạng ...)
Nghiem Xuan Huy: 2. Trên lớp:
- Hình thức học
- Yêu cầu về hình thức và mức độ tham gia của sinh viên
- Các điểm cần lưu ý
Nghiem Xuan Huy: - ...
Hai Dinh Viet: Anh vẫn theo dõi đây
Nghiem Xuan Huy: 3. Học xong
- Đọc tiếp gì?
- Lần sau học gì?
- Bài tập gì?
Nghiem Xuan Huy: Đại ý là phát triển theo cấu trúc như thế
Hai Dinh Viet: Có thể có ý kiến cho là SV đâu phải là HS PT mà hướng dẫn theo cách đó. Điểm khác biệt với HS ở đây là gì?
Nghiem Xuan Huy: Không hề giống HS PT
Hai Dinh Viet: ????
Nghiem Xuan Huy: Vấn đề là liều lượng nội dung và cách tiếp cận
Nghiem Xuan Huy: VÍ dụ
Hai Dinh Viet: và cả cách xác định và yêu cầu về vai trò của SV!
Nghiem Xuan Huy: Không thể yêu cầu HSPT tìm kiếm tài liệu mở rộng về 1 vấn đề nào đó. Việc thảo luận, học nhóm cũng ko phải là cách phổ biến đối với bậc học PT
Nghiem Xuan Huy: Đúng rồi
Hai Dinh Viet: Ý 1 rất thuyết phục nhưng ý 2 cần rõ hơn sự khác biệt
Nghiem Xuan Huy: Chính là chuyện yêu cầu về vai trò của SV như bác nói
Nghiem Xuan Huy: Khác biệt ở điểm: thảo luận, học nhóm ở SV thực chất là việc đào sâu hoặc mở rộng 1 nội dung kiến thức nào đó
Nghiem Xuan Huy: Ở HSPT nếu có chỉ là việc củng cố bài đã học
Hai Dinh Viet: Như vậy, là mới có 1 khác biệt đó là ĐÀO SÂU, MỞ RỘNG còn thảo luận, làm nhóm... là cách thức thực hiện
Nghiem Xuan Huy: đúng rồi
Hai Dinh Viet: Có thể thêm là trình độ tổ chức của các cách thức này gắn với nghề nghiệp
Hai Dinh Viet: tuy vậy, giá trị gia tăng của các cách thức này có không?
Hai Dinh Viet: Lưu ý vẫn chỉ có 1 khác biệt, đó là VỀ YÊU CẦU TỰ HỌC
Nghiem Xuan Huy: Ý bác là Tự học ko bắt buộc?
Hai Dinh Viet: Chỉ có 1 loại tự học mà thôi, đúng ko? Nó bắt buộc theo nghĩa oxygen nhỉ
Nghiem Xuan Huy: Tự học bắt buộc thì không có gì phải nói cả, đúng không ạ. Vì đó là nhiệm vụ học tập của Sv. Cái em nghĩ đến là làm thế nào để khuyến khích sinh viên tự giác học tập
Nghiem Xuan Huy: Chỗ này dính vào 2 điểm
Nghiem Xuan Huy: 1. Phương pháp giảng dạy của giáo viên (khả năng thu hút và khơi dậy đam mê tìm hiểu của Sv)
2. Cách kiểm tra đánh giá
Nghiem Xuan Huy: Điểm thứ 2 theo em còn quan trọng hơn điểm 1
Hai Dinh Viet:
Nghiem Xuan Huy: Nói cho cùng, cứ đánh vào kinh tế (điểm, thành tích học tập) của SV là đâu vào đấy hết
Nghiem Xuan Huy: Nó cũng là yếu tố quyết định các chuyện khác
Hai Dinh Viet: Chính là vậy
Hai Dinh Viet: Vấn đề này ai cũng biết đúng không?
Nghiem Xuan Huy: Ví dụ: chấm bài tập tự luận thì chấm cả danh mục tài liệu tham khảo. Danh mục ấy là danh mục các tài liệu được trích dẫn hoặc khảo ý trong bài luận, chứ ko phải danh mục lấy từ thư viện
Hai Dinh Viet: Song diễn đạt, gọi tên thì như thế nào?
Hai Dinh Viet: Cái đó thuộc về chính sách KT - ĐG rồi
Hai Dinh Viet: Nó sẽ định hướng cho SV biết QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG VIỆC HỌC của mình ntn
Nghiem Xuan Huy: Từ cách KTDG ấy nó sẽ buộc sinh viên phải đọc, phải mở rộng ND nếu muốn được điểm cao
Hai Dinh Viet: Vậy là có 2 ý mới
Nghiem Xuan Huy: Thật ra nói gần nói xa thì nó có mấy thuật ngữ này
Hai Dinh Viet: 1. Yêu cầu và từ yêu cầu đến vai trò
Hai Dinh Viet: 2. Đầu ra quy định quá trình
Nghiem Xuan Huy: resourc-based learning và problem-solving based learning
Nghiem Xuan Huy: Đồng ý với bác 2 điểm trên
Nghiem Xuan Huy: Nói thêm 1 chút với bác lí do vì sao em có khuyến nghị là thiết kế mục 7.2 như đã nói
Nghiem Xuan Huy: SV ta cũng như giáo viên ta - theo cách tiếp cận văn hóa P Đ - thường làm tốt hơn khi được chỉ dẫn cụ thể, theo trình tự. Cứ nắm tay chỉ mặt là ngon
Hai Dinh Viet: Tiếp nhé
Nghiem Xuan Huy: ok
Hai Dinh Viet: Vậy vấn đề học liệu trong cái 7.2 này có gì phát triển nữa ko? Xin nhắc lại là hãy coi SV ta thông minh hơn hiện nay nhé.
Hai Dinh Viet: a tè phát
Nghiem Xuan Huy: Dĩ nhiên là có, em nghĩ thế. Không nên dừng ở chỗ chỉ tên cụ thể từng tài liệu. Nên đặt ra yêu cầu sinh viên tự tìm kiếm tài liệu đọc mở rộng từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là Internet
Nghiem Xuan Huy: Làm sao kích động được sinh viên khai thác nhiều nguồn thông tin khác nhau. Việc này nếu hình thành được thói quen cho SV thì coi như đã là 1 thành công cực lớn và có tác dụng thực tiễn, lâu dài
Hai Dinh Viet: Nhưng đó vẫn là tìm
Hai Dinh Viet: Còn xử lý và sử dụng? Làm sao có thể khái quát thành tên gọi, luận điểm nhỉ? Ở bên đó nó nói sao?
Nghiem Xuan Huy: Đương nhiên là tìm, nhưng nó sẽ được phản ánh trong phần "Trên lớp". Đây chính là cái tài của GV trong việc thiết kế kịch bản buổi học. Mục 7.2 hiện nay của ta chưa làm giáo viên và sinh viên hình dung được kịch bản của 1 buổi học
Hai Dinh Viet: Có cái mô hình nào ko nhỉ?
Nghiem Xuan Huy: Mọi nội dung, yêy cầu của 1 buổi học cần có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau
Nghiem Xuan Huy: Em không rõ. Bọn Tây nó ko thiết kế mục 7.2 như em vừa nói. Hoặc là em chưa tìm thấy mô hình như thế
Hai Dinh Viet: Phân tích mô hình đó xem nó có cấu trúc ntn? Nó có khác cái gọi là giáo án ở ta ko nhỉ?
Nghiem Xuan Huy: Bác xem mấy cái SG mà bọn em gửi ấy ạ
Hai Dinh Viet: Vậy nếu trừ 7.2 đi thì cái ĐCMH ta đã làm với cái syllabus của tụi Tây nó khác nhau ntn?
Nghiem Xuan Huy: Syllabus của nó nói chung không khác gì mấy đối với ta. Điểm khác lớn nhất có lẽ chính là việc nó cho đề thi sẵn đối với các assignment --> SV chủ động việc đọc và học
Nghiem Xuan Huy: Chẳng hạn định ktra một phần kiến thức nào đó, nó cho khoảng 3 cái đề, SV chọn lấy 1, làm lúc nào cũng được
Hai Dinh Viet: Vậy nếu mô tả chức năng của syllabus và study guide ở bên đó thì nó được gọi tên ntn?
Nghiem Xuan Huy: Syllabus là phần thông tin cơ bản về khóa học và các lưu ý trong việc tổ chức lớp học, KT-ĐG (cái này còn gọi là Course Information Booklet)
Nghiem Xuan Huy: Syllabus - có thể gọi là Thông tin về khóa học
Nghiem Xuan Huy: Còn cái SG là nội dung kiến thức cơ bản và kịch bản cho từng buổi học
Nghiem Xuan Huy: SG - giản gị là hướng dẫn học tập (của 1 môn học cụ thể)
Hai Dinh Viet: Đánh giá chức năng thông tin về khóa học của ĐCMH của ta thì thừa/thiếu ntn?
Nghiem Xuan Huy: Phần nội dung thì có lẽ cần phân tích nhiều hơn, em chưa có nhận xét cụ thể.Khác biệt như em nói có lẽ ở phần thôngtin về KT-ĐG
Nghiem Xuan Huy: Các nội dung khác không quan trọng lắm, dĩ nhiên trừ phần 7.2
Hai Dinh Viet: Như vậy, nếu ĐCMH hiện nay ko có phần 7, 8 và phần 9 chỉ cần nêu trọng số cho các đầu điểm (vì ở ta cái tư tưởng so bì lớp A, lớp B cùng môn vẫn nặng và hệ thống chưa phục vụ được sự đa dạng trọng số - OK?)
Nghiem Xuan Huy: ok
Hai Dinh Viet: Còn lại phát triển phần 7 sâu hơn (nhưng có lộ trình) và chi tiết phần 9 đã có (nhưng cực kỳ dở hơi) là tiêu chí kiểm tra - đánh giá cho mỗi loại điểm thì như thế là có SG?
Nghiem Xuan Huy: Em nghĩ thế
Hai Dinh Viet: Tổng quan lại, việc SG em có suy nghĩ gì nữa?
Nghiem Xuan Huy: Chỉ có lưu ý là khi đưa ra các hoạt động dạy - học cũng như kiểm tra, đánh giá thì cần phải xem xét đến tính phù hợp với SV của ta
Nghiem Xuan Huy: Thú thực, cái ý nghĩ về việc thiết kế 7.2 theo trình tự tổ chức buổi học em cũng vừa mới lóe ra thôi, các bác thử cân nhắc xem
Hai Dinh Viet: A hỏi chú
Hai Dinh Viet: Nếu chú lên lớp thì chú có giáo án không?
Hai Dinh Viet: có thể nó ghi ra, có thể nó trong đầu
Nghiem Xuan Huy: Thực tế là em chưa soạn giáo án bao giờ, chỉ thực hiện theo đề cương môn học thôi
Hai Dinh Viet: nếu chú để trong đầu, mọi sự chuẩn bị chỉ có chú chủ động còn SV thì làm theo
Nghiem Xuan Huy: Nhưng trước mỗi buổi học đều trù liệu trước kịch bản cho buổi học
Hai Dinh Viet: nếu chú ghi ra thì với những gì hiện có liệu đã có chỗ nào dành cho SV chưa?
Hai Dinh Viet: OK
Nghiem Xuan Huy: Nói chung vẫn còn thụ động vì phần SV chưa được quan tâm lắm
Hai Dinh Viet: Nếu vậy thì câu hỏi này có thể dành để hỏi cho GV không? Nên tu chỉnh ntn?
Nghiem Xuan Huy: Còn điều này nữa em hay làm: chuyển cho sinh viên đề cương bài giảng ngay buổi học đầu tiên để SV photo tự nghiên kíu dần
Nghiem Xuan Huy: Hic, em cũng không biết nên hỏi GV hay không nữa. Vì nó hơi mang tính chất cá nhân (cho tới thời điểm này), phản ứng của GV sẽ khác nhau
Nghiem Xuan Huy: Theo em là không nên, đôi khi cần "bàn tay sắt"
Hai Dinh Viet: Câu vừa rồi hơi khó hiểu
Nghiem Xuan Huy: Nghĩa là mình nghiên cứu thật kỹ, tham khảo 1 nhóm nhỏ GV, thấy OK là ta áp luôn
Hai Dinh Viet: Thì đang làm theo cách đó đây
Hai Dinh Viet: Nhưng để thuyết phục nhóm nhỏ
Hai Dinh Viet: cũng đã ko dễ
Nghiem Xuan Huy: Với nhóm nhỏ thì em nghĩ ta nên bày tất mọi chuyện ra
Hai Dinh Viet: Đồng ý
Hai Dinh Viet: Anh sẽ suy nghĩ tiếp
Hai Dinh Viet: Cảm ơn em!

Tuyết và Nắng!




Sáng nay, vô blog để ngắm lại thành quả post ảnh hôm qua thì thấy một hình ảnh thiên nhiên thú vị qua những người bạn với sự trợ giúp của công nghệ (hic hic, như nghị quyết) làm nên.
NGUYỄN MINH ..... là em so với người còn lại (khóa 42 nè), hiện đang ở CHLB Đức.
HTMP...... là chị so với NGUYỄN MINH...(khóa 39 nè), hiện đang ở Úc.
Mong sao 2 chị em nếu chưa add nhau thì qua đây nhận ra nhau và cùng add nhá.
Chúc tất cả các bạn của tôi hạnh phúc!
Tôi lại vui với ...........đống việc cơ quan của tui đây.
Ôi năm 2008 nặng nhọc!
PS: Ảnh chụp màn hình nên chắc không đẹp đâu bà con ạ! Bấm vào kính lúp ở góc dưới bên phải của ảnh để xem ảnh to hơn nha!

22/11/08

Cường và Thư!




Đôi này mới cưới, mới toanh!
Chúc các em hạnh phúc trăm năm nha!

Anh và Thắng!


Đọc tên entry cứ ngỡ là mình với cậu Thắng nào đó nhưng không phải roài
Chẳng có gã trai nào cả mà 2 cô gái đang phấn đấu theo chân 3 cặp kia.
Cô đứng thì làm ANH, còn cô ngồi thì lại THẮNG!
Mong cho 2 cô cũng sớm lấy chồng để mỗi 20/11 gặp nhau cho ..... chật nhà tôi nhá!
Anh nào chưa vợ, liên hệ với tui, chắc cũng được đôi ba mối đó.

Trí và Tâm!


Mối tình đẹp 9 năm mới cưới! Tuyệt vời! Tên của hai em cũng đầy ý nghĩa nữa.
Mau có baby nha!

Thảo và Thảo!


Chúc mừng hai em đã có 1 thiên thần bé nhỏ, xinh đẹp và ngoan ngoãn để mẹ Thảo đỡ vất vả vì bố Thảo thường đi công tác xa!

Thảo và Tiến sắp lấy nhau đấy!


Thảo và Tiến sắp lấy nhau đấy! Ngày 05/01/2009.
Chúc các em hạnh phúc bền lâu mãi mãi!


21/11/08

Cháu và Dì!




Ngày 18/11/2008, cháu Nhật Phương gửi thư chúc mừng dì Thư ngày Nhà giáo Việt Nam. Thư cháu viết ngắn gọn, súc tích, bị thiếu 1 từ và chữ..... rất to vì ........cháu mới học lớp 1 mà. (mời xem ảnh)

Ngày 19/11/2008, dì Thư có "phúc đáp" cho cháu. Thư Dì viết rất dài, chữ thì rất nhỏ làm cháu đọc cũng tơi tả cả tóc tai (mời xem clip)
Cháu Phương đọc thư của dì Thư gửi cho cháu

20/11/08

"Đóng bảo hiểm" cho nhân cách học trò


- Khuyên trò bảo vệ những người yếu đuối, giữ gìn lòng chung thuỷ… Đó là những bài học đầu tiên thầy dành cho tôi và rất nhiều học trò Tổng hợp Văn khi bắt đầu chập chững vào làng báo.

Một buổi sáng năm 2000, tôi vào chào thầy để chuẩn bị về Nghệ An làm một cuộc điều tra theo thư tố giác của người dân. Đây là một nhiệm vụ khá hóc búa đối với một phóng viên tập sự mới 23 tuổi như tôi. Sau khi tìm cho tôi vài địa chỉ quen, thầy chợt hỏi:

- Em có bao nhiêu tiền trong túi?

- Dạ, em có 400.000 đồng, cũng đủ cho chuyến đi - tôi trả lời. Năm ấy vé tàu xe từ Hà Nội vào Vinh chỉ hết khoảng 30.000-40.000 đồng/lượt.

- Cầm thêm 500.000 đồng nữa của tôi, nếu hết tiền của em thì dùng tiền của tôi, không dùng đến thì về trả sau cũng được.

Lúc đó, thầy còn khó khăn, ngoài 2 con, thầy còn nuôi 3-4 cháu trong quê nghèo ra trọ học, nhưng tôi vẫn phải cầm cho thầy vui lòng. Chuyến đó điều tra xong xuôi. Sau khi 3 bài báo đăng tải, một lãnh đạo huyện phải chịu kỷ luật. Khi tôi đem trả, thầy mới nói vì sao phải đưa tiền cho tôi: "Có nhiều người tốt, nhưng chỉ vì trong túi hết tiền nên vin vào hoàn cảnh mà nhận "quà" của họ, rồi há miệng mắc quai, thậm chí có thể tiêu tan sự nghiệp khi vừa mới bắt đầu...”. Thầy nhắc đừng bao giờ vin vào hoàn cảnh mà tặc lưỡi, vì đối phương luôn có thể tạo ra cho nhà báo bất cứ hoàn cảnh nào họ muốn.

Thì ra thầy đã thầm lo bảo vệ cho những bước chân đầu tiên mà tôi không hề hay biết. Không chỉ tôi, mà nhiều huynh đệ khác trước khi trở thành những nhà báo giỏi như anh X.Q (báo Lao Động), anh N.D (Đài Truyền hình Việt Nam)... cũng đã từng được "cứu đói" bằng những bát cơm rau cùng vợ chồng thầy.

Nhiều học trò khác của thầy đã đảm nhiệm nhiều chức vụ thư ký, lãnh đạo các báo… Có lẽ vì vậy mà thầy nổi tiếng được rất nhiều học trò trường Nhân văn yêu quý.

Người thân thiết gọi thầy bằng bố, kẻ nghịch ngợm gọi thầy bằng "Cụ". Riêng tôi, dù không phải truyền nhân về ngành học của thầy, nhưng tôi vẫn thường gọi thầy bằng "sư phụ" một cách vừa trân trọng vừa gần gũi, pha chút tinh nghịch. Thầy vui vẻ nhận tất cả!

Bài học của thầy về "bảo hiểm nhân cách" như một liều tiêm chủng giúp tôi "miễn dịch" được với các trò mua chuộc. Về sau này, khi tôi làm những điều tra ở Nam Định, có kẻ đã định mua tôi với giá 30 triệu đồng, với điều kiện "đánh" giúp họ một bài. Dù vẫn cảnh phóng viên thuê nhà nhưng tôi lắc đầu bỏ về, lòng hoàn toàn thanh thản.

Một lần khác, tôi đứng giữa ngã ba đường, phân vân không biết nên chọn việc ở lại làm báo hay sang làm một doanh nghiệp. Đã có lúc tôi nghiêng về phía doanh nghiệp, nhưng khi vào hỏi ý kiến thầy, tôi nhận được lời khuyên chân thành của một người cha: Với khả năng và tính cách của em, nên tiếp tục làm báo, vì đó là cách đóng góp trực tiếp tiếng nói của mình cho xã hội, hãy đứng về phía những người yếu đuối thấp cổ bé miệng... Em có thể chọn bất cứ cơ quan nào, nhưng ở đâu thì cũng cần giữ lòng chung thuỷ!

Rồi thầy kể chuyện trên lớp Văn của thầy, có một em sinh viên hỏi: "Thầy ơi, thế nào là hạnh phúc?" Một câu hỏi mà theo thầy, phải nghĩ rất nghiêm chỉnh trước khi trả lời. Vì mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, thầy phải chọn góc độ những sinh viên vất vả nhất trong lớp để trả lời: "Hạnh phúc là được hưởng thành quả lao động của mình sau mỗi ngày lao động". Câu chuyện nhỏ ấy đã theo tôi mãi đến nay và có lẽ cả rất lâu về sau nữa…

Cùng với thời gian, chúng tôi nhận ra nhiều điều, rằng nghiệp vụ có thể học được, tự rèn giũa được, thầy trong trường dạy không đủ, cuộc sống sẽ dạy thêm. Cái khó dạy hơn, khó tiếp thu hơn là những bài học về nhân cách, nhưng chẳng có giáo trình nào thấm thía với chúng tôi hơn chính cuộc sống và ứng xử của Thầy.

Cứ đến ngày 20/11 hoặc 21/6, anh em phóng viên "gốc" Tổng hợp Văn lại hẹn nhau ghé thăm cái cổng gốc cây bàng nhà thầy để mời thầy một vài chén rượu, đúng hơn là vào uống rượu của thầy. Thầy trò cùng đàm luận từ chính sự trong nước đến chuyện thế giới rồi quay về thư pháp, khảo cổ dân gian. Say chuyện, thầy trò có thể thức đến 2-3 giờ sáng, rồi lăn ra ngủ…

Năm nay, tôi có một chút thành tựu, giải A - báo chí Quốc gia, vừa kịp khoe thì thầy đã phải nhập viện vì tai nạn giao thông, Nằm trên giường bệnh, thầy vẫn gọi cho tôi: "Sơn ơi, năm nay miền Bắc trúng mùa lúa lớn, thử hỏi nhà khoa học giải thích xem…".

Còn nhiều chuyện nữa về "sư phụ" của tôi - một giảng viên Văn học dân gian - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Anh em chúng tôi thường thân mật gọi thầy là “Cụ Vỹ”.

*
Nguyễn Hoàng Sơn (Giải A Báo chí quốc gia năm 2007)

http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/11/814471/
08:20' 20/11/2008 (GMT+7)

17/11/08

081117. Chat với chít!

Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:01:56 PM): đọc cái phần phản biết, liên hệ thực tiễn
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:02:07 PM): sinh viên mình đã biết phản biện chưa
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:02:15 PM): đã biết đặt vấn đề chưa?
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:02:40 PM): đặt vấn đề thế nào là đúng trọng tâm?
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:02:53 PM): phản biện thế nào cho hiệu quả, hợp lý?
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:03:01 PM): đã có ai dậy sinh viên chưa
Hai Dinh Viet (11/17/2008 8:03:06 PM): Rất hay!
Hai Dinh Viet (11/17/2008 8:03:11 PM): Quả không nhầm!
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:03:18 PM): hay là sinh viên luôn tự mình học thôi
Hai Dinh Viet (11/17/2008 8:03:27 PM): Không có trường đại học nào có thể dạy hết mọi thứ
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:03:36 PM): đúng vậy
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:03:53 PM): làm thế nào để hướng sinh viên tìm được đúng đường đi của mình
Hai Dinh Viet (11/17/2008 8:04:02 PM): Nhưng nó phải là nơi khơi dậy, nâng đỡ tinh thần phản biện

12 Nguyên tắc thành công của Steve Jobs

Bài học từ Steve Jobs - một trong những ông chủ thành công nhất nước Mỹ. Câu chuyện về sự thành công của ông có thể coi như một huyền thoại. Để đạt được những thành công lớn lao ấy một phần không nhỏ do bản thân ông đã tạo cho mình những nguyên tắc và áp dụng chúng một cách linh hoạt. Dưới đây là 12 nguyên tắc đối với những ai nung nấu trong mình ý tưởng đi theo con đường trở thành doanh nhân sẽ không thể bỏ qua:

Steve Jobs, người sáng lập máy tính Apple

1. Hãy làm điều bạn yêu thích


Đâu là niềm đam mê đích thực của bạn? Hãy thực hiện điều bạn yêu thích để tạo nên sự khác biệt. Động lực duy nhất để làm được những việc lớn đó là bạn cần có tình yêu với công việc mình sẽ làm.

2. Khác biệt

Hãy suy nghĩ một cách độc lập và riêng biệt. Steve Jobs cho rằng: “Tốt nhất là trở thành một tên cướp biển còn hơn là gia nhập lực lượng hải quân”.

3. Làm việc hết mình

Với bất kỳ một công việc nào, bạn cũng nên làm hết khả năng của mình. Đừng lười biếng hay ngủ quên! Hãy để thành công ngày càng nhân lên nhiều hơn. Bạn mong mỏi và luôn ao ước đạt được thành công đó ư? Tại sao lại không thuê những nhân viên xuất sắc có niềm đam mê tột độ với công việc bạn dự định sẽ tiến hành?

4. Phân tích mô hình SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ).

SWOT là khung lý thuyết, là cơ sở qua đó chủ doanh nghiệp có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của công ty mình, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp.

Bạn hãy gia nhập thế giới kinh doanh và đưa công ty đi vào hoạt động sớm nhất có thể, hãy liệt kê những thế mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như công ty bạn vào một mẩu giấy. Đừng lưỡng lự khi phải vứt bỏ những “quả táo thối” ra khỏi công ty.

5. Hãy là một ông chủ


Tìm kiếm những cơ hội lớn lao tiếp theo. Hãy tìm kiếm và ưu tiên những ý tưởng cần được thực hiện một cách nhanh chóng và dứt khoát, vượt qua thử thách và tạo nên bước nhảy vọt. Đôi khi bước nhảy đầu tiên chính là hành động khó khăn nhất. Hãy vượt qua nó bằng lòng dũng cảm và nhiệt huyết cũng như khả năng trực giác của bạn.

6. Khởi đầu nhỏ, suy nghĩ lớn

Đừng quá lo lắng về nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản và sau đó tiến đến những việc làm ngày càng phức tạp hơn. Hãy nghĩ về tương lai, chứ không chỉ là ngày mai. Steve Jobs tiết lộ giấc mơ của ông: “Tôi muốn tạo nên một tiếng vang lớn vào vũ trụ này.”

7. Cố gắng trở thành người đi đầu trong thị trường


Hãy sở hữu và làm chủ công nghệ đầu tiên trong mọi việc bạn làm. Nếu một công nghệ tốt hơn xuất hiện trên thị trường, hãy sử dụng nó ngay cả khi có thể người khác sẽ không dùng đến chúng. Bạn hãy là người đi đầu và biến nó thành một tiêu chuẩn trong kinh doanh.

8. Tập trung vào sản phẩm

Người khác đánh giá bạn qua hành động, quá trình làm việc của bạn, cho nên hãy tập trung vào sản phẩm làm ra. Hãy là một hình mẫu chuẩn đi đầu trong chất lượng sản phẩm. Có thể một số người không có thói quen với môi trường luôn đề cao chất lượng tốt. Vậy tại sao bạn không quảng bá tiêu chuẩn đó. Nếu họ không biết đến những sản phẩm của bạn, họ sẽ không mua chúng. Hãy chú ý đến những mẫu sản phẩm. “Chúng ta đã cho ra đời những nút bấm trên màn hình trông hấp dẫn đến nỗi bạn sẽ muốn chạm vào, thưởng thức chúng. Mẫu sản phẩm được thiết kế không chỉ là hình ảnh nó trông giống cái gì mà còn nó sẽ mang lại ấn tượng như thế nào.”

9. Tham khảo thông tin phản hồi

Hãy tham khảo ý kiến phản hồi từ những người xung quanh có kiến thức nền khác nhau. Mỗi người sẽ cung cấp cho bạn một thông tin hữu dụng. Nếu bạn là người đứng đầu trong doanh nghiệp, đôi khi bạn sẽ không nhận được ý kiến phản hồi trung thực, thẳng thắn từ nhân viên, bởi vì họ sợ bạn. Trong tình huống này, bạn cần phải giấu thân phận bản thân, hoặc thu thập thông tin phản hồi từ những nguồn khác. Hãy tập trung và những đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn – và trước tiên hãy lắng nghe ý kiến từ khách hàng.

10. Đổi mới

Đổi mới chính là điểm phân biệt rõ nét giữa một người lãnh đạo và nhân viên. Hãy chọn lấy người tiêu biểu cũng như những người điều hành hàng đầu khác để chia sẻ 50% khối lượng công việc thường ngày của bạn và hãy dành 50% thời gian còn lại của bạn cho nhân viên mới. Đừng nói “không” với cả 1000 công việc, để chắc chắn rằng bạn không đi theo con đường sai lệch. Hãy tập trung thực sự vào những đổi mới, sáng tạo quan trọng. Hãy tuyển những người thực sự muốn làm thay đổi thế giới bằng những điều tốt đẹp nhất. Bạn cần xây dựng văn hoá theo hướng sản phẩm, ngay cả đối với doanh nghiệp công nghệ. Không ít các công ty có rất nhiều những kỹ sư tài năng và nhân viên tài giỏi nhưng cuối cùng điều họ cần vẫn là sức hút để lôi kéo tất cả những con người này lại cùng nhau làm việc, xây dựng công ty.

11. Học từ những thất bại

Đôi khi khi bạn tiến hành đổi mới, bạn mắc không ít sai lầm. Tốt nhất hãy thừa nhận chúng sớm nhất có thể và hãy làm quen với việc cải tiến những đổi mới khác của bạn.

12. Không ngừng học hỏi

Trong cuộc sống, luôn vẫn còn ít nhất một điều gì đó cần phải học. Những ý tưởng kết hợp với đồng nghiệp hay người ngoài công ty. Hãy học hỏi ngay cả từ khách hàng, đối thủ hay cộng sự của bạn. Nếu bạn hợp tác với một ai đó mà bạn không thích, hãy học cách yêu mến - tán dương họ. Hãy học cách phê phán kẻ thù của bạn một cách cởi mở nhưng phải trung thực.

Ai là ai?

Ông ..... bác bỏ tin đồn liên quan đến việc đương kim Tổng thống D. Medvedev sửa hiến pháp là để chuẩn bị cho ông quay lại ghế ông chủ điện Kremly vào năm 2009: “Về việc ai và khi nào có thể ra tranh cử nhiệm kỳ tới thì nói bây giờ e là hơi sớm. Các đề xuất của Tổng thống D. Medvedev liên quan đến sửa đổi Hiến pháp hoàn toàn không phải là những tính toán cá nhân” (13.11.2008)

Trên thế giới, có lẽ ít ông chủ nội các nào “dám” trả lời chất vấn của các thành viên chính phủ một cách “thông tục” thế này: “Con chó chứ không phải là con lợn. Nó không ngu đến mức nhảy vào vũng nước và nằm lỳ trong đó” (20.10.2008, trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng Sergey Ivanov rằng nếu con chó có đeo hệ thống định vị GLONAS của Nga chạy vào vũng nước và nằm ở đó thì pin sẽ bị chập và hệ thống không thể hoạt động).

Nói về cuốn tiểu thuyết “Tội ác và trừng phạt” của nhà văn Dostoevski: “Đấy là cuốn sách dạy chúng ta phải làm việc một cách chuyên nghiệp để bất cứ tội ác nào cũng phải được trừng trị. Phải làm việc hết mình, phải yêu mến những người mà chúng ta phục vụ họ” (08.10.2008)

Về hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ: “Con bệnh” Mỹ đã lây sang cả hệ thống tài chính châu Âu” (30.09.2008)

Về mối quan hệ với Mỹ: “Tôi sẽ chờ đợi sự cải thiện mối quan hệ này. Người Mỹ tự làm hỏng thì cứ để họ tự đi mà cải thiện” (16.09.2008)

Bình luận về những lời chỉ trích liên quan đến việc Nga sử dụng vũ lực chống lại Gruzia trong cuộc khủng hoảng tại Nam Ossetia, ông ...... mỉa mai: “Các ngài muốn chúng tôi phải khua dao nhíp hoặc dùng súng bắn nước để chống lại? Hay là chúng tôi phải ngồi chờ đợi? Không, họ xứng đáng bị đập vào mặt như thế” (12.09.2008).

Về hoạt động của tập đoàn xuất khẩu nguyên liệu “Mechel”: “Chúng ta có một công ty rất đặc biệt là “Mechel”. Hôm nay tôi mời giám đốc lên làm việc thì ông ấy bỗng cáo bệnh. Trong suốt quý 1 năm nay, Mechel xuất nguyên liệu ra nước ngoài với giá thấp hơn 2 lần giá trong nước. Tất nhiên, bệnh là bệnh. Nhưng tôi nghĩ rằng cần phải tự chữa càng sớm càng tốt. Nếu không, đành phải cử bác sỹ đến và tẩy sạch mọi vấn đề này” (25.07.2008)

Với ông, vắng mặt tại cuộc họp không phải là cách để tránh những lời chỉ trích: “Hôm nay lãnh đạo cơ quan chống độc quyền liên bang không có mặt. Nhưng tôi hi vọng là ông ấy nghe thấy những gì tôi nói” (14.07.2008)

Nhận xét về tác phong làm việc của các thành viên chính phủ: “Không khi nào phải sợ các quyết định phức tạp nếu như các ngài tin vào sự đúng đắn của mình. Còn sử dụng giải pháp chui đầu vào đống rơm cũng chẳng mang lại lợi ích gì vì cái chân vẫn thò ra” (29.06.2008)

Còn đây là lời ông “doạ” các nhà doanh nghiệp: “Về hành vi vô trách nhiệm của giới doanh nhân, tôi có thể nói thẳng một cách hơi thô thiển rằng tôi sẽ móc hết mọi thứ trong dạ dày của họ ra và chia đều cho người nghèo. Xin hãy truyền đạt lại với các cá nhân có liên quan như vậy” (19.06.2008)

Lập luận sâu sắc phản biện các nhà lãnh đạo NATO về lý do tồn tại của khối quân sự này: “Liên Xô đã sụp đổ, mối đe doạ không còn, vậy mà NATO vẫn tồn tại. Từ đây, nảy sinh một câu hỏi: các ngài liên minh lại để chống ai?” (31.05.2008)

Cách ông “dẹp” trật tự báo giới cũng khá thú vị: “Nếu các vị còn tiếp tục làm ầm ĩ thì lần sau sẽ không được mời nữa đâu” (14.4.2008)

V. Putin

16/11/08

LO XA

Ôi, những bà mẹ thật tuyệt vời!!!

(Tặng con trai yêu của mẹ)

Con ngủ xong, chăn chiếu vứt lung tung
Sách vở ngổn ngang trên bàn, dưới đất
Vào phòng con giống như "mê hồn trận"
Không tìm nổi chỗ đặt chân...

Mẹ dọn cho con chưa được nổi một tuần
Tất lại ở trên bàn, khăn quàng trong gầm tủ
"Ngu ráng chịu" thôi mẹ ghi ngoài cửa

http://guihuongchogio.vnweblogs.com/blog/4523/page/2

LÀM QUAN KHÓ LẮM

copy từ http://guihuongchogio.vnweblogs.com/

Hôm nay vừa nhận được tin nhắn của chị gái, hỏi có nên nhận chức Phó Phòng Hành chính không. Chẳng biết khuyên chị gái thế nào, đành phải trả lời bằng hai bài thơ ngắn:

LÀM QUAN KHÓ LẮM

(Xin lỗi tác giả bài thơ 'Làm anh khó lắm')

Làm quan khó lắm
Phải đâu chuyện đùa
Có quà biếu xén
Phải từ chối cơ

Bổng lộc chia chác
Cho quân phần hơn
Phong bì chúc tết
Vào công quỹ luôn

Làm quan thật khó
Nhưng mà thật vui
Thương dân yêu nước
Thì làm được thôi.

HÀNH CHÍNH

Làm Hành Chính tức là Hành là Chính
Hoặc ta hành người hoặc người khác hành ta
Thì cứ thử một lần "quyền bính"
Ai hành ai, ai chính ai tà.

14/11/08

ĐH trong top 200 thế giới: Nhiệm vụ bất khả thi

http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/11/813501/
08:28' 14/11/2008 (GMT+7)

- "Thời gian biểu hiện thực hơn cho mục tiêu có trường ĐH top 200 của Việt Nam có lẽ sẽ là 2060 hoặc muộn hơn" - GS.TS Simon Marginson (Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục ĐH ĐH Melbourne, Australia) cho biết khi trao đổi với VietNamNet bên lề hội thảo "Xếp hạng các trường ĐH: xu thế toàn cầu và các quan điểm" tổ chức ngày 13/11.

GS Simon Marginson

Việt Nam đã đặt ra mục tiêu đến 2020 có 1 trường ĐH lọt vào top 200 trường ĐH nổi tiếng thế giới. Ông nhìn nhận mục tiêu này như thế nào?

- Tôi tôn trọng quyết định của chính phủ đặt ra tiêu chuẩn thành tích cao hơn cho các trường ĐH nhưng tôi không rõ danh sách xếp hạng 200 trường hàng đầu nào được nói ở đây?

Xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới năm 2007, hội đồng đánh giá và kiểm định giáo dục đại học Đài Loan không xướng danh trường đại học nào của Việt Nam. Bảng xếp hạng phổ biến khác của Tạp chí Times Higher Education Supplement (THES) cũng chưa có tên của ĐH Việt Nam. Nhưng một số trường ĐH VN cũng đã "góp mặt" trong bảng xếp hạng Webometrics, dù khá khiêm tốn với vị trí của trường cao nhất là 1920...Theo ông, VN nên lọt vào danh sách nào?

-Xếp hạng của Webometrics có lợi cho các trường ĐH và quốc gia có hệ thống web mạnh.

Còn để được nằm trong top 200 theo bảng xếp hạng của THES thì cần có bộ tiêu chí khác. Bảng xếp hạng này có phần thiên vị cho các trường ĐH nghiên cứu lâu năm, đặc biệt là các trường tên tuổi quen thuộc như Oxford và Harvard hoặc thiên vị các trường làm maketing mạnh. Ít người nghĩ trường ĐH Chualalongkorn của Thái Lan thực sự nằm trong bảng 200 này. Tôi ngờ rằng Thái Lan đạt được mức xếp hạng này vì nước này được biết đến là 1 nước du lịch và BangKok là sân bay quan trọng và đó là cái thúc đẩy nhân tố công nhận. Có lẽ, nếu thực thi một chương trình du lịch học thuật, bao cấp cho các hiệu trường ĐH nước ngoài trong khách sạn 5 sao thì VN cũng có ĐH lọt vào bảng xếp hạng.

GS.TS Simon Margion tập trung nghiên cứu chính sách của chính phủ và nền kinh tế tri thức, giáo dục ĐH và toàn cầu hóa. Luận án tiến sĩ "các thị trường trong giáo dục ĐH" năm 1996 được ĐH Melbourne và Hiệp hội Nghiên cứu giáo dục Australia đánh giá là luận án tiến sĩ tốt nhất trong năm. Ông đã viết 6 cuốn sách về giáo dục, trong đó cuốn "Doanh nghiệp ĐH" viết cùng Mark Considine giành giải thưởng xuất bản của Hiệp hội nghiên cứu giáo dục Hoa Kỳ 2001.

Nếu xem mục tiêu " đến năm 2020 có 1 trường ĐH trong top 200" hướng tới nhu cầu thực của quốc gia với năng lực toàn cầu và phải có khả năng đạt được trong tương lai thì cần áp dụng bảng xếp hạng của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải. Hệ thống xếp hạng này danh tiếng nhất vì các dữ liệu khách quan và sử dụng miễn phí. Các trường ĐH không thể gây ảnh hưởng bằng cách tính dữ liệu của riêng mình.

Và khả năng đạt được mục tiêu top 200 của bảng xếp hạng Giao thông ra sao?

- Để nổi bật trong bảng xếp hạng của trường ĐG Giao thông (TQ), cần có giải Nobel. Đa số trường trong top 200 đều có ít nhất một người đoạt giải Nobel. Các nước đang phát triển khó mà có những người đạt giải thưởng về khoa học và kinh tế. Còn giải thưởng Nobel về văn học và hoà bình thì không được tính.

Một tiêu chí khác của Giao thông là sự hiện diện của các nhà nghiên cứu HiCi - tức là được trích dẫn nhiều. Các trường ĐH của Mỹ có gần 4.000 nhà nghiên cứu HiCi. Ở châu Á thì Nhật Bản và Israel có một số lượng lớn nhà nghiên cứu HiCi. Để thu hút và giữ được các nhà nghiên cứu HiCi trong những năm sắp tới, VN có lẽ phải đưa ra mức lương gần với mức lương thế giới, sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, cả về nhân sự và thiết bị, cạnh tranh được trên phạm vi quốc tế.

Các tiêu chí khác liên quan tới công bố các bài báo khoa học trong tạp chí hàng đầu là Nature và Science và toàn bộ thành tích trong việc được trích dẫn. Chỉ với hơn 200 bài báo một năm, Việt Nam chưa sẵn sàng cạnh tranh được một cách nghiêm túc trên cơ sở công bố công trình và khối lượng được trích dẫn.

Từ năm 2000 - 2005, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc tăng 18,5% mỗi năm. Từ năm 1996 đến 2005, đầu tư cho lĩnh vực này tăng từ 0,57% lên 1,35% trong tổng số GDP. Năm 2006, Trung Quốc chi cho nghiên cứu và phát triển đứng thứ 2 thế giới. Trong 10 năm kể từ 1995, số báo cáo khoa học thường niên của nước này tăng lên từ 9.061 tới 41.596. Nhưng hiện tại, Trung Quốc chưa có trường nào trong top 200 dù đã "góp"18 trường top 500 như Bắc Kinh, Thanh Hoa, Nam Kinh...

Nếu đầu tư như Trung Quốc, thì sẽ mất khoảng 5-10 năm trước khi số công trình được công bố tăng mạnh và mất thêm một thập kỷ nữa để cho mọi người biết được việc trích dẫn.

Vậy theo phán đoán của ông, bao giờ Việt Nam cái đích "top 200" ?

- Theo tôi, có lẽ đến năm 2060 hoặc muộn hơn. Giả sử thực hiện ngay lập tức theo mức đầu tư của Trung Quốc và Hàn Quốc thì cũng không thể đạt kết quả xếp hạng trong top 200 của ĐH Giao thông vào năm 2020. Một mục tiêu thiết thực hơn, tuy rằng khó, là lọt vào top 500 của ĐH Giao thông vào năm 2025 hoặc 2030. Trong bảng xếp hạng của ĐH Giao thông hiện tại, có một số nước như Mexico, Brazil, Ấn Độ. Ấn Độ có GDP tính theo đầu người ở mức của VN. Nước này đã tập trung nguồn lực cho một số nhỏ các trường ĐH chất lượng cao.

Một cách cụ thể, những việc cần phải làm để đạt được đích này?

- Xây dựng một trường ĐH nghiên cứu hoặc nhóm nhỏ trường ĐH có lẽ là cái mà Việt Nam có thể làm để đảm bảo bước vào cuộc chơi kinh tế tri thức sớm hơn. Cần có chính sách đưa những người học lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ và châu Âu về Việt Nam. Trả lương cho những giảng viên ưu tú với mức lương gần như của Mỹ để giữ chân họ và đối xử với giảng viên nước ngoài theo cái cách của ĐH quốc gia Singapore. Tuy nhiên, ngay cả Singapore cũng gặp khó khăn khi giữ người nước ngoài đủ lâu để có một tác động lâu dài đến năng lực nghiên cứu. Thứ hai, đổi mới từ gốc đến ngọn văn hoá quản lý chất lượng, đặc biệt là sự tự do học thuật. Người ta sẽ không thể sáng tạo được nếu chính sách rập khuôn.

- Cảm ơn ông!

Biết tiếp thu phản biện: Phẩm chất, bản lĩnh lãnh đạo

http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5273/index.aspx
10/11/2008 08:01 (GMT + 7)
Biết lắng nghe, tập hợp mọi ý kiến xây dựng dù "thuận tai" hay "nghịch tai", biết phân biệt đúng sai, lọc được cái "nhân hợp lý" trong mỗi cá nhân, mỗi ý kiến, biết phản biện lại sự phản biện không xác đáng một cách đúng mức, và biết biến nó thành quyết sách sáng suốt và hành động cụ thể không chỉ là một phẩm chất mà còn là bản lĩnh không thể thiếu của một nhà quản lý.


Báo chí là một kênh phản biện quan trọng. Ảnh: Nghebao.vn


Từ chuyện trời Tây

Tháng 10/2008, Trường Quản trị kinh doanh Harvard (HBS) họp Ban cố vấn, với sự tham gia của khoảng 50 nhà lãnh đạo xuất sắc trong các lĩnh vực khác nhau như doanh nghiệp, chính phủ, các nhà họat động xã hội ở khắp nơi trên thế giới: Bộ trưởng Bộ lao động Mỹ Elaine Chao, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo, Chủ tịch tập đoàn Boston Consulting Group, Tổng giám đốc Đài truyền hình NHK Nhật bản Hatsuhisa Takashima…

Từ vị trí của người hằng ngày đứng lớp giảng dạy, lúc này, trên giảng đường quen thuộc, các vị hiệu trưởng và hiệu phó, các giáo sư trụ cột của trường ngồi đông đủ nhưng trên tư cách của người học hỏi và lắng nghe.

"HBS có ngày hôm nay là biết tập trung trí tuệ của toàn thế giới" - Giáo sư Jay O. Light, Hiệu trưởng HBS nói

Sau khi nghe ban lãnh đạo trường trình bày chiến lược phát triển, tầm nhìn, chiến lược toàn cầu… trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhiều vị cố vấn đã phản biện thẳng thắn. Có ý kiến ủng hộ, ca ngợi và cũng có ý kiến phê bình, hiến kế. Một không khí dân chủ và cởi mở thực sự.

Gây ấn tượng mạnh là thái độ thực sự cầu thị lắng nghe của các nhà lãnh đạo, các học giả lớn của nhà trường. Trong những cố vấn có người là cựu học viên của trường, vài năm trước còn là sinh viên cũng ngồi ở giảng đường đó nghe họ giảng bài… nhưng sự trọng thị thể hiện rất rõ trong những người vốn trước trước đây là thày dạy (là những học giả danh tiếng trên thế giới) với người học trò cũ của mình.

Từng là cố vấn cho các tập đoàn lớn, các lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới nhưng các học giả HBS đã trân trọng cầu thị những người cố vấn, dù trước đó chưa lâu, các cố vấn còn là người cắp sách đến giảng đường để học hỏi kiến thức.

Sản phẩm cuối cùng của những thảo luận, tranh luận và lắng nghe ấy là một bản đề cương sâu sắc, một chương trình hành động cụ thể với sự tập hợp bổ sung nhiều ý kiến mới mẻ của Ban cố vấn, nhằm phát triển ngôi trường 100 năm tuổi danh tiếng này lên một tầm cao mới.

Giáo sư Jay O. Light, Hiệu trưởng nhà trường chân tình nói: "HBS có ngày hôm nay là biết tập trung trí tuệ của toàn thế giới, trong đó tiêu biểu là các vị cố vấn".

Để lãnh đạo tốt một ngôi trường vĩ đại vốn được xem là nơi tập trung trí tuệ hàng đầu thế giới, công tác phản biện cần thiết và được trân trọng như vậy.

Để lãnh đạo tốt một ngành lớn, một đất nước, điều này càng quan trọng và càng đáng được đặc biệt trân trọng.

Phản biện xã hội còn là thước đo của tinh thần trách nhiệm cộng đồng, lòng yêu nước thương nòi của một dân tộc. Đó cũng là thước đo trình độ văn minh của một đất nước, của một thể chế.

Tới chuyện trời ta

Từ chuyện trời Tây, xin trở lại với Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển đất nước, càng ngày trong đời sống chính trị xã hội nước ta, những tiếng nói tham gia đóng góp vào những việc đại sự của đất nước càng đông đảo, nhiệt huyết.

Ngay trong thời gian gần đây, đứng trước những biến động trong và ngoài nước, băn khoăn day dứt với những nguy cơ đe doạ đời sống, số phận của cộng đồng, bước phát triển của đất nước, tiếng nói ấy càng dồn dập, càng tập trung.

Bên cạnh có những ý kiến góp ý được lắng nghe, tiếp thu, còn bao nhiêu câu chuyện để chúng ta trăn trở.

Quốc hội chính là nơi để lắng nghe các ý kiến tranh luận, phản biện. Ảnh: Lê Anh Dũng

Câu chuyện môi trường: Tập đoàn kinh tế Vedan "bức tử" dòng sông Thị Vải, làm tổn hại sức khoẻ và cuộc sống của bao nhiêu người dân sống hai bờ sông, ngang nhiên "qua mặt" các cấp công quyền từ Sở đến Bộ cả chục năm qua, bất chấp những lời cảnh báo từ ngày đầu. Giờ đây, khi hậu quả vụ Vedan-Thị Vải đã bị phơi bày, và nhiều “Thị Vải” khác trên đất nước được lôi ra ánh sáng, sự bức xúc không còn kìm nén được nữa đã dội lên như đợt sóng trào.

Những bài viết trên đủ loại báo đài. Và bao nhiêu ý kiến phê phán, chất vấn, góp ý xuất hiện trên các diễn đàn nhỏ lớn, từ quán nước bé nhỏ ven đường đến hội trường trang nghiêm của Quốc hội. Đó chính là một làn sóng phản biện xã hội thực sự.

Liệu làn sóng đó có được mọi phía liên quan tiếp nhận, xử lý, phản hồi và giải quyết một cách minh bách, rốt ráo? Hay cũng chỉ là cuộc “vờn bóng” quẩn quanh, đá qua đá lại, từ cấp này sang cấp khác? Cho tới thời điểm này, vẫn chưa thấy ai tự nhận là mình có lỗi, không ai tự thấy mình phải là người có “văn hoá xin lỗi”, “văn hoá từ chức”.

Câu chuyện trường học: Trong khi ô nhiễm môi trường đang gây bức xúc thì con trẻ đến trường lại bị các “bảo mẫu” hành hạ thương tâm; học sinh phổ cấp thông vẫn “bơi” trong biển lớn chương trình, sách giáo khoa. Ở các trường đại học, và cả ở các trung tâm nghiên cứu, vẫn còn tình trạng “học nhiều, hành ít”, giảng dạy tách rời nghiên cứu khoa học. Danh hiệu Tiến sĩ, Giáo sư vẫn nặng hư danh vì bổng lộc mà nhẹ thực chất..v.v…

Không ít thư từ, phản ánh của các bậc làm cha làm mẹ, bao nhiêu cuộc hội thảo, rồi những diễn đàn trên các trang báo mạng, báo giấy, báo nói, báo hình… nhưng sự chuyển biến chưa thấy bao nhiêu trong thực tế. Nhiều người tâm huyết vẫn lo: công lao phản biện của xã hội lâu nay liệu có rơi vào cảnh ngộ “đá ném ao bèo”?

Câu chuyện phát triển kinh tế: Các dự án khai thác tài nguyên bauxit trên Tây nguyên vừa qua trở thành điểm nóng, tập trung sự quan tâm không chỉ của các cơ quan hữu quan mà cả nhiều tổ chức, đoàn thể. Không chỉ quan tâm về mặt hiệu quả kinh tế, ý nghĩa xã hội (xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc Tây Nguyên), mà dư luận còn quan ngại những hậu hoạ đối với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người cũng như nền văn hóa Tây Nguyên.

Các diễn đàn hội thảo, các cuộc trao đổi, phát biểu ý kiến công khai trên các phương tiện truyền thông mở ra hàng loạt. Đợt phản biện xã hội này ngắn, nhưng thật nhạy bén và khá mạnh mẽ, dù đó chỉ là một sự kiện kinh tế xã hội nhất thời.

Và giờ đây là lúc các cấp chủ quản xử lý thông tin, nghe ngóng từ nhiều phía. Mọi người đang bình tĩnh chờ đón một quyết sách quang minh ích nước lợi dân, không chỉ cho bây giờ mà cả cho mai sau.

Trước các luồng phản biện xã hội thay vì lo, chúng ta thấy đáng mừng, và đáng tự hào. Các luồng phản biện xã hội đó, dù thuận chiều hay ngược chiều, đều là nguồn trí tuệ quý giá và quan trọng mà bất cứ một cơ quan công quyền “do dân vì dân” nào, một cán bộ nào là “nô bộc” của dân cũng nên và phải trân trọng lắng nghe. Đó là một phẩm chất đáng quý của nhà quản lý.

Dĩ nhiên, không phải ý kiến phê bình, đóng góp nào cũng là “khuôn vàng thước ngọc”, cũng là chính xác và chân lý. Bên cạnh bao nhiêu ý kiến đúng và xây dựng cũng có thể có những ý kiến chưa chuẩn, phản ánh một góc nhìn hẹp, đôi khi do một lối tư duy áp đặt kiểu “trưởng lão”, xem cái bóng mình quá lớn và lĩnh vực nào cũng tinh thông…

Nhưng, một nhà quản lý giỏi sẽ có khả năng phân tích, tách bạch những ý kiến đúng, tốt giữa một rừng người tham gia, chắt lọc được cái “nhân hợp lý” trong mỗi con người, mỗi ý kiến.

Biết lắng nghe, biết tập hợp và phân biệt đúng sai, biết phản biện lại sự phản biện không xác đáng một cách đúng mức, biết tập hợp mọi ý kiến đúng đắn, xây dựng, có ích, dù nghe “thuận tai” hai “nghịch tai”, một cách chân thành và, đặc biệt, biết biến nó thành quyết sách sáng suốt và hành động cụ thể trong cuộc sống. Đó không chỉ là một phẩm chất mà còn là bản lĩnh không thể thiếu của một nhà quản lý.

Hơn thế nữa, đó còn là tài năng rất cần thiết, nghệ thuật điều hành chân chính của mọi cấp quản lý, cấp lãnh đạo mà cộng đồng, nhân dân và đất nước mong đợi.

  • Anh Minh

Biết tiếp thu phản biện: Phẩm chất, bản lĩnh lãnh đạo

http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5273/index.aspx
10/11/2008 08:01 (GMT + 7)
Biết lắng nghe, tập hợp mọi ý kiến xây dựng dù "thuận tai" hay "nghịch tai", biết phân biệt đúng sai, lọc được cái "nhân hợp lý" trong mỗi cá nhân, mỗi ý kiến, biết phản biện lại sự phản biện không xác đáng một cách đúng mức, và biết biến nó thành quyết sách sáng suốt và hành động cụ thể không chỉ là một phẩm chất mà còn là bản lĩnh không thể thiếu của một nhà quản lý.


Báo chí là một kênh phản biện quan trọng. Ảnh: Nghebao.vn


Từ chuyện trời Tây

Tháng 10/2008, Trường Quản trị kinh doanh Harvard (HBS) họp Ban cố vấn, với sự tham gia của khoảng 50 nhà lãnh đạo xuất sắc trong các lĩnh vực khác nhau như doanh nghiệp, chính phủ, các nhà họat động xã hội ở khắp nơi trên thế giới: Bộ trưởng Bộ lao động Mỹ Elaine Chao, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo, Chủ tịch tập đoàn Boston Consulting Group, Tổng giám đốc Đài truyền hình NHK Nhật bản Hatsuhisa Takashima…

Từ vị trí của người hằng ngày đứng lớp giảng dạy, lúc này, trên giảng đường quen thuộc, các vị hiệu trưởng và hiệu phó, các giáo sư trụ cột của trường ngồi đông đủ nhưng trên tư cách của người học hỏi và lắng nghe.

"HBS có ngày hôm nay là biết tập trung trí tuệ của toàn thế giới" - Giáo sư Jay O. Light, Hiệu trưởng HBS nói

Sau khi nghe ban lãnh đạo trường trình bày chiến lược phát triển, tầm nhìn, chiến lược toàn cầu… trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhiều vị cố vấn đã phản biện thẳng thắn. Có ý kiến ủng hộ, ca ngợi và cũng có ý kiến phê bình, hiến kế. Một không khí dân chủ và cởi mở thực sự.

Gây ấn tượng mạnh là thái độ thực sự cầu thị lắng nghe của các nhà lãnh đạo, các học giả lớn của nhà trường. Trong những cố vấn có người là cựu học viên của trường, vài năm trước còn là sinh viên cũng ngồi ở giảng đường đó nghe họ giảng bài… nhưng sự trọng thị thể hiện rất rõ trong những người vốn trước trước đây là thày dạy (là những học giả danh tiếng trên thế giới) với người học trò cũ của mình.

Từng là cố vấn cho các tập đoàn lớn, các lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới nhưng các học giả HBS đã trân trọng cầu thị những người cố vấn, dù trước đó chưa lâu, các cố vấn còn là người cắp sách đến giảng đường để học hỏi kiến thức.

Sản phẩm cuối cùng của những thảo luận, tranh luận và lắng nghe ấy là một bản đề cương sâu sắc, một chương trình hành động cụ thể với sự tập hợp bổ sung nhiều ý kiến mới mẻ của Ban cố vấn, nhằm phát triển ngôi trường 100 năm tuổi danh tiếng này lên một tầm cao mới.

Giáo sư Jay O. Light, Hiệu trưởng nhà trường chân tình nói: "HBS có ngày hôm nay là biết tập trung trí tuệ của toàn thế giới, trong đó tiêu biểu là các vị cố vấn".

Để lãnh đạo tốt một ngôi trường vĩ đại vốn được xem là nơi tập trung trí tuệ hàng đầu thế giới, công tác phản biện cần thiết và được trân trọng như vậy.

Để lãnh đạo tốt một ngành lớn, một đất nước, điều này càng quan trọng và càng đáng được đặc biệt trân trọng.

Phản biện xã hội còn là thước đo của tinh thần trách nhiệm cộng đồng, lòng yêu nước thương nòi của một dân tộc. Đó cũng là thước đo trình độ văn minh của một đất nước, của một thể chế.

Tới chuyện trời ta

Từ chuyện trời Tây, xin trở lại với Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển đất nước, càng ngày trong đời sống chính trị xã hội nước ta, những tiếng nói tham gia đóng góp vào những việc đại sự của đất nước càng đông đảo, nhiệt huyết.

Ngay trong thời gian gần đây, đứng trước những biến động trong và ngoài nước, băn khoăn day dứt với những nguy cơ đe doạ đời sống, số phận của cộng đồng, bước phát triển của đất nước, tiếng nói ấy càng dồn dập, càng tập trung.

Bên cạnh có những ý kiến góp ý được lắng nghe, tiếp thu, còn bao nhiêu câu chuyện để chúng ta trăn trở.

Quốc hội chính là nơi để lắng nghe các ý kiến tranh luận, phản biện. Ảnh: Lê Anh Dũng

Câu chuyện môi trường: Tập đoàn kinh tế Vedan "bức tử" dòng sông Thị Vải, làm tổn hại sức khoẻ và cuộc sống của bao nhiêu người dân sống hai bờ sông, ngang nhiên "qua mặt" các cấp công quyền từ Sở đến Bộ cả chục năm qua, bất chấp những lời cảnh báo từ ngày đầu. Giờ đây, khi hậu quả vụ Vedan-Thị Vải đã bị phơi bày, và nhiều “Thị Vải” khác trên đất nước được lôi ra ánh sáng, sự bức xúc không còn kìm nén được nữa đã dội lên như đợt sóng trào.

Những bài viết trên đủ loại báo đài. Và bao nhiêu ý kiến phê phán, chất vấn, góp ý xuất hiện trên các diễn đàn nhỏ lớn, từ quán nước bé nhỏ ven đường đến hội trường trang nghiêm của Quốc hội. Đó chính là một làn sóng phản biện xã hội thực sự.

Liệu làn sóng đó có được mọi phía liên quan tiếp nhận, xử lý, phản hồi và giải quyết một cách minh bách, rốt ráo? Hay cũng chỉ là cuộc “vờn bóng” quẩn quanh, đá qua đá lại, từ cấp này sang cấp khác? Cho tới thời điểm này, vẫn chưa thấy ai tự nhận là mình có lỗi, không ai tự thấy mình phải là người có “văn hoá xin lỗi”, “văn hoá từ chức”.

Câu chuyện trường học: Trong khi ô nhiễm môi trường đang gây bức xúc thì con trẻ đến trường lại bị các “bảo mẫu” hành hạ thương tâm; học sinh phổ cấp thông vẫn “bơi” trong biển lớn chương trình, sách giáo khoa. Ở các trường đại học, và cả ở các trung tâm nghiên cứu, vẫn còn tình trạng “học nhiều, hành ít”, giảng dạy tách rời nghiên cứu khoa học. Danh hiệu Tiến sĩ, Giáo sư vẫn nặng hư danh vì bổng lộc mà nhẹ thực chất..v.v…

Không ít thư từ, phản ánh của các bậc làm cha làm mẹ, bao nhiêu cuộc hội thảo, rồi những diễn đàn trên các trang báo mạng, báo giấy, báo nói, báo hình… nhưng sự chuyển biến chưa thấy bao nhiêu trong thực tế. Nhiều người tâm huyết vẫn lo: công lao phản biện của xã hội lâu nay liệu có rơi vào cảnh ngộ “đá ném ao bèo”?

Câu chuyện phát triển kinh tế: Các dự án khai thác tài nguyên bauxit trên Tây nguyên vừa qua trở thành điểm nóng, tập trung sự quan tâm không chỉ của các cơ quan hữu quan mà cả nhiều tổ chức, đoàn thể. Không chỉ quan tâm về mặt hiệu quả kinh tế, ý nghĩa xã hội (xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc Tây Nguyên), mà dư luận còn quan ngại những hậu hoạ đối với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người cũng như nền văn hóa Tây Nguyên.

Các diễn đàn hội thảo, các cuộc trao đổi, phát biểu ý kiến công khai trên các phương tiện truyền thông mở ra hàng loạt. Đợt phản biện xã hội này ngắn, nhưng thật nhạy bén và khá mạnh mẽ, dù đó chỉ là một sự kiện kinh tế xã hội nhất thời.

Và giờ đây là lúc các cấp chủ quản xử lý thông tin, nghe ngóng từ nhiều phía. Mọi người đang bình tĩnh chờ đón một quyết sách quang minh ích nước lợi dân, không chỉ cho bây giờ mà cả cho mai sau.

Trước các luồng phản biện xã hội thay vì lo, chúng ta thấy đáng mừng, và đáng tự hào. Các luồng phản biện xã hội đó, dù thuận chiều hay ngược chiều, đều là nguồn trí tuệ quý giá và quan trọng mà bất cứ một cơ quan công quyền “do dân vì dân” nào, một cán bộ nào là “nô bộc” của dân cũng nên và phải trân trọng lắng nghe. Đó là một phẩm chất đáng quý của nhà quản lý.

Dĩ nhiên, không phải ý kiến phê bình, đóng góp nào cũng là “khuôn vàng thước ngọc”, cũng là chính xác và chân lý. Bên cạnh bao nhiêu ý kiến đúng và xây dựng cũng có thể có những ý kiến chưa chuẩn, phản ánh một góc nhìn hẹp, đôi khi do một lối tư duy áp đặt kiểu “trưởng lão”, xem cái bóng mình quá lớn và lĩnh vực nào cũng tinh thông…

Nhưng, một nhà quản lý giỏi sẽ có khả năng phân tích, tách bạch những ý kiến đúng, tốt giữa một rừng người tham gia, chắt lọc được cái “nhân hợp lý” trong mỗi con người, mỗi ý kiến.

Biết lắng nghe, biết tập hợp và phân biệt đúng sai, biết phản biện lại sự phản biện không xác đáng một cách đúng mức, biết tập hợp mọi ý kiến đúng đắn, xây dựng, có ích, dù nghe “thuận tai” hai “nghịch tai”, một cách chân thành và, đặc biệt, biết biến nó thành quyết sách sáng suốt và hành động cụ thể trong cuộc sống. Đó không chỉ là một phẩm chất mà còn là bản lĩnh không thể thiếu của một nhà quản lý.

Hơn thế nữa, đó còn là tài năng rất cần thiết, nghệ thuật điều hành chân chính của mọi cấp quản lý, cấp lãnh đạo mà cộng đồng, nhân dân và đất nước mong đợi.

  • Anh Minh

13/11/08

Because you loved me

For all those times you stood by me
For all the truth that you made me see
For all the joy you brought to my life
For all the wrong that you made right
For every dream you made come true
For all the love I found in you
I'll be forever thankful baby
You're the one who held me up
Never let me fall
You're the one who saw me through through it all

You were my strength when I was weak
You were my voice when I couldn't speak
You were my eyes when I couldn't see
You saw the best there was in me
Lifted me up when I couldn't reach
You gave me faith 'coz you believed
I'm everything I am
Because you loved me

You gave me wings and made me fly
You touched my hand I could touch the sky
I lost my faith, you gave it back to me
You said no star was out of reach
You stood by me and I stood tall
I had your love I had it all
I'm grateful for each day you gave me
Maybe I don't know that much
But I know this much is true
I was blessed because I was loved by you

You were my strength when I was weak
You were my voice when I couldn't speak
You were my eyes when I couldn't see
You saw the best there was in me
Lifted me up when I couldn't reach
You gave me faith 'coz you believed
I'm everything I am
Because you loved me

You were always there for me
The tender wind that carried me
A light in the dark shining
your love into my life
You've been my inspiration
Through the lies you were the truth
My world is a better place because of you

You were my strength when I was weak
You were my voice when I couldn't speak
You were my eyes when I couldn't see
You saw the best there was in me
Lifted me up when I couldn't reach
You gave me faith 'coz you believed
I'm everything I am
Because you loved me

You were my strength when I was weak
You were my voice when I couldn't speak
You were my eyes when I couldn't see
You saw the best there was in me
Lifted me up when I couldn't reach
You gave me faith 'coz you believed
I'm everything I am
Because you loved me

I'm everything I am
Because you loved me



Artist: Celine Dion

10/11/08

081110. Study guide (Ý kiến của Nghiêm tiên sinh!)

1. Study guide (SG) ra đời hoàn toàn khách quan xuất phát từ mục tiêu đào tạo của trường ĐH. Nói cách khác, nó được sinh ra để phục vụ cho việc thực hiện các tiêu chí tốt nghiệp đối với sinh viên (graduate qualities). Giả sử như nếu như anh chưa đặt ra vấn đề lifelong learning, independent learning, cũng như nếu anh chưa có cơ chế giao quyền tự chủ cho giáo viên trong việc thiết kế nội dung và kịch bản tổ chức giảng dạy, thì việc cố gắng tạo ra cái SG là một việc làm không đem lại hiệu quả thiết thực.

2. Liên quan đến hướng giải quyết số 1 của bác, em nghĩ nếu chưa làm thì nên làm cho có hệ thống, không nên làm theo kiểu từng đoạn một như thế này (tức là ta mới thấy họ có SG, và thấy nó cần thiết, nó hay đối với SV tây, thế là ta tìm cách làm theo). Thế nào là có hệ thống? Tức là cần phải xây dựng chính sách vĩ mô cũng như triết lý đào tạo sao cho phù hợp với thực tế của ta và xu thế phát triển sắp tới (bao gồm cả yếu tố ngoại nhập).

Ví dụ: em thấy cái cách mà ta tổ chức soạn mới đề cương môn học theo hướng đã làm là một cách tiếp cận phù hợp với điều kiện của ta, cụ thể là phù hợp với yêu cầu cần có đối với giáo viên của ta, và phù hợp với văn hóa và phong cách học tập của sinh viên ta.

Vì sao nó phù hợp?

TT

Thực tế

Đề cương mới

1.

Giáo viên từ lâu mơ màng về mục tiêu của môn học, nhất là chuyện đặt mục tiêu cho từng bài học

Đánh trúng điểm yếu này, giáo viên buộc phải tư duy một cách cụ thể và rõ ràng --> phải đọc và tham khảo nhiều --> tốt cho tất cả

2.

Sinh viên chưa thực sự quen với khái niệm tự học cũng như việc tự học

Đã có hướng dẫn cụ thể. Đồng thời thời lượng cho nội dung này cũng không quá nhiều, phù hợp với việc xây dựng thói quyen và phong cách học mới cho SV

3.

SV chưa biết cách chủ động tìm kiếm thông tin (học liệu) phục vụ cho việc đọc và học mở rộng

Nói cách khác, yếu về kiến thức thông tin

Yêu cầu GV phân loại tài liệu rõ ràng: bắt buộc và đọc thêm. Cách làm này rất phù hợp với SV ở ta do các em chưa có kỹ năng thông tin tốt, cần có sự hướng dẫn (TL bắt buộc), nhưng vẫn mở ra cơ hội để các em sáng tạo, mở rộng.

Bên cạnh đó, 1 lần nữa giáo viên phải chủ động hệ thống lại nguồn học liệu của mình. Đây cũng là cách chia sẻ học liệu do không ít giáo viên có xu thế xây dựng tủ sách riêng mình, họ sưu tập được nhiều tài liệu tốt nhưng khó mà kiếm được ở thư viện (Nhất là đối với SV)

4.

Cách đánh giá bấy lâu nặng về học thuộc --> SV sẽ học thụ động

Đề cương mới đã buộc phải giáo viên phải cân nhắc chuyện này. Rõ ràng, đã có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá đã được áp dụng khiến cho sinh viên có thái độ chủ động hơn đối với việc học và giáo viên phải chủ động hơn đối với việc dạy

3. Từ những phân tích ở ví dụ trên, có thể thấy việc phát triển SG từ đề cương môn học hiện tại (thậm chí là sự CHI TIẾT HÓA) là cách làm có thể phù hợp với điều kiện của ta. Do:

- Bản chất của nó đã chứng minh có nhiều điểm phù hợp với văn hóa dạy – học ở ta, cho dù giáo viên phải tự thay đổi nhiều. Quan trọng nhất là nó đã hướng nhiều hơn đến sinh viên (student-centered approach). Giáo viên, dù phải thay đổi ít nhiều, nhưng đó cần phải được xem là đòi hỏi của nghề nghiệp, “to change or not to be”.

- Vấn đề đặt ra: Trường ta có dám mạnh dạn làm chuyện đó không? Mạnh dạn theo 2 nghĩa: dám trao quyền cho giáo viên và bộ môn + dám đầu tư tài chính để phục vụ việc thay đổi đó. Nếu câu trả lời là “không” đối với 1 trong 2 vế trên (chứ chưa nói cả 2 nhé) thì tính khả thi của câu chuyện SG gần như zero.

4. Mục tiêu: của việc xây dựng SG:

- Không tạo ra quá nhiều thay đổi do GV và SV cũng đang quá chóng mặt với những thay đổi hiện nay, nếu không sẽ phản tác dụng (do đó, chỉ cần chi tiết hóa đề cương môn học cũng đã là thành công rồi)

- Sớm áp dụng được ngay

- Tạo được sự thống nhất ban đầu giữa Tiêu chí tốt nghiệp – Tổ chức dạy và học – Kiểm tra đánh giá. Mục tiêu là để cả thầy và trò ý thức rõ được nhiệm vụ của mình khi tham gia môn học, cũng như trong từng buổi học.

5. Lộ trình

- Xắn tay triển khai xây dựng các tiêu chí tốt nghiệp (như một dạng cam kết về chất lượng đào tạo của trường). Như em đã nói, làm mới thì phải làm cho có hệ thống. Đồng thời xây dựng các bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị có liên quan thư Thư viên ĐHQG, các Thư viện ĐH khác có chuyên môn gần để khai thác tối đa nguồn học liệu. Xem xét cả đề án thành lập Learning Connection.

- PR. Nói ngắn gọn thì là PR, nhưng trừu tượng quá. Chốt lại vẫn là vấn đề con người. Giáo viên ai cũng nhận thấy sinh viên ra trường thường thích nghi kém khi rơi vào những môi trường làm việc khác nhau. Tuy nhiên họ có sẵn sàng giúp SV sửa điểm yếu ấy? Nó có dốc lòng cùng xây dựng thương hiệu cho Trường (và cũng là thương hiệu của họ)? Quan trọng nhất là giáo viên, họ không muốn thay đổi thì không có cách gì thay đổi hệ thống được. Hơn nữa, họ phải làm việc ấy một cách tự giác.

- Lập dự án hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất và các cam kết khác về mặt cơ chế

- Triển khai mẫu. Ban đầu có thể giao cho các bộ môn đứng ra thực hiện. Ông chủ nhiệm bộ môn sẽ là người chịu trách nhiệm chính

- Đánh giá – rút kinh nghiệm

- Đại trà

6. Em sorry là có lẽ chưa đưa ra được nhiều thông tin một cách cụ thể. Việc này thú thực cũng nằm ngoài khả năng của em. Chúng mình đều đã học Triết học ML và đều thấm nhuần rằng: CSHT quyết định kiến trúc thượng tầng. Cái mà chúng mình đang làm là kiến trúc TT đấy. Không thể “xây nhà từ nóc” (Alfred Riddle) được, bác công nhận không? Thú thực là em nghĩ nhiều hơn đến cái móng, nơi vốn dĩ chúng mình hơi ít để ý đến, hoặc tưởng là mình đang đứng trên một cái móng ngon lành có thể xây mọi loại nhà lên đấy.

Em xin hết :D

9/11/08

Ngẫu hứng chủ nhật

Ngày chủ nhật,

đọc status của bạn Thịnh (SELAB): "Không có ai ở trên mạng ah?".

Ngẫu hứng nè:


Có tôi mỗi ngày vẫn nhớ em

Vẫn biết rằng em đêm sáng đèn

Vẫn biết rằng em quên ngày nghỉ

Đem niềm vui đến với người quen




Dẫn nhập tử tế, không thì.....!!????

8/11/08

081108. Study guide

SO SÁNH GIỮA TRƯỜNG TA VỚI TRƯỜNG TÂY

TRONG DẠY – HỌC THEO TÍN CHỈ


NỘI DUNG

TRƯỜNG TÂY

TRƯỜNG TA

Tỷ lệ loại giờ tín chỉ

Giờ lý thuyết <>

Giờ lý thuyết > Giờ thảo luận > Giờ tự học

Điều kiện thực hiện tỷ lệ đó

+ CTĐT có thời lượng phù hợp

+ Học liệu tốt, CSVC tốt, nhân lực giảng dạy đủ (GV, trợ giảng) với thù lao thỏa đáng đối với GV

+ Chính sách KT – ĐG hướng về tự học

+ Quy mô lớp thảo luận phù hợp

+ PP học tập của SV dựa trên sự chủ động cao, kỹ năng tự học tốt

+ Hệ thống hỗ trợ GV tốt (phòng làm việc, website môn học…); hỗ trợ SV tốt (Learning connection center, thư viện, tư vấn của GV…

Trường ta đều có câu trả lời ngược lại. Hic hic! Tất nhiên, mới bắt đầu vào còn trong tiến trình nên ko tránh khỏi.

Study guide

- Mỗi trường mỗi khác. Cùng trường nhưng mỗi môn mỗi khác (do tính chất của môn học quy định?), không phải môn nào cũng có. Mỗi bậc học mỗi khác. Xuất hiện nhiều ở bậc sau đại học.

- Cốt lõi study guide:

+ Học nội dung mà GV yêu cầu như thế nào?

+ Mở rộng nội dung môn học (ngoài những gì GV yêu cầu) ra sao?

+ …..

- (cảm nhận) GV soạn ra study guide để thay mình đồng hành cùng SV trong thời gian tự học và coi đó là 1 cam kết của GV với việc học của SV

- Study guide link với các nguồn học liệu khác (thư viên, internet…) rất tốt, giúp SV cập nhật kiến thức kịp thời.

Chưa có công cụ này


VẤN ĐỀ

1. Ta theo Tây nhưng điều kiện chưa được như họ. Vậy nên bài học làm theo các nước tiên tiến trong quá trình chuyển đổi hay tổn thất đã gặp quá nhiều. Trong trường hợp này, vấn đề đặt ra là, ta giảm thời gian lên lớp xuống (bình quân là 1/3) và coi thời gian giảm đó để:

- SV tự học

- GV đánh giá việc tự học của SV

nhưng SV tự học bằng cách nào? có điều kiện gì hỗ trợ? có môi trường học tập ntn để thực hiện được? còn với GV, đánh giá tự học của SV là đánh giá cái gì? Bằng cách nào? tổ chức việc đánh giá ntn? Hướng dẫn SV tự học ra sao để có cái mà đánh giá?

2. Tình trạng hiện nay là rút bớt thời lượng rồi, nhưng GV bảo SV tự học, tự học nữa, tự học mãi mà cũng không tường minh được tự học ntn? Lộ trình tự học của môn học ra sao? Trọng số đánh giá cái tự học này ntn?.... Túm lại, Thầy mới chủ trương chứ chính Thầy cũng chưa có công cụ hỗ trợ cho chính mình, chưa nói đến cho SV.


HƯỚNG GIẢI QUYẾT

1. Tăng cường chính sách và công cụ. Trước mắt, trường TA nên tập trung vào việc biên soạn các tài liệu hướng dẫn SV tự học (tương tự như study guide???) và các bộ học liệu của môn học

2. Về chính sách thúc đẩy thực hiện chủ trương này:

- Xây dựng nhóm nòng cốt ở các khoa để thực hiện theo lộ trình: Thí điểm – Rút kinh nghiệm – Nhân rộng

- Hỗ trợ về tài chính cho GV thực hiện

- Khen thưởng với ai làm tốt? Trả thù lao cao hơn khi có áp dụng công cụ này trong dạy – học?

- Truyền thông để GV hiểu rõ những hướng dẫn SV tự học là cái vẫn có ở GV nhưng lâu nay chỉ để ở trong đầu GV thôi, nay soạn ra cho tường tận để dễ sử dụng, dễ cập nhật và SV có công cụ để học.


CÂU HỎI

Vậy study guide trong điều kiện của ta như nói ở trên có mô hình ntn? Cần đạt mục tiêu gì? Triển khai theo lộ trình nào để cả GV, SV thích ứng kịp và phù hợp với điều kiện hiện có?