15/10/09

Bí kíp quản lý nhóm làm việc hiệu quả cao

http://www.tuanvietnam.net/2009-10-14-bi-kip-quan-ly-nhom-lam-viec-hieu-qua-cao

Nhóm làm việc hiệu quả cao, đặc biệt những người đã có một thời gian dài cùng làm việc thường tôn trọng và trung thành với quy tắc của riêng họ. Mặt nào đó, điều này là bí quyết tạo ra hiệu quả, song mặt khác, một khi nhóm này phớt lờ mệnh lệnh trực tiếp từ người quản lý, điều đó có thể gây ra những rắc rối.

Người quản lý của những nhóm như vậy được ca ngợi với năng suất làm việc hiệu quả, nhưng cũng vất vả khi phải làm việc với thái độ làm những gì họ muốn khi họ muốn làm của nhóm. Điều này gây ra sự bất hoà ảnh hưởng xấu đến tính hiệu quả của tổ chức.

Thách thức với nhà quản lý là phải gắn chặt với những nguyên tắc cũng như tăng cường sự tôn trọng đối với năng lực và thành công của toàn nhóm. Dưới đây là một số gợi ý cho việc tận dụng sự hiệu quả của toàn nhóm nhưng vẫn duy trì được sự thống nhất của cơ cấu.

Ngợi khen. Công nhận những gì đội đã đạt được. Hãy làm cho mỗi cá nhân trong đội biết bạn tôn trọng họ và công việc của họ như thế nào. Hãy hết lòng để làm họ cảm thấy họ được chào đón. Hãy khen ngợi những thành công của họ ở mức cao. Tóm lại, hãy làm cả nhóm cảm thấy rằng họ đặc biệt. Phần thưởng chỉ phản ánh việc doanh nghiệp đánh giá cao đóng góp của đội như thế nào.

Ảnh: sonanhjsc.com
Truyền đạt giá trị. Điều quan trọng đối với thành công là sự liên kết trong nhóm, cùng nhau hướng tới cái tốt hơn. Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho những nhóm làm việc trong tổ chức. Hãy nói rõ rằng không có nhóm nào được đặt lên trên toàn công ty. Nhưng cùng lúc đó cũng phải công nhận sự thật rằng những cá nhân sẽ trung thành, gắn kết với các thành viên trong nhóm hơn với thành viên của các nhóm khác. Một ông chủ thông minh sẽ tìm ra cách để thúc đẩy sự gắn kết của nhóm để đem lại lợi ích cho toàn doanh nghiệp bằng cách đặt nhóm làm việc vào vị trí mà thành công của nhóm sẽ được phản ánh tốt trên toàn doanh nghiệp.

Tôn trọng cách làm việc. Nhóm làm việc hiệu quả cao thích làm việc theo cách của riêng họ. Đây là nguyên nhân chính cho thành công của họ. Cho phép cả nhóm cũng như với mỗi cá nhân chỉ ra những điều cần thiết cho bản thân nhóm và tiến hành ý tưởng theo cách của riêng mình. Tuy nhiên, hãy nói rõ rằng cho dù nhóm làm gì đi nữa thì cũng phải hoàn thành công việc đúng hạn và trong phạm vi ngân sách. Ngoài ra, hãy yêu cầu cả nhóm minh bạch với những kết quả tốt cũng như xấu.

Cuối cùng, cố gắng đạt được sự cân bằng giữa sáng tạo và nguyên tắc. Bạn muốn thử thách toàn nhóm để họ suy nghĩ và hành động sáng tạo bởi vì nhóm có năng lực làm những việc theo một cách khác để tạo ra thành công. Cùng lúc đó, sự sáng tạo của nhóm phải phục vụ cho mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Đó là, cả nhóm có thể "tự do" về mặt phương pháp nhưng phải giữ vững mục tiêu chung. Các dự án mà nhóm tiến hành phải bổ sung hoàn thiện nhiệm vụ của tổ chức.

Hãy đối mặt với sự thật. Khi hoàn cảnh thúc ép, một nhóm làm việc hiệu quả cao cần phải có được quyền hạn cần thiết để thành công. Hãy coi nhóm này là nhóm phù hợp nhất trong số các nhóm tương đương nhau. Tất cả các thành viên cần phải được đối xử công bằng nhưng những người có nhiều đóng góp hơn thì xứng đáng được đối xử đặc biệt hơn. Vì vậy thường thì thành công chung của nhóm làm việc hiệu quả giúp toàn tổ chức thành công.

Cuối cùng, một nhà quản lý thông minh sẽ tạo điều kiện cho một nhóm làm việc hiệu quả cao để họ thành công. Những người quản lý có kinh nghiệm biết giới hạn mà họ có thể giữ cho tất cả các nhóm, chứ không chỉ riêng gì một nhóm hiệu quả cao, vừa duy trì được niềm tự hào của riêng từng nhóm vừa mang lại lợi ích cho toàn tổ chức.

- Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing -

  • Nguyễn Tuyến dịch

19/9/09

Họp phụ huynh bên xứ…Mỹ

http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/8014/index.aspx

(TuanVietNam)-
Quả thật, lúc đầu tôi nghĩ đi họp phụ huynh thì chán lắm, lại chuyện thu tiền nong, đóng góp. Nhưng suốt cả buổi, nhà trường chỉ tập trung vào nội dung làm thế nào để cùng gia đình đưa đứa con đến đích vào năm học tới. Tôi đã bỏ hẳn 2 giờ để dự cả hai lớp (1 và 3) cho hai ông con vì thấy “đại hội” PTA này thú vị.


Trong đời bạn thích họp phụ huynh học sinh không? Chắc ít ai muốn, vì đến là phải đóng góp, xin xỏ, nói khó vì con mình hư. Nhà tôi có hai thằng cu đi học (lớp 3 và lớp 1), bố mẹ đùn đẩy, đành bốc thăm. Bố nó thua nên vác máy ảnh đi… tác nghiệp và xem dân Mỹ dạy dỗ con cái thế nào.

Mùa thu vàng của lớp 1

Các “ông” con đi học

Lũ con nhà tôi suốt mùa hè này không được đi đâu, vì bố đi công tác liên miên. Thằng lớn luôn hỏi, bao giờ con đi học. Với chúng, trường lớp là cái gì đó thân thương, xa mấy tháng hè như đã lâu lắm.

Cháu Hồng Hạnh, con gái anh Đặng Hoàng Duy, đồng nghiệp World Bank ở Washington DC, học xong lớp 5 ở Hà Nội, sang đây cháu vào lớp 6, trước đó cháu đã học mấy năm ở DC. Dự khai giảng về, cháu hỏi: “Bố có thấy ngày khai trường ở đây khác ta thế nào không?”.

Nghe cháu giải thích, anh không khỏi ngạc nhiên: “Ở Mỹ ngày khai trường là ngày hội, bố ạ. Sau một kỳ nghỉ hè dài, ai cũng mong được tới trường nên cười rạng rỡ. Cô trò gặp nhau như mẹ con. Ở VN ta thì…mùa hè vui vẻ đã qua, sắp tới phải đến trường”. Cháu nhấn mạnh hai chữ “phải” và “được” rất rõ.

Anh Duy giật mình vì so sánh của con gái mình- một học sinh lớp 6 về hai cách “trồng người”. Một nơi cho ra lò rất nhiều em văn hay, chữ đẹp, nhiều giải quốc tế. Một nơi học sinh rất kém tính nhẩm, chữ như gà bới, nhưng ra đời có nhiều giải Nobel.

Với bố mẹ, khai trường lại là ngày… hạnh phúc vì các con đến trường để cô giáo lo. Suốt mấy tháng hè, cả nhà tôi tranh cãi ai nghỉ phép để trông con. Riêng chuyện này, bố mẹ từ tây đến ta, ở đâu cũng giống nhau.

Hội Phụ huynh (PTA)...

The Parent Teacher Association (PTA) tạm dịch là Hiệp hội Phụ huynh và Giáo viên. PTA không thuộc tổ chức đảng phái, nhà nước hay tiểu bang, mà hoạt động hoàn toàn độc lập, có khả năng vận động hành lang vươn tới Quốc hội Mỹ nhằm tranh đấu quyền lợi cho học sinh và trường sở.

Một buổi họp phụ huynh

Thoạt nhìn, có thể nghĩ, PTA gồm toàn những bà nội trợ, ở nhà trông con để chồng đi làm, ngồi với nhau trao đổi cách thức làm bánh hay rỉ tai mua hàng hạ giá. Trong thực tế, PTA có nhiều việc quan trọng hơn bếp núc. Hoạt động của PTA hướng tới xây dựng quan hệ gắn bó giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường với mục tiêu cuối cùng “vì quyền lợi của học sinh”.

Đại loại như bên ta, công nhân có công đoàn, tuổi trẻ có Đoàn TN, trường học có...PTA. Người tham gia hoạt động cho PTA không ăn lương, mà theo kiểu “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.

Hội Phụ huynh có đóng góp không? Đương nhiên, có thực mới vực được đạo. Chẳng nhà nước nào đủ “sữa” để chi cho các tổ chức xã hội. Phí thành viên 5$/ người/ năm (lương tháng khoảng 2000$ cho người lao công). Nhà tôi có hai ông con, đóng 5$ hay 10$ đều được, ai giàu đóng hàng trăm đô.

Phí đó dùng cho các hoạt động “chào mừng” như học sinh được giải cao, biết ơn giáo viên vào ngày lễ, hội thảo về cách dậy dỗ con cái trong nhà, các buổi nói chuyện mời chuyên gia cao cấp, xây dựng website, in ấn tài liệu. Cuối năm, PTA đưa ra thông báo chi tiêu công khai.

Nhiều PTA địa phương tranh thủ được sự đóng góp rất lớn của những phụ huynh giầu có. Có tiền, PTA có thể can thiệp với trường là nên dạy môn ngoại khóa nào thích hợp vì PTA có thể trang trải chi phí, hoặc thay đổi chương trình giảng dạy tốt nhất cho con em

...Và họp phụ huynh

Trường của hai đứa con tôi có 630 học sinh từ 43 nước và nói 27 thứ tiếng, gọi là trường quốc tế cũng không ngoa. Vào phòng họp, thấy một bác Việt kiều ngồi bàn phiên dịch cho những phụ huynh VN yếu ngoại ngữ. Tiền thuê phiên dịch do PTA trả.

Khi vị chủ tọa hỏi là ai là người mới “di cư” đến vùng này, hơn nửa phòng giơ tay. Thật lạ, dân Mỹ di chuyển nhà từ vùng này sang vùng khác như mình đi xe máy ra Bờ Hồ. Khó mà xin “học trái tuyến” vì con học ở đâu theo ZIP CODE (mã vùng của bưu điện) theo địa chỉ nhà ở.

Đoán xem tôi là ai?

Vào đầu năm học, thường có “đại hội” PTA. Bà hiệu trưởng phát biểu ngắn gọn và mời các thầy cô lên “sân khấu” cho phụ huynh biết mặt. Rất lạ, toàn cô giáo, có mấy cô xinh như hoa hậu. Hội trường chật ních các phụ huynh.

Từng cô đứng ra trước mic và tự nói về mình trong vòng 15 giây. Mấy chục cô tự “PR” trong 5 phút, xong màn chào hỏi. Trình độ nói trước công chúng (public speaking) của những giáo viên này thuộc đẳng cấp quốc tế, rất tự tin và hòa nhã.

Càng tự lập sớm càng tốt

Màn tiếp theo là mời bố mẹ về lớp cô chủ nhiệm họp. Bố mẹ được xếp vào chỗ của con mình hàng ngày vẫn ngồi. Trên đó có tên con, tập tài liệu về chương trình học, thời khóa biểu, vài tờ rơi và…bức thư của “ông con” gửi chính bố mẹ mình.

Trước cửa lớp 3 là danh sách lớp và tờ tự giới thiệu rất PR của lũ học trò. Thôi thì đủ kiểu. Ví dụ, “Tôi có em trai 6 tuổi, tôi năm nay 8 tuổi, tóc đen và ngắn. Tôi thích kẹo không ngọt vì sợ béo. Đố biết tôi là ai”. Mới đọc cứ tưởng con trai nhà mình, nhưng nét chữ lại là lạ. Tìm mỏi mắt mới ra nét chữ gà bới quen quen.

Cô giáo giới thiệu rất kỹ về chương trình học tập trong năm, mục tiêu cuối năm, cách trao đổi giữa bố mẹ và giáo viên. Cách chấm điểm O-Outstanding, G-Good, S-Satisfied, N-Need Improvement (xuất sắc, khá, đạt và cần cố gắng) cũng được giải thích rất kỹ. Cô nhấn mạnh, S là hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của lớp. Từ lớp 3 trở đi, O và G sẽ rất hạn chế vì sợ các trò, bố mẹ đua nhau “học vì điểm”.

Giáo viên hướng dẫn nguyên tắc làm bài tập ở nhà của trẻ cho
các phụ huynh

Ở nhà cần 30 phút đọc sách buổi tối và có ghi chép lại đầy đủ những sách đã đọc. Đó là một thói quen quan trọng của đứa bé. Bài tập về nhà không quá 30 phút với lớp 3, lớp 1 chỉ cần 20 phút. Còn lại các cháu nên được đi ra ngoài, đi công viên, đi xe đạp. Học nhiều quá sẽ mụ đầu.

Cô khuyên, bố mẹ cần nói chuyện với con càng nhiều càng tốt. Có đứa trẻ đến lớp được hỏi, cuối tuần em làm gì. Cu cậu ngắc ngứ không trả lời được, vì chỉ nói: “Em đến shopping mall rồi về”. Shopping chỗ nào cũng không biết, chỉ nhớ chỗ đó nhiều quần áo, hình nộm, rộng mông mênh. Lời khuyên của cô, đưa con đi mua sắm thì cũng nên nói là ở đâu, mua cái gì và tại sao. Đó là tập cho con kỹ năng nhớ, kể hay viết lại.

Trên tường là nội qui của lớp do chính tập thể học sinh trong lớp viết ra. Chúng tự nghĩ ra luật lệ, cách phạt và ký tên ở dưới. Lời thề danh dự này được treo cho đến cuối năm học. Mỗi lớp có lời thề "chui ống" khác nhau. Không lớp nào giống lớp nào. Tự ra luật và tự chịu trách nhiệm.

Điều cuối cùng là cô mong, bố mẹ nên dạy con tự làm lấy mọi việc. Nhà trường sẽ rất vui khi thấy các em tự buộc dây giầy, mặc quần áo, gấp jacket, đề tên vào balo hay biết đánh răng. Càng tự lập sớm càng tốt, đó là cách dạy các em nên người ngay từ bé.

Gia đình tôi cũng như hề, lũ trẻ khi cười nắc nẻ, lúc khóc tấm tức. “Nổi điên” lên có lúc cũng muốn bay về HN học cho sướng. Kém, đưa cái phong bì ra là được Oustanding ngay. Nhưng nghĩ đến cái nóng hầm hập, không điều hòa, ngày khai trường ít nụ cười, đưa con đến lớp như đánh vật vì chúng đâu có thích học, lại nhắm mắt... đưa chân.

Lời kết

Quả thật, lúc đầu tôi nghĩ đi họp phụ huynh thì chán lắm, lại chuyện thu tiền nong, đóng góp. Nhưng suốt cả buổi, nhà trường chỉ tập trung vào nội dung làm thế nào để cùng gia đình đưa đứa con đến đích vào năm học tới. Tôi đã bỏ hẳn 2 giờ để dự cả hai lớp (1 và 3) cho hai ông con vì thấy “đại hội” PTA này thú vị.

Cả hai lớp, tôi cũng viết trên tờ giấy nhỏ rằng, bố đã đến lớp con, ngồi vào ghế của con, gặp cô giáo tuyệt vời và mong con học giỏi. Bức “tâm thư” ấy sẽ được hai đứa đọc vào sáng hôm sau trên lớp.

Viết đến đây, tôi bỗng nhớ tới bài “Lạm thu tiền trường hay quản lý giáo dục “lờ” luật” được đọc mới đây mà thấy bùi ngùi…

Bài và ảnh: Hoa Lư

13/9/09

Giáo dục Mỹ: Học để biết…tự học

http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/7634/index.aspx
Thứ tư, 5/8/2009, 09:46 GMT+7


Chuyện học bên ta: Biết rồi…khổ lắm, nói mãi

Ảnh: psdschools.org

Báo chí nói quá nhiều đến cải cách giáo dục, kêu gọi từ ý kiến của người dân đến trí thức. Nói chuyện với một số bạn trong ngành giáo dục sẽ thấy, viết về cải cách dễ, nói dễ, bàn tới bàn lui dễ, ra nghị quyết dễ, nhưng làm…khó. Người viết bài này từng làm “giáo sư” một thời gian ở Đại học Thăng Long nên cũng hiểu tại sao.

Đứng trước bảng đen, bụi phấn bay mù, học sinh ngủ gật gù, thầy nói khản cả giọng, trời nóng hầm hập, điện đóm phập phù thì chỉ muốn lật giáo án cho nhanh. Mỗi tiết 60 phút thì bớt đi 10 phút hay gộp hai tiết liền để còn chạy sô. Thầy trò nào chả mong trống trường.

Hỏi các em có muốn nghỉ sớm không, cả lớp giơ tay và hò reo, kể cả khi nghe thầy, cô ốm... Học sinh trốn học là vì đến trường chán quá, lại cái ông thầy, “lão” rồi mà chưa vợ, nên hâm hâm, toàn bắt chẹt học trò, ngồi khoanh tay để trên bàn hay cấm cãi.

Thầy “cáo cụ” ra bài tập và bắt các em lên bảng để câu giờ. Học trò cũng khôn chán, chúng cử một đứa giỏi làm vèo vài phút là xong. Thế là thầy chịu, đành nói tiếp để chúng còn…ngủ.

Tại sao thế? Vì cách dạy và học của chúng ta là thầy nói, thầy đọc, trò nghe, trò ghi, trò học thuộc lòng, trò thi lấy điểm và khi ra đời…trò quên. Chuyện này ai cũng biết rồi…khổ lắm, nói mãi. Năm này qua năm khác, người đòi cải cách cứ việc kêu gào, người đứng trên bục giảng và sỹ tử ngồi nghe vẫn như xưa.

Sự học bên Tây: Vui như tết

Tôi có anh bạn có con học ở Mỹ. Anh bạn email kể về “sự học”, mới nghe tôi thấy cũng chướng vì nghĩ anh ta khoe khoang dị hợm. Nhưng vài cái mail, tôi thấy hay hay nên chép lại cho độc giả tham khảo.

Cái trường con anh ta học ngay gần nhà, lại thuộc “xã” bên nên anh muốn cho “thằng cu” vào đó cho tiện. Lúc xin chuyển trường trái tuyến chỉ mong như ở Việt Nam, làm cái phong bì cho cô hiệu trưởng thế là xong.

Nhưng bên Mỹ thì trời ơi, bao nhiêu thủ tục giấy tờ, hối lộ thì đi tù. Trái tuyến xe bus không đón đưa mà mình lại không đút lót được tài xế. Những lúc ấy thấy cho trẻ đi học ở Việt Nam sướng thế (!)

Lúc con vào học rồi anh mới ngỡ ngàng, bên đây không có sách giáo khoa. Thầy cô "tự nghĩ" ra giáo án của mình. Mỗi hôm vài tờ photocopy trong cặp bọn trẻ. Làm toán thì như vẽ hươu vẽ vượn, trong khi môn vẽ thì tha hồ sáng tạo. Hai thằng con nhà anh chỉ biết đến siêu nhân, tầu thủy, máy bay nên vở chằng chịt toàn cảnh đánh nhau kiếm súng, máu đỏ tung tóe. Thế mà cô toàn cho điểm good (tốt).

Anh bạn tôi đau khổ nhất là mỗi tuần có một bài văn luận cho thằng cu lớp 2. Có bài ra như sau “Nếu em là hiệu trưởng thì em sẽ làm gì hôm thứ hai?” hay “Em thức dậy buổi sáng thấy mình bé như cái kẹo thì em sẽ thế nào?”. Thằng bé chịu, hỏi ông bố.

Bố nó đã làm hiệu trưởng bao giờ đâu nhưng cũng bịa, sáng thứ hai thì đến phải chào mọi người, xem công văn (Mỹ làm gi có công văn) và đi vòng quanh trường xem có trộm cắp gì không (trộm cắp Mỹ không tới trường học, ăn gì ở đó). Thằng con cứ thế chép vào vở theo kiểu câu cú nó nghĩ ra.

Bài “cái kẹo” thì ông bố hỏi vặn thằng con, bé như cái kẹo thì cái giầy của con như thế nào, ăn sáng mất nhiều không. Ông tướng con gật gù và thán phục lắm. Đoạn sau nó tự nghĩ ra và viết vào vở.

Không ngờ đến lớp cô giáo cho điểm cao nhất vì có trình độ…sáng tác. Chả hiểu ở lớp có nhiều học sinh được điểm cao như thế không. Có lẽ điểm này là chấm cho ông bố chứ không phải thằng con.

Bé tý mà học sinh, đứa nào cũng có một cuốn vở ghi những cuốn sách truyện đã đọc trong tuần. Mỗi tối phải đọc 15-20 phút truyện rồi mới lơ mơ, ngáp và “Good night, dady”.

Mãi sau bạn tôi đi họp phụ huynh, cô giáo mới bật mí là những bài kiểu đó cần có gia đình tham gia và cũng là cách kiểm tra xem ở nhà bố mẹ có quan tâm đến học hành của trẻ. Cô dạy ở lớp, bố mẹ cùng con học ở nhà và đó chính là gia đình và nhà trường cùng tham gia vào giáo dục, xây dựng nhân cách cho đứa trẻ, dạy chúng tự tư duy, tìm tòi và sáng tạo.

Thấy con mình chỉ một ít điểm khá, còn lại toàn trung bình nên anh lo lắm. Đến báo cô giáo là gia đình bắt các cháu học thêm ở nhà. Cô gạt đi, các cháu đã học từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, thế là đủ lắm với một đứa trẻ. Nếu có bài tập về nhà thì chỉ làm trong 15 phút. Đọc truyện thì thoải mái. Nhưng học thêm nhồi nhét thì nhà trường không khuyến khích, vì trẻ sẽ chơi vào lúc nào?

Đi học về anh bạn hỏi, ở lớp làm những gì, vở chép của con đâu? Thằng con trợn tròn mắt, chép cái gì hả bố, toàn là tick tick (đánh dấu đúng sai) vào bài tập (trắc nghiệm). Thỉnh thoảng phải tóm tắt câu chuyện đọc trên lớp qua những câu hỏi và trả lời trên một trang giấy không dòng kẻ, chữ như gà bới. Thích viết tay trái, tay phải tùy. “Vẽ” chữ xuôi ngược cũng được.

Bọn trẻ nhà ấy từ bé đi học mẫu giáo đến nay là lớp 3 rồi, ngày nào phải nghỉ học là chúng tiếc lắm. Chúng bảo, ở lớp được “tranh luận” bố ạ. Câu chuyện đọc lên, các câu hỏi được đặt ra. Cô giáo chả phải nói mấy, toàn bọn con tự học, tự tranh cãi và tự cho điểm, vui như tết. Cả lớp quanh vài cái bàn tròn, tha hồ “đấu khẩu”…

Có lẽ bọn trẻ được tham gia vào “giảng dạy” nên thời gian mới qua nhanh thế. Là người trong cuộc nên chúng cảm thấy thú vị. Học mà chơi và chơi mà học có thể là thế chăng?

" Nếu em là hiệu trưởng thì em sẽ dậy sớm, ăn mặc tề chỉnh. Sau đó em sẽ đeo cravat và..."

Thay đổi tận gốc hay hãy thay trên ngọn một tý?

Học như dân ta thì thi Olympic dễ được giải cao, thi vào các trường đại học dễ đỗ và ra đời có bằng cấp. Nhưng bằng cấp cao mà mặt bằng xã hội không cao. Có phải ai cũng đi đại học đâu, chả lẽ 85 triệu dân toàn là giáo sư, lấy ai quét rác, đào cống, xây cầu.

Có lẽ vì thế các nền giáo dục văn minh thường hướng theo cách dạy trong trường sao cho đứa trẻ học để ra đời biết cách tự học tiếp. Có thể không có bằng cấp gì nhưng vì biết tự học, tự tìm hiểu thì gặp chuyện gì khó khăn con người ta sẽ biết tìm lối thoát. Ở ta, gọi là “giải quyết những vấn đề từ thực tiễn”…

Nước Nhật sau 30 năm chiến tranh đã trở thành cường quốc kinh tế vì đơn giản họ rất coi trọng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, hướng tới dạy con người cách suy nghĩ, sáng tạo và tự học trong suốt quãng đời còn lại sau khi ra trường.

Có 20.000 tiến sỹ, gấp đôi hay gấp ba thế nữa, nhưng cả dân tộc 85 triệu người không biết cách tự học sau khi ra trường thì coi như chiến lược giáo dục đã thất bại.

Có lẽ cách giáo dục trên của Mỹ nhằm tạo ra đứa trẻ có trí thông minh, biết xử lý tình huống hợp lý hơn là một cậu học sinh, tinh thông kim cổ, nhưng lóng ngóng không biết luộc quả trứng lòng đào hay rửa cái bát cho sạch.

Kêu gọi thay đổi giáo dục tận gốc thì cao siêu quá. Thay gốc thì ai sẽ làm cái gốc tiếp theo đây. Để rồi khi vào ngồi vào ghế của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân hay đứng trước giảng đường mới thấy cái gốc mới ấy cũng khó nhằn.

Tuy vậy, thay đi chút trên ngọn, giáo dục không hướng tới bằng cấp mà dậy cho thế hệ trẻ biết cách tự học. Biết đâu mình lại vượt Mỹ cũng nên vì dân ta vốn thông minh và nhanh nhẹn hơn người…

  • Hoa Lư

  • (Lời toàn soạn: Thật ra, cái ngọn ấy tưởng nhỏ lại không nhỏ chút nào. Nó chính là chuyện lớn nhất hiện nay - thay đổi tư duy, nhận thức và cả kỹ năng của người thầy về phương pháp)

3/9/09

Lớp trưởng .... kiểu ĐỨC!

http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/09/866528/

Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước?

tre binh thuong
Ảnh: Bảo Anh.
Tôi có cháu gái đằng vợ tên là Thanh Hòa. Từ ngày học mẫu giáo, cháu vốn khoẻ mạnh, cứng cáp và thông minh. Khi cả bọn cùng lứa với kéo nhau lên lớp 1 trường Phan Phù Tiên, quận Thanh Xuân, Hạnh đương nhiên vẫn là đầu đàn, là lớp trưởng.

Gặp nhau năm Hòa lên lớp 2, vẫn với thành tích học tập tốt, vẫn lớp trưởng, qùa thưởng dịp đó rất to. Vui chuyện, hỏi cháu về nhiệm vụ lớp trưởng, Hòa bẽn lẽn: nào hô các bạn đứng dậy chào thầy cô, nào lo trực nhật, lau bảng, nhắc các bạn giữ trật tự trong lớp... nhiều lắm!

- Thế khi gặp các bạn ẩu đả, nghịch ngợm, chế diễu nhau ngoái lớp thì làm sao?- Bố Hòa hỏi chen vào.

- Thì báo cho cô chủ nhiệm biết, ạ.

- Thế lớp trưởng mắc khuyết điểm, có bạn nào mách cho cô giáo không?

- Có mà dám!

Nghe cháu trả lời, cả nhà nhìn nhau, lặng người, cười.

*

Phương Hiền, con gái tôi, học lớp 2 trường Friedrich-Reimann-Grundschule. Cô chủ nhiệm là bà giáo R.Lipka.

Đã vài lần gặp gỡ nên tại buổi họp phụ huynh đầu năm, từ ngoài cửa, bà đã tươi cười chào: "Lần này , ông có ý kiến gì góp cho lớp đây? Chúng ta có một giờ để trò chuyện cơ đấy!".

Khi đến lượt trao đổi trực tiếp, tôi hỏi: “Thưa bà, lớp 2A, cháu nào được chọn là lớp trưởng?”(cũng phải nói thêm do khả năng tiếng Đức mà tôi đã dùng từ “lớp trưởng” theo nghĩa hiểu của tiếng Nga, hoặc tiếng Hán Ban trưởng mà người Việt ta lâu nay vẫn hay dùng).

Thoáng một chút trầm ngâm, bà R.Lipka vui vẻ nói: “Tôi nghĩ là tôi đã hiểu câu hỏi của ông. Vì qua Phương Hiền được biết, ông từng là một đồng nghiệp. Lớp chúng tôi không có học sinh nào được chọn làm Obmann hay Chef cả. Ở tuổi cấp một, chúng còn qúa bé để phải chịụ thêm trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm thêm về một bạn khác, đứa trẻ dễ ngộ nhận nó có thêm quyền lực và ngược lại đứa bị giám sát sẽ có cảm giác yếm thế, lệ thuộc. Tất nhiên chữ “nếu” chỉ là hãn hữu, nhưng dù 1% chúng tôi cũng không cho phép xảy ra. Tôi nhận thêm lương giáo viên chủ nhiệm để chịu tòan bộ trách nhiệm về họat động của học sinh trong thời gian học tại trường. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau".

Rồi bà giáo hơi mỉm cười, hỏi: “Theo ông, khi các vị phu huynh đều đóng phần thuế học cho con bằng nhau, ông có chấp nhận khi con ông bạn hàng xóm tự nhiên lại là “trưởng" của con mình không? Tất cả các vị phụ huynh của chúng tôi đều không chấp nhận, họ đòi hỏi sự công bằng. Mới vào lớp 1, lớp 2 mà đã có đứa được là "sỹ quan”, đứa là “lính" ư? Xin ông nhớ rằng, dù có tạo ra được một thủ lĩnh thì chúng ta đã đồng thời tạo ra một loạt những đứa nhút nhát và a dua, phụ thuộc thủ lĩnh. Đấy là chưa kể đứa trẻ - được tin cậy kia có nguy cơ bị nhiễm thêm thói xấu: nhòm ngó, mách lẻo, chỉ điểm... Giai đoạn đầu giáo dục cấp một, giúp hình thành chứ không nên định hình tính cách của trẻ.

R.Lipka liếc nhìn đồng hồ: “Giải đáp câu hỏi như vậy có đúng ý ông?”.

Tôi thành thật trả lời rằng rất muốn được nghe bà nói tiếp. Bà cười hiền hậu: “Tất nhiên, đề tài này phải có kết luận! Ông nên biết, khi làm đơn xin tiếp tục nghề dạy tiểu học, tôi đã bảo vệ chính đề tài này tại Hội đồng Phổ thông trung học. Tôi hiểu ngay câu hỏi của ông, vì chính chúng tôi cũng đã qua thời kỳ chuyển hoá Đông- Tây về giáo dục!”.

*

Từ năm lớp 5, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm với lớp vẫn nặng nề như thế. Nhưng do học sinh đã lớn lên, cứng cáp hơn, nề nếp sinh hoạt, tư duy đa dạng nên trong tổ chức của lớp có thêm một chức danh là Klassensprecher. (Xin dịch là “Phát ngôn viên của lớp”).

Vì là chức danh nên nhất định Klassensprecher phải do lớp bầu với đa số tín nhiệm (không cần sự có mặt của các thầy cô).

Mọi học sinh trong lớp đều có quyền tự ứng cử họặc vận động bè bạn bỏ phiếu cho mình. Klassensprecher là cầu nối chỉ truyền đạt những thông tin được các bạn nhờ chuyển đến thầy cô hoặc ngược lại, không được truyền những thông tin cá nhân không được nhờ. (Nếu vi phạm bị coi là mách lẻo hoặc xâm phạm đời tư!).

Đề tài “Lớp trưởng” tưởng chỉ là một bài học có tính giáo dục, làm thay đổi tư duy bảo thủ của một nhà giáo cổ hủ, giáo điều như tôi.

Không ngờ, 5 năm sau, khi Phương Hiền vào học lớp 7, tôi lại được chứng kiến sự dân chủ, công bằng và rất giáo dục trong môi trường đào tạo của con mình qua đề tài đó.

Đây là cảm xúc chính để tôi kể lại câu chuyện cho bạn đọc hôm nay:

Học kỳ hai của lớp 7B trường trung học chuyên Charles-Darwin-Oberschule (Gymnasium), quận Trung tâm – Berlin.

Chiều nay, Phương Hiền tỏ ra đăm chiêu, ngồi cắm cúi viết . Thấy con bức xúc, tôi hỏi thì được biết: Jonoar phát ngôn viên lớp 7B phải theo mẹ hồi hương về Cu-ba nên lớp cần bầu một người thay thế. Đã có ứng viên là Magir - một bạn gái da mầu gốc Phi. Magir thành thạo tiếng Pháp - môn ngoại ngữ thứ hai mà nhiều bạn học còn yếu. Magir có năng khiếu bẩm sinh về hoạt động thể dục thể thao. Lời cam kết trước các bạn khi đề nghị bỏ phiếu cho mình của Magir là "Tôi sẽ liên hệ để có sự giúp đỡ của cô giáo dạy tiếng Pháp. Mỗi tuần lớp sẽ có một buổi hội thoại chủ đề Pháp ngữ tại Thư viện quận Trung tâm. Năm nay, trong tuần ngoại khóa, nếu các bạn ở lớp đồng tình, được cô chủ nhiệm chấp nhận, lớp sẽ chọn Paris là địa điểm đi tham quan dã ngoại giáo dục. Tôi xin chuẩn bị đề cương tham quan bằng tiếng Pháp và in gửi trước cho các bạn. Bản thân tôi cam kết sẽ hợp tác với các bạn trong lớp, nâng điểm tóan lên 2,5 để điểm trung bình các môn của tôi trong năm là 2,5. Ngoài ra, về thể dục thể thao, tất nhiên học kỳ này, lớp ta phải có một tờ thông báo nóng hổi WM 2006 tại Đức".

Đọc tờ rơi cam kết của ứng viên, tôi hỏi con gái:

- Magir như vậy, Phương Hiền sẽ thế nào?

- Con thích được thử sức. Trường con chưa có bạn người Việt nào nhận chức danh này. Nhiều bạn trong lớp đề cử con. Chúng nó bảo con cần viết Rede Wahl versprechen (lời cam kết của ứng viên chức danh phát ngôn viên).

- Tự con đánh gía về mình thế nào?

- Con tự tin. Con có học lực tốt nên có thể giúp đỡ được nhiều bạn về môn Toán, Đức văn, Điạ lý, Anh văn.

Còn môn lịch sử,con có thể có thêm sự giúp đỡ của bố để giúp lại các bạn.

- Hoạt động ngoại khóa?

- Tất nhiên chọn Paris làm tuần tham quan giáo dục là tuyệt vời. Chính Magir có thể cộng tác với con và các bạn trong nhóm Tây Âu học. Có hai ngày cắm trại dã ngoại, cô giáo rất ủng hộ việc đi chơi mỏ muối Eisenach và thăm nơi Hitler đã cất giấu hàng vạn bức tranh quý của các bảo tàng chúng cướp được trong chiến tranh.

Ngập ngừng một chút, Phương Hiền thổ lộ thêm một “chi tiết tranh cử” làm tôi bật cười: “Bố ạ, cả lớp con bỏ phiếu kín về món ăn khoái khẩu nhất - 83% phiếu kín khi mở ra ghi là “PHO". Các bạn sẽ góp tiền, nhờ bố giúp con, nói chú Hoàng chuẩn bị trước, một hai lần vào thứ 7 nào đấy, cả lớp đến ăn. Sẽ rất vui phải không bố?

Chuyện “lớp trưởng" đã đến đoạn kết. Hình ảnh các ứng viên tổng thống Mỹ dốc hết trí tuệ (kéo theo cả vợ con) để thu phục nhân tâm cử tri Mỹ trong các chiến dịch tranh cử cam go, công bằng cứ hiện lên trong óc tôi.

Phải chăng chính nền giáo dục của họ ngay từ lớp 1, lớp 2 đã làm lớn dần lên những Merkel, Obama, Bush, Clinton, Schröder... cho đất nước? Lớp 7B của con gái tôi , liệu mai này có ra đời những thủ lĩnh chân chính từ Klassenspecher?

*

Cháu gái Thanh Hòa kể cả mẫu giáo -đến nay đã 11 năm làm lớp trưởng. Tôi thầm hỏi tương lai của “lớp trưởng chuyên nghiệp” sẽ ra sao? Có "nghề lớp trưởng" rồi, sẽ giúp cho cháu gái tôi có được lợi thế gì khi các kỳ thi sắp tới?!

(Viết nhân khai giảng năm học 2009 - 2010)

  • Trần Đình Ngân (Đức)

2/8/09

Lãnh đạo khi không có chức vụ

02/08/2009 08:31 (GMT + 7)
http://www.tuanvietnam.net/vn/harvard/lanhdaoquanly/7610/index.aspx
(TuanVietNam) - Cho dù bạn là một nhà quản lý, một nhân viên tuyến đầu hay một nhà thầu tự do thì sẽ có một lúc nào đó bạn phải tạo được ảnh hưởng hoặc thậm chí là cải thiện hiệu quả làm việc của những người không phải báo cáo chính thức với bạn.

Kinh nghiệm trong cả ba vai trò trên đã dạy tôi một số nguyên tắc cơ bản về việc lãnh đạo khi không có chức vụ. Những nguyên tắc này hiệu quả cả trong những vai trò mà bạn có thực quyền. Tôi đã sử dụng chúng trong vai trò là một giáo viên.

Với sự nhiệt thành vô tư trong công việc, bạn vẫn có thể lãnh đạo mọi người mà không cần có chức vụ. Ảnh: rps.psu.edu

1. Hãy lan truyền lòng nhiệt tình với công việc. Mỗi công việc, mỗi dự án và hoạt động có những điểm độc đáo mà khi tôn trọng những đặc điểm đó thì sự đam mê sẽ được củng cố một cách tự nhiên. Ví dụ người kĩ sự thực sự tôn trọng toán và vật lý có xu hướng không chỉ xây dựng mọi thứ tốt đẹp hơn mà còn khuyến khích người khác nữa (những người mà họ không quản lý) bằng lòng đam mê của họ với chuyên môn.

Điều đó không có nghĩa bạn phải là một người theo chủ nghĩa thuần tuý, bỏ qua tất cả những động lực bên ngoài, để thành công trong việc lãnh đạo mọi người mà bạn không hề quản lý. Nhưng nếu điều thực sự thúc đẩy bạn chính là bản thân thách thức ấy và bạn để cho mọi người có thể nhìn nhận được điều đó, hầu hết họ sẽ hướng tới mục tiêu của bạn một cách có tổ chức.

Thậm chí, trong lớp học nơi tôi giảng dạy, lòng đam mê của tôi với môn học đã lôi cuốn sinh viên vào việc học hơn là những nguyên tắc, yêu cầu tôi đưa ra.

2. Thể hiện sự xuất sắc mà không tự mãn hay trông chờ sự công nhận. Chịu đựng cái tôi của người khác luôn là một điều rất khó, cho dù cái tôi cá nhân đó đã lớn hoặc đang lớn dần lên. Khi một người có cái tôi lớn là người quản lý trực tiếp của bạn thì bạn chỉ nên tránh va chạm và làm hết sức mình cho dù khó chịu đến đâu. Nhưng hãy thử tưởng tượng mà xem, bạn sẽ không phung phí thời gian để tuân theo một người như thế nếu người đó không thực sự có quyền quản lý đối với bạn.

Những cái tôi luôn đòi hỏi có những cách riêng để trở thành trung tâm và ngụy tạo sự xuất sắc trong công việc. Nếu mọi người nhận thấy người lãnh đạo chỉ đang cố tìm kiếm sự công nhận thì điều tốt nhất mà người lãnh đạo ấy có thể nhận được sẽ chỉ là những tràng pháo tay giả vờ. Những người lãnh đạo hay đòi hỏi thường ít khi tạo được nguồn cảm hứng khuyến khích người khác.

3. Đừng quá coi trọng kết quả. Nhà lãnh đạo không có chức vụ thường bị nghi ngờ khi họ hành động giống như đội trưởng hơn một nhà khoa học ham tìm hiểu. Cả hai biết rằng kết quả là quan trọng nhưng nhà khoa học không quá coi trọng kết quả vì họ lãnh đạo trong bình lặng. Trong khi đó đội trưởng, cho dù không bị thúc đẩy bởi cái tôi cá nhân, lại chú trọng vào kết quả.

Nhìn chung, người lãnh đạo không có chức vụ thực sự phải là người ham hiểu biết hơn là người hay soi xét. Sự khác biệt này không dễ nhận thấy, và đừng cố thể hiện theo cách của nhà khoa học một cách giả tạo. Những người thể hiện hiện điều đó một cách thực sự sẽ là những nhà lãnh đạo không chức vụ rất hiệu quả và cũng là những giáo viên giỏi.

- Bài viết của Steven DeMaio trên Harvard Business Publishing -

  • Nguyễn Tuyến dịch

26/7/09

Cách nhận biết và xử trí cúm H1N1

Mã nguồn mở nè ....!!!

abd f.g .m kr jgbi EAM rc

Không ai có thể dịch được, trừ một người!

22/7/09

Hội đồng KHOA

Hình ảnh ông Hội đồng Khoa (đại biểu HĐND TP HCM) chất vấn giám đốc sở Tài nguyên- Môi trường được tung lên mạng Youtube cho… cả thế giới xem!

Lâu nay, ông Khoa đã nổi tiếng là ông Hội đồng biết chất vấn, biết đứng về phía dân. Lần này cũng vậy. Các báo ca ngợi ông nhiều. Tư cách Hội đồng như đại biểu Khoa đáng để ngợi ca.

20/7/09

Dễ như vào đại học Mỹ

Dễ như vào đại học Mỹ

TUANVIETNAM: Để thấy rõ hơn sự lạc hậu của kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng ở nước ta, chúng tôi xin giới thiệu một bài viết của một cựu sinh viên Việt nam đã theo học ở Mỹ. Bạn đọc sẽ thấy cách thức tuyển sinh đại học của họ đơn giản và cũng hiệu quả như thế nào.

19/7/09

Mentorship

Mentorship

Definition of Mentoring

Mentoring is a relationship between an individual with potential and an individual with expertise. The role of the mentor is to guide the professional development of the mentee. Knowledge, experience and organizational perspective are shared candidly within a context of mutual respect and trust.

Mentoring relationships are multidimensional. They may be within or between professional ranks.

Ideally, a mentor should be someone outside the structure of performance review. An academic advisor may be a mentor, but mentors are not limited to academic advisors. When an advisor is a mentor, the conflict of commitment inherent in review requirements (e.g., examinations) needs to be recognized.

The Responsibilities of a Mentor are:

  • to foster intellectual excitement
  • to promote scholarly integrity and values of the profession
  • to share knowledge for how a system works (the politics)
  • to foster development of technical skills (grant writing, teaching, delivery of seminars)
  • to facilitate networking within the professional community
  • to serve as an advocate: promoting strengths of the mentee and protecting resources of the mentee (including time)
  • to respect the psychological advantage inherent in a mentor/mentee relationship, including boundaries

The Responsibilities of a Mentee are:

  • to identify areas for mentorship
  • to identify an individual (or more than one) who meet needs for professional development
  • to initiate relationships
  • to formulate questions and use time with mentor efficiently
  • to accept coaching
  • to critically evaluate information shared by the mentor
  • recognize limits of a mentor/mentee relationship

Potential Pitfalls of Mentoring

The benefits of mentoring will not be achieved, and may even be negated, if you do not follow the rules. There is a real danger of this, particularly if you:

  • Do not give enough time to the mentoring task.
  • Adopt a casual approach to your meetings or other forms of contact with your mentee and change them unilaterally without good reason and do not make further arrangements immediately.
  • Appear to be disorganised and ill-prepared for your meetings with the mentee.
  • Do not take the trouble to understand the needs and expectations of the mentee.
  • Try to be nice to everyone and to satisfy their needs - in fact, to be 'all things to all people'.
  • Do not listen to what the mentee is saying to you.
  • Do not keep a professional distance and become too familiar with the mentee and personally involved with them.
  • Adopt a patronising attitude and do not treat the mentee as an adult.
  • Do not carry out what you have undertaken and, in effect, do not fulfil your part of the bargain.
  • Overstep the boundaries - for example, by straying into tutoring or direct training.

Avoiding the Pitfalls

The responsibility for maintaining the mentoring relationship rests with you as the mentor. If you do not make every effort to do so, some of the pitfalls might occur. It is important, therefore, to give some consideration to avoiding them. Here are a few suggestions:

  • Do not promise what you are unable to deliver.
  • Always do what you have promised within the time agreed.
  • Don't let the relationship break down through lack of or infrequent contact.
  • Bear in mind that you can't solve all the mentee's problems at one meeting.
  • When meeting the mentee, don't talk too much and don't be dictatorial.
  • Always give the mentee the opportunity to speak and listen to what they are saying.
  • Stick to your mentoring role and don't stray into management.
  • Finally, and above all, maintain confidentiality and don't talk to others without the mentee's consent.

http://www.howtobooks.co.uk/business/coaching-mentoring/mentoring-uk.asp

Mentoring Skills

Mentoring is essentially a practical exercise and you will find that your skill as a mentor will get better with practice. No two situations are identical and what works within one relationship will not necessarily work for another. There are very few instances when you can apply a standard answer to any particular problem, and thus there are no right or wrong solutions you will be able to apply universally. Nevertheless, there are certain good practices that will help you to tackle the role in a positive manner. Likewise, there are several bad practices to be avoided.

In order to undertake the role of mentor you will need to communicate with your mentee on an ongoing and regular basis. The way in which you prepare for and carry out mentoring meetings can have an important bearing on the relationship. Your approach to the meetings and the logistics used to set the scene for such meetings can be instrumental in the way in which your mentee views you and the process. You will need to consider how to deal with issues that will arise. These may be work related, personal, technical or professional, and each type may need a different approach.

One of the most important ways in which you can assist your mentee to achieve their objectives is by networking. It is extremely unlikely that you will be able give help and advice on all the issues that will arise. However, your experience may well have enabled you to build up a network of contacts that you can use to increase the options open to you. You can also use such networking to enable the mentee to develop and widen their own contacts.

You will find that, if you are to build up a good relationship with your mentee to such an extent that they will come to trust you, you will need to find ways of maintaining contact with them at all times, not just when there are problems. The ways in which you do this will vary and must be in a style that is comfortable for both of you.

No matter how much you work at the mentoring process there will often be times when conflict will arise with third parties who also have a relationship with your mentee. For you to be successful you will have to learn how to deal with these external relationships. Both you and your mentee will have to understand the roles of these other people and you will need to be able to deal with any circumstances that arise without breaking the rules of confidentiality or having an adverse effect on a situation.

http://www.howtobooks.co.uk/business/coaching-mentoring/mentor-skills.asp

Types of Mentor : Business, Learning and Beyond

There are a variety of situations in which mentoring is used. They are listed with a brief explanation of each.

1. The Education Mentor

Mentoring is now used frequently in schools and in institutes of higher education. At the higher-education level, mentoring schemes exist to help student teachers in their final year of training and in their first year after qualifying. Some universities use mentoring schemes to help newly appointed lecturers to settle into their roles.

2. The Induction Mentor

Many organisations designate a well-experienced member of staff to help new employees in the early stages of employment, until the new employee feels confident in their new environment.

3. The Training Mentor

A training mentor is an experienced person, who is available to help new employees and those with changed responsibilities as they acquire new skills and adapt to change. They are there to get the best out of training. It is important not to confuse this role with that of the departmental trainer or training instructor, whose job it is to teach the new skills and routines that have to be learned.

A training mentor may also help trainees undertaking a formal practical training programme to get the best out of their work.

4. The Professional Qualification or Vocational Qualification Mentor

The professional qualification mentor is a role that may be required by a professional institute. Their function is to guide a student towards qualification. In contrast, the vocational qualification mentor is concerned with helping an individual to prepare for and acquire a National Vocational Qualification. Their role is to guide the individual through their training and the gathering and presentation of their portfolio of evidence of experience, by which they can prove their competence at the required standard.

5. The Mainstream Mentor

This is very much a general mentoring role and, in those organisations with a broad mentoring policy, will be the most common. The role of the mainstream mentor is to act as a guide, adviser and counsellor at various stages of career development, through whatever transitions occur or may be anticipated.

6. The Board-level or Executive Mentor

There is no reason why mentoring should be confined to staff at the beginning of their careers or who are developing within a profession or an organisation. Directors at board level can benefit from the service of a mentor. This is not uncommon and, frequently, a senior individual (possibly from outside the organisation) will provide support to directors and executives on strategic matters, career development and other issues associated with change.

http://www.howtobooks.co.uk/business/coaching-mentoring/business-mentor.asp

The Role of a Mentor

Mentoring is about one person helping another to achieve something. More specifically, something that is important to them. It is about giving help and support in a non-threatening way, in a manner that the recipient will appreciate and value and that will empower them to move forward with confidence towards what they want to achieve. Mentoring is also concerned with creating an informal environment in which one person can feel encouraged to discuss their needs and circumstances openly and in confidence with another person who is in a position to be of positive help to them.

The need or even the necessity to achieve is present in all stages of life. At school and higher education there are standards to attain and examinations to be passed. If we have a hobby or a spare time interest, it is likely that we will be keen to get to grips with it as quickly as possible. When we start work we need to know the ins and outs of our job and what we are expected to do. In time, we may wish to consider the career prospects that exist in our current job and what we might aspire to. On a personal level, we may have set goals for achievement in the medium and long term. Clearly, we need help, advice and support in many aspects of life.

There are many sources of help that are linked to the attainment of goals. The formal structures within education, for instance, are designed to help students to complete their studies successfully. In the world of work, most organizations have systems of training and in-service development. Frequently, these are linked, and rightly so, to formal strategies for training and development, supported by processes of appraisal and performance review. Many of these approaches, however, have a common element - they take place in-house within the line management structure. Formal training and development structures are intended to be supportive and helpful. It is a fact of life, however, that some people do find it difficult, and possibly embarrassing, to discuss matters of a personal nature and their true career development intentions with those with whom they are in a line management relationship. In such cases, some other type of help and support is desirable.

Mentoring is an approach to people development that introduces an independent and objective source of help outside and independent of the line management relationship. It is being introduced, increasingly, into many different organizations and circumstances. Common examples are found during formal periods of training, in preparation for vocational or professional qualifications, in the introduction of new employees to new jobs and, at the opposite end of the structure, to help senior members of staff to prepare for their next posts. Mentoring also features within the academic sector - in the staff development processes of some colleges of further and higher education - and is also being used in schools to foster the development of gifted schoolchildren.

Whatever the circumstances, mentoring is an exclusive one-to-one relationship, is completely confidential and can be a useful complement to other staff development tools.

http://www.howtobooks.co.uk/business/coaching-mentoring/role.asp

18/7/09

Đánh giá học phần tại Trường Đại học Cần Thơ

Việc sinh viên đánh giá học phần bằng bảng hỏi đã được tiến hành rộng rãi tại Trường Đại học Cần Thơ từ những năm đầu của thập niên này. Từ năm 2001, nhà trường bắt buộc mỗi học phần đều phải được sinh viên đánh giá thông qua “Phiếu thăm dò môn học” (Phụ lục 1). Phiếu này do trường tự thiết kế. Phiếu được phát cho sinh viên vào ngày thi hết môn. Sinh viên không phải ghi tên vào phiếu. Kết quả đánh giá cũng được giữ bí mật đến ngày giáo viên công bố điểm thi và được gửi đến lãnh đạo các đơn vị để họ xem xét, có ý kiến đối với giáo viên nếu cần. Đến năm 2003, việc bắt buộc đánh giá học phần bị dừng lại do ý kiến phản đối từ phía giáo viên.

Năm 2006, chuyên gia về đảm bảo chất lượng của Hà Lan giúp Trường thiết kế bản câu hỏi để đánh giá môn học. Bản hỏi này được Việt hoá và được góp ý nhiều lần thông qua các hội thảo (Phụ lục 2). Đến năm 2007, chúng tôi thực hiện đánh giá học phần một cách rộng rãi và bản hỏi này được phát đến sinh viên. Khác với lần đầu, Trường cho giáo viên đăng ký đánh giá, tức là việc đánh giá nay không bắt buộc mà dựa trên tinh thần tự nguyện. Kết quả bản hỏi nhập vào máy tính và gửi về cho giáo viên để họ tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong lần đánh giá này, giáo viên cảm thấy thoải mái hơn vì kết quả đánh giá không gửi cho lãnh đạo các đơn vị. Giáo viên cũng nhận thấy rằng phản hồi từ phía sinh viên thông qua bản câu hỏi giúp họ nhìn lại chính mình và giảng dạy tốt hơn.

16/7/09

What is mentoring?

Mentoring 1

Employee training system under which a senior or more experienced individual (the mentor) is assigned to act as an advisor, counselor, or guide to a junior or trainee. The mentor is responsible for providing support to, and feedback on, the individual in his or her charge.

Mentoring 2

There are many perspectives on the definition of mentoring, especially since the relatively recent popularity of personal and professional coaching. Traditionally, mentoring might have been described as the activities conducted by a person (the mentor) for another person (the mentee) in order to help that other person to do a job more effectively and/or to progress in their career. The mentor was probably someone who had "been there, done that" before. A mentor might use a variety of approaches, eg, coaching, training, discussion, counseling, etc. Today, there seems to be much ongoing discussion and debate about the definitions and differences regarding coaching and mentoring.

12/7/09

Cách chuyển nhà từ 360.Yahoo sang Blogger hoặc WP

Có thể thông tin này chậm nhưng cứ đưa lên đây để bạn nào còn cần thì sử dụng.
Mình chỉ mất chưa đầy 20 phút để làm xong tất cả.

Bắt đầy TỪ ĐÂY

Chuyển qua BLOGGER

Chúc bạn thành công!

24/5/09

"Ghét" vợ!

Cả ngày lo nhà cửa
Thấy ghét vợ lắm rồi
Một mình chồng xoay trở
Ốp lát - chạy hết hơi

Giờ thì đi tắm phát
Tối lại phải chát rồi
Ghét vợ sao ghét thế
Toàn những chuyện "lôi thôi"

Đời trai thôi đến thế
May cũng sắp qua rồi
Nhà xây xong hết ghét
Chỉ còn mỗi yêu thôi!

19/4/09

Kính cáo đồng bào!

Bà con ạ, tôi đang làm nhà. Làm mới hoàn toàn đấy. Tính đến ngày đập nhà ra xây, tôi có cả thảy 7 ngày chuẩn bị.
Giờ đang bù đầu nên chẳng có thời gian mà blogging nữa. Bà con ghé qua, mừng cho nhà thật là OK roài nha.
Ai mai mốt có xây nhà, nhớ kêu tui, mua vui cũng được 1 vài trống canh đó.

25/3/09

Ngẫu hứng ngày này

Ngày mai là ăn hỏi
EM nhớ có ở nhà
Đừng có đi chơi xa
Để nhà anh sang nhận
Không phải để kỷ niệm ngày 26/3?

4/2/09

Chào mừng sinh nhật vợ!





Lần thứ 2, sinh nhật vợ, mỗi người mỗi nơi. Hơi chán tí nhưng quen rồi. Âm mưu được sắp đặt từ trong tết, kết quả đã thành công mỹ màn (tự đánh giá thôi).

Xin báo cáo:
- 2 nhí trong ảnh là Nhật Phương và Đức Nam.
- photo: BungBu
- design: Holimonster1983

Chúc mừng sinh nhật đồng chí vợ nha!

2/2/09

Em hổng biết đâu?

Tôn trọng vợ thật hay là sợ vợ đây?

Cả hai. Một là họ giữ gôn cho mình, họ tử thủ bong ke, lô cốt cho mình để mình lang thang. Cái thứ hai là sợ vợ theo nghĩa khác. Sợ vợ ở đây là một giá trị đàn ông. Vì ta sợ cái mỏng, cái nhẹ chứ không sợ quyền lực, tiền bạc, cho nên ta không hèn.

Đẻ được một đứa con ra không thiếu mắt, mũi, tay chân là quý lắm rồi, nhiều khi coi nó như bố mình, như phản ánh lại thời kỳ xanh tươi tuổi trẻ .... Bây giờ có một người đàn bà đẻ ra bố mình thì đó là bà nội mình. Cho nên sợ vợ là phải, vậy thì hỡi những người đàn ông chân chính hãy biết biến thành con của vợ mình, hãy nể phục vợ mình để nó tha cho mình mọi tật nguyền, tội lỗi

Không ai có thể quang quác đứng giữa nắng trời mà nói rằng ta là hảo hán, ta là nam tính sần sùi bởi vì cái đó để dành cho những bưởng trưởng đào đá đỏ, cho những giang hồ đường dài, buôn lậu đường xa.

Những bóng hồng đã đi qua cuộc đời thì dám nói đến nhưng nói thầm thôi chứ nói to ở vào cái tuổi này sợ bị tổn thương người khác, làm tổn thương người khác một thì mình bị tổn thương mười

Các cô gái trên hành tinh đều có số đo giống nhau, có răng khểnh như nhau, có đôi mắt lúng liếng giống nhau thì cuộc đời này thê thảm lắm. Mỗi cô gái phải là một màu, một mùi, thì đàn ông mới mê mệt.

Đàn ông thì nó như một đám đông mênh mông, không mùi vị vì đàn ông thời nay cũng phải bươn chải mưu sinh, đếm củ dưa hành, đo lọ nước mắm

Nam tính do lịch sử quy định, khi xã hội nó phát triển lên rồi thì nam tính lại trở lại, đàn ông lại lo việc lớn, mắt nhìn lại rộng mở ra.

Định nghĩa nam tính là một cái hóc hiểm, một người đàn ông có thể trả lời trong một đời, cũng có thể trả lời trong một giây. Tôi thì tôi nghiệm ra người đàn ông nam tính nhất là người đàn ông nữ tính nhất.

Nam tính là khi họ hướng trọn đến thế giới sâu thẳm, mênh mông, hút hặm của đàn bà, khi nào họ vô cảm với đàn bà thì họ mất nam tính. Cảm hứng tình yêu là cảm hứng mẹ của mọi cảm hứng, nó nuôi dưỡng mọi cảm hứng khác, kể cả cảm hứng yêu nước.

Nhà văn CHU LAI

25/1/09

Chúc mừng năm mới Kỷ Sửu - 2009


Năm mới Kỷ Sửu - 2009 đã đến.
Nhân dịp năm mới, chúc tất cả người thân, bạn bè của chúng tôi
một năm nhiều thành công, hạnh phúc và an lành!

21/1/09

Thầy tôi!

Năm ngoái, chúc tết Thầy muộn lắm. Ngày 29, tháng Chạp mới tới. Muộn quá nên Thầy về quê rồi. Không có cơ hội nói với Thầy câu chuyện cuối năm. Câu chuyện mà thường ở đó, mình nhận ra được nhiều điều cho cuộc sống, nhất là cách nghĩ để vượt qua những đắng cay, nặng nhọc trong công việc. Bởi thế là vì câu chuyện cuối năm thường hay nói tới những điều con dang dở, còn vướng bận và Thầy luôn cho mình những lời động viên, chỉ dẫn.

Năm nay, rút kinh nghiệm, ta đi sớm hơn. Ấy vậy mà cũng lại trễ 1 ngày so với dự kiến. Đã chuẩn bị đi thì các chiến hữu ở khoa KHQL lại đến. Thế là đành vậy Thầy ơi, chứ em yêu quí chúng nó vô cùng, như yêu quí chính Thầy vậy. Chẳng phải nhiều điều Thầy dạy thì cả em và chúng nó đều suy ngẫm và làm và trưởng thành đó sao. Thế nên, Thầy chịu thiệt tí nhé. Mai em sẽ gặp Thầy. Chắc chắn thế.

Hôm nay, gặp Thầy rồi. Vui. Thầy trông khỏe dù vẫn nhớ Thầy hay nói "Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già". Khà khà, nói trộm ở đây, đúng một phần thôi Thầy nhé. Câu chuyện Thầy - Trò vui lắm. Thầy hỏi thăm tới em là chính. Hơi ghen tí, vì mình thì chẳng được hỏi gì.

Chuyện xôm nhưng thi thoảng lại đứt quãng vì cu Đức Quang. Mình đặt cho hắn nick name là Quang chocolate vì chỉ một nhoáng mà hắn đã chén mấy cái rồi và ông ngoại hắn thì vui vẻ với cách trêu ghẹo cu cậu về lọ kẹo có phép màu nhân 1 thành 2.

Một cặp vợ chồng nữa tới chúc Tết. Thầy ra đón. Qua cách chào thì chắc là lần đầu gặp. Chắc lại liên quan gì đó với chuyên môn rồi. Mình biến vào bếp và chơi với cu Quang với ba bài toán:
- Bài 1: Một con đi trước, đi trước hai con....
- Bài 2: Ba con chim đậu trên ngọn cây và người thợ săn ...
- Bài 3: Hai con dê qua cầu
Đến gần 20 phút. Nóng rực cả người. Hóa ra chơi với trẻ thật không đơn giản nhưng cũng thật hạnh phúc. Nào, ai có thể bắt bẻ được cu cậu khi bài 1 là có cả thẩy 9 con; bài 2 thì còn 2 con và đến bài 3, cháu sẽ làm thêm 1 cây cầu nữa cho chúng nó đi. Tuyệt vời chưa! Hẹn với cu cậu năm sau sẽ có thêm những bài nữa nhé.

Quay lại cặp vợ chồng nọ. Họ đến mời Thầy đọc và góp ý cho đề cương luận án tiến sĩ của anh chồng. Cả 2 đều là giảng viên đại học sư phạm. Nhìn kìa, Thầy chắp hai tay trên mặt. Da mặt cứ đỏ lên. Đỏ hồng rồi đỏ tía. Chắc là có tâm trạng rồi. Mà cũng phải, không tâm trạng thì không phải là Thầy rồi bởi tên đề tài luận án là "Nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên đại học sư phạm Việt Nam hiện nay". Khủng khiếp thật! Không biết đến bao giờ cỏ non mới lại mọc trên mặt đất được nhỉ?

Mình nói với vợ chồng nhà nọ, nhìn Thầy tôi (đương nhiên chưa phải là Thầy anh rồi) xúc cảm lộ diện thế kia, chắc có chuyện không hài lòng rồi (dù cứ phải nhắc lại là, Thầy không phải là chân lý nhé!!!) nhưng như thế, tôi mừng. Thế có nghĩa là Thầy tôi vẫn còn "dùng được", vẫn còn "hữu ích". Anh tới nhờ Thầy đọc giúp đề cương. Được chứng kiến, với tôi, Thầy vẫn làm được, làm tiếp cái tâm nguyện truyền nghề của Thầy. Thế là quý rồi, mừng rồi. Còn Thầy có ích cho anh thật không, anh biết, tôi chẳng biết. Chúc cho anh bạn thành công với luận án của mình dù rằng, với tớ, cái phạm vi nghiên cứu đó, cứ như ....... lên trời ý!

Thầy đỏ mặt, Thầy tôi!

17/1/09

Thấm thoắt sẽ hết năm!


Thấm thoắt đã hết năm
Em đi đã hơn ba trăm ngày rồi nhỉ?
Những entry tưởng sẽ dài hơn thế
Dẫu vậy mà chẳng thể thường xuyên


Thấm thoắt đã hết năm
Gần 400 đêm dài đấy
Ẩn vào đêm

Che dấu nỗi nhớ em..


Thấm thoắt đã hết năm
Sau những ngày nắng cháy
Sau những chiều thu vàng nhuốm lá rơi
Giá lạnh ngày đông lại đến đây rồi


Thấm thoắt đã hết năm
Lại sắp đến TẾT rồi em nhỉ?
Thêm TẾT nữa chúng mình chia hai nửa
Giao thừa lệch giờ, đến trước đến sau


Thấm thoắt đã hết năm

Rồi sẽ là năm nữa

Đón em về, đón cả ngày đông

TẾT đến, rượu nồng và chúng mình bên nhau.


Thấm thoắt sẽ hết năm
Vui nhiều lên em nhé

Anh nhớ em hơn những gì có thể

Nỗi nhớ dài hơn cả tháng năm


Thấm thoắt sẽ hết năm!


(Kỷ niệm tròn 1 năm ngày em lên đường du học)




Vài cuối tuần nữa... năm mới qua

Vài cuối tuần nữa, năm mới qua
Làm khối người kia sẽ về già
Làm đứa trẻ xưa thấy mình không đơn lẻ
Bởi chúng cao hơn bên những tòa nhà

Vài cuối tuần nữa, năm mới qua
Cho cái sự học lại gập ghềnh như thế
Cho cái khó đến mau hơn thường lệ
Cho nghề nghiệp kia, câu hỏi lớn dần lên

Vài cuối tuần nữa, năm mới qua
Cho cô gái má hồng e lệ
Cho tuổi xuân tự hỏi chàng trai trẻ
Đến khi nào hai đứa ngoảnh nhìn nhau

Vài cuối tuần nữa, năm mới qua
Se sắt lạnh, giá đông ngày Tết
Cho bao lứa đôi, chuyện tình thêu dệt
Đợi xuân sang, vươn những chồi xanh

(ngẫu hứng tối 17/01/2009)



6/1/09

Nhớ lại ngày 28/12/2008!


Sáng sớm ngày 28/12/2008



Mở mắt, vươn vai, khoan khoái với những ngày được nghỉ ngơi. Em yêu vẫn đang ngủ. Bật máy, thở dài 1 tiếng, nghĩ tới 10 năm trước ở Hàng Đẫy ... ngao ngán!!!


Lão HUY vẫn thủng thẳng cho rằng, đừng vội nghĩ sẽ lại về nhì, thầy Tô chắc còn nhiều mưu. Mình mong như thế nhưng vẫn không dám tin. Đọc VnExpress thấy có đoạn viết này, đồng cảm quá, gửi cho mọi người có trong list YM:
"Cách đây 10 năm, cũng chính tại Hà Nội này, Việt Nam tiếp Singapore trong trận chung kết AFF Cup (khi đó còn gọi là Tiger Cup). Đội chủ nhà vào trận với vị thế cửa trên. Ở bán kết, họ đã hạ Thái Lan đến ba bàn không gỡ. Cả đất nước hình chữ S khi đó sống cùng mong chờ thời khắc nâng cao chiếc Cup vô địch. Nhưng, điều đó đã không xảy ra. Khi trận đấu còn chừng 20 phút, bàn thắng từ cái lưng của Sasi Kumar đã đem chiến thắng đến với Singapore".
Gửi đi mà mong thầm đừng có ai chửi mình vì nói cái sự xui xẻo. Hic!

Ngày 28/12/2008



Bồn chồn cả ngày không yên. Giục lão Huy tiếp tục tìm chỗ xem đá bóng trong... tuyệt vọng.

Đi chơi với em yêu, đầu vẫn lởn vởn tối nay xem bằng cách nào. Hic! Giờ em đọc những dòng này, chắc mình sẽ bị ... beo tai cho xem nếu mà ở bên cạnh. Phù! May thía!

Đến nhà bạn Ayu - bạn học người Indonesia của em yêu (sorry bạn nhé, tớ chưa biết viết tên của bạn). Anh chồng của bạn vừa đi nhổ răng nhưng vẫn cố giải thích cho mình cái điều mà nghe xong chỉ muốn khóc: "Thể thao ở ÚC chỉ có kênh 10 thôi, không biết có phát không?". Vào website tìm kênh 10, tra tra cứu cứu, tịnh không có dòng nào về AFF Cup cả. Mịa, bọn Úc đến lạ, đất nước nở cởi mở đón bao người tới, đội tuyển quốc gia của nó lại xin tham gia vào Liên đoàn bóng đá châu Á, vậy mà chúng nó lại không biết đến AFF Cup. Trời mà hiểu được!

Không hy vọng gì ở tivi. Nhớ đến bác Lân Trung. Oạch, ăn chơi sợ gì ... rơi rơi. Bấm điện thoại, alô cho đại ca. Líu lo một hồi. Hỉ hả một hồi. Hỏi: "Chỉ cho em cách nào xem đá bóng tối nay đi, em tìm hết cách rồi!". Đáp: "Mày có hỏi tao là ông TÔ đưa thằng nào vào sân thì OK. Còn xem ở đâu thì tao chịu". Thiếu điều muốn khóc đi mất, chán cho đại ca quá!

Thôi. Tối nay lại xem tường thuật qua mạng vậy!

Chiều tối 28/12/2008

Lướt các trang báo điện tử. Trời ơi! Vietnamnet không vào được trang nào trừ trang NGƯỜI HÂM MỘ. Điềm báo rồi! Server chắc dồn hết cho trang này rồi. Chắc tối nay, F5 xong rồi ngủ 1 giấc dậy vẫn chưa update rồi. Hu hu!

Lão HUY báo tin vui. Có link xem online nhưng đường truyền ở nhà hết băng thông rồi, để vào office xem thôi (nói thêm, lão này và lão Kham là NCS nên có phòng làm việc riêng tại trường và trường thì lại gần nhà, có thể vào bất cứ lúc nào). Nghe mà sướng phát điên! Cái thằng này chưa khi nào đáng yêu như thế.

Em yêu hì hục cho ăn sớm. Hì hục làm hộp hoa quả đầy ự để tẩm bổ cho các fan nhà. Mình hì hục đi đun nước, đổ vào chai để hò hét cho đã.

Trước giờ bóng lăn!



"Để em vào office thử xem thế nào? Lỡ không ổn thì cả hội kéo nhau đi mất công", Huy nói. Nghe hắn nói vẫn thấy đáng yêu thế cơ chứ. Chu đáo thế, chắc tối nay vui roài.

Còn 20 phút nữa, không thấy lão Huy về, không thấy tin tức gì. Gọi điện thì để điện thoại ở nhà. YM thì lão không vào. Số điện thoại ở office thì không ai biết. Đứng ngồi không yên!

Còn 15 phút. Lão HUY báo tin mà giọng như mếu, hết cách rồi, chỉ còn xem ..... báo thôi. Hu hu!
Mẹ ơi, đời chưa bao giờ cay đắng thế cơ chứ. Cảm giác đứng ngoài lệ cuộc đời của Tổ quốc nó mới buồn tủi làm sao....

Bắt đầu!

HUY về. Buồn lắm nhưng quyết không để ... buồn hơn nữa. Mỗi thằng 1 máy, ra bếp ngồi bàn cho máu. Chẳng là lượt đi, 2 anh em 1 máy, load 5 tờ liền, đợi ói máu. Thôi hôm nay, anh 3 tờ, chú 3 tờ. Chắc cập nhật được nhanh.

10 phút đầu trôi qua. Tin tức quê nhà như chìm trong vô vọng. Lại điện thoại. Nhắn tin về các số ở Việt Nam, miễn số nào có hy vọng dù..... đến 90% sẽ là thất vọng. Làm ơn đi! Online đi! Vào YM đi! Chờ. Chờ. Chờ. Chờ. Chờ.

Bụp! 1 tên xuất hiện. 2 thằng cười toe toét. Có cứu tinh rồi.

"Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:14:15 PM): Hi


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:14:19 PM): Có đó không?


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:22:09 PM): dạ có


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:22:14 PM): giờ em mới đi ăn lên


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:22:18 PM): Có xem chung kết ko đấy?


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:22:19 PM): mà VN thua rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:22:23 PM): dạ có


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:22:28 PM): thua 1 bàn


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:22:28 PM): Lúc nào?


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:22:29 PM): +__+


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:22:35 PM): vừa xong ạ


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:22:35 PM): Cấm đùa nhá


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:22:36 PM):


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:22:39 PM): em k đùa mà


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:22:42 PM): thua 1-0


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:22:45 PM): vừa vào xong"

Mẹ ơi! Trời ơi! Đất ơi! Sao mà lại đau thế nhỉ? Bóng ma 1998 lại ám ảnh. Lão HUY an ủi, chưa sao, còn nhiều thời gian mà. Cái thằng cha đến lạ, niềm tin của hắn với thầy TÔ ghê gớm thật.

"NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:38:02 PM): oài, em k rành bóng đá đâu


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:38:07 PM): vì có VN nên mới xem thôi


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:38:13 PM): Biết


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:38:15 PM): cố lên


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:38:21 PM): BLV đặc biệt


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:39:46 PM): phút thứ 40 rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:39:54 PM): tổng tỷ số 2 trận vẫn là 2 đều mà


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:39:57 PM):


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:40:01 PM): Tốt. BLV là thế đấy


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 7:40:02 PM): mình vẫn còn cơ hội"

Chợt có tên thứ 2 xuất hiện! Tên này nhanh lắm. Có 2 bình luận viên là oách rồi. Nào cố lên!

"Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:44:10 PM): Ê tường thuật bóng đá đi


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:44:22 PM): Bên này tivi ÚC nó ko có phát


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:44:26 PM): hổng có xem được


Nguyen Hai Van (12/28/2008 7:44:28 PM): suýt tí nữa thì vào thầy ah


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:44:29 PM): toàn đọc báo


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:44:33 PM): mà báo thì chậm lắm


Nguyen Hai Van (12/28/2008 7:44:38 PM): đang 0-1


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:44:38 PM): Thanks!


Nguyen Hai Van (12/28/2008 7:44:52 PM): Tấn Tài vừa sút nhưng ko vào


Nguyen Hai Van (12/28/2008 7:45:03 PM): thầy ko xem ol đc ạ


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:45:54 PM): Có xem được đâu


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:46:01 PM): Ko 1 web nào phát được cả


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:46:15 PM): Tường thuật cái nhé


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:46:27 PM): Chờ mãi mới thấy có 2 BLV nhà ... bè xuất hiện


Nguyen Hai Van (12/28/2008 7:46:35 PM): em bây h cũng có xem TV đâu


Hai Dinh Viet (12/28/2008 7:46:50 PM): Thế mày ở đâu mà vừa bảo TT sút hử?


Nguyen Hai Van (12/28/2008 7:46:51 PM): nghe tiếng bình luận viên ở dưới nhà dội lên thôi"

Ui trời ơi! Còn ai sướng hơn tôi không cơ chứ! Xem bóng đá thế này thì chỉ có tôi chứ còn ai vào đây nữa. Mình và Huy, 2 thằng cười. Cười như điên, như dại. Cười như mắc dịch. Nước mắt đầm đìa và không thể ngừng lại được. Chắc đến già 2 anh em mà nhớ lại trận cười này thì chắc cũng lại lăn ra cười chẳng chơi!!!

Hết hiệp 1!

Giọng đều đều, lão HUY vẫn cho là cửa còn rộng, rộng lắm. Quái lạ thằng cha này. Sao hắn có thể vững tâm thế nhỉ.

"NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:19:48 PM): Tài Em vẫn trên sân


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:20:40 PM): VN có 1 quả đá phạt tại chỗ về phía Thái


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:20:44 PM): nhưng đá ra biên rồi


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:20:49 PM): ;((


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:20:52 PM):


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:21:51 PM): hiện giờ thế trận trở nên cân bằng rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:21:55 PM): mình k ép đc sân nữa


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:22:01 PM): có vẻ mình mệt rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:22:06 PM): chạy lờ đờ sao đó


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:22:07 PM):


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:22:08 PM): ???


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:22:12 PM):


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:22:16 PM): trong khi nó chạy vẫn nhanh lắm


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:22:38 PM): Tấn Tài có 1 quả câu bóng bổng


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:22:43 PM): nhưng k chính xác


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:22:48 PM): vẫn ra ngoài cột phải


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:23:15 PM): phạt góc cho VN


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:23:30 PM):


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:23:51 PM): Công Vinh vừa sút 1 quả thẳng vào khung thành mà vẫn ra ngoài cột dọc phải"



Mỗi phút trôi qua. Hy vọng trôi qua. Phút 90 rồi. Cái giây khắc này sao mà ... nghẹn thế.

"NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:44:29 PM): vẫn giành bóng giữa sân thôi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:44:33 PM): mình mất bóng rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:44:43 PM): may mà nó đi cũng chán


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:46:00 PM): mình bị mất bóng nhiều quá


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:46:24 PM): Thái lại có 1 cú sút về phía khung thành mình, mà thủ môn đoán đc đường bóng


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:46:27 PM): nên bắt gọn rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:47:26 PM): Mình dâng lên tấn công


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:47:40 PM): mà k sắc nét lắm


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:47:45 PM): bóng ra giữa sân rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:48:31 PM): Việt Cường ra


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:48:34 PM): Quang Cường vào


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:49:31 PM): đang là phút đá bù giờ rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:49:37 PM): xem ra mình thấm mệt rồi


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:49:39 PM):


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:49:46 PM): giữ bóng k chuẩn nữa


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:49:51 PM): toàn trượt


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:50:39 PM): VN đc 1 quả phạt ở sát khu cấm địa


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:50:49 PM):


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:50:49 PM): quả này ăn đc thì ăn, còn k thì khó


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:51:02 PM): Thía là thía nào?


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:51:14 PM): VÀO


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:51:26 PM): Vào rồi thày ơi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:51:29 PM): Công Vinh


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:51:32 PM): Vaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:51:34 PM): Vaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:51:47 PM): Vào rồi, còn 1-2 phút nữa thôi


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:51:50 PM): Thannnnnnnnnnnnnnllllllllllllllllllllllll


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:51:58 PM): Thankkkkkkkkk


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:52:06 PM):


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:52:25 PM): Công Vinh bị lấy mất áo


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:52:48 PM):


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:52:49 PM): Công Vinh đánh đầu vào


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:52:58 PM): Thắng rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:53:00 PM):


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:53:06 PM): vô địch rồi


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:53:07 PM): Thật không?????????


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:53:10 PM): thật mà


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:53:13 PM): ăn mừng rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:53:31 PM): Thắng


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:53:32 PM):


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:53:34 PM): vô địch rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:54:12 PM): bàn thắng ở phút cuối


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:54:19 PM): Cổ động viên đâu rồi???/


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:54:25 PM): ầm ầm lên rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:54:30 PM): có ông Dũng


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:54:32 PM): cũng ở đó


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:54:35 PM): bắt tay loạn xạ


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:54:37 PM):


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:54:44 PM): Tiếp, tiếp đi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:54:50 PM): Tấn Tài


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:54:57 PM): xúc động quá suýt ngất


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:55:02 PM): có cả bác sĩ chạy vào


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:55:33 PM): vẫy cờ tổ quốc chạy vòng quanh sân rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:55:55 PM): bàn thắng đẹp


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:56:00 PM): đá phạt tại chỗ


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:56:06 PM): bóng bổng


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:56:16 PM): Công Vinh quay lưng vào gôn đánh đầu ngược vào


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:56:24 PM): tâng bóng qua đầu thủ môn


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:57:07 PM): CĐV tràn xuống rồi


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:57:10 PM): Việt Nam - Hồ Chí Minh


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:57:14 PM): công an còn đứng chụp ảnh


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:57:22 PM): Việt Nam - Hồ Chí Minh


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:58:11 PM): Việt Nam - Hồ Chí Minh


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:58:23 PM): Thank you so much!!!!


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:58:28 PM): Thank you so much!!!!


Hai Dinh Viet (12/28/2008 8:58:33 PM): Thank you so much!!!!


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:58:38 PM):


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:58:43 PM): thày Huệ mới gọi cho em


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:58:47 PM): hỏi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:58:49 PM): xem không


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:58:51 PM): thắng rồi


NgaoTuyet NgaoTuyet (12/28/2008 8:58:52 PM):



Mình và HUY lao vào nhau. Cười. Chảy nước mắt tự lúc nào. Phi vào phòng. Em yêu đang ngủ say. Ôm lấy em. Lay em dậy. Không dám hét to vì mấy cháu nhỏ đang ngủ. Sướng quá em ơi! Chiến thắng rồi! Vô địch rồi!

Cảm ơn NgaoTuyetNgaoTuyet! Em là bình luận viên độc đáo nhất của tôi!

Hồng nhắn tin. Rồi sau đó gọi điện. Đừng có ra đường nhé. Chỉ kịp nhắn vội thôi vì sợ....
Hùng gọi điện. Nghe tiếng lạ hoắc, phải hỏi lại mới nhận ra. ÔI, thằng Hùng hôm nay cũng cuồng vì bóng đá. Quá lạ, quá lạ! Hóa ra nó cũng tuyệt vời ghê. Chắc là tại nhà nó gần sân Mỹ Đình mà.

Lao tới máy tính. Bật word. Gõ và gõ và gõ. Gần 1o phút sau, Giấc mơ vàng đề tặng ông Calisto và các tuyển thủ thân yêu đã xong. Lão HUY ngó đăm đăm nhưng chắc lão cũng sướng lắm mà không dám phá mình đang...... thi hứng!

Những phút sau đó là chat. Là hét lên qua YM! Lão HUY nhanh tay tải ngay Quốc kỳ! Chưa bao giờ cờ Tổ quốc lại đẹp như thế. Treo lên avatar! Treo lên mau! Thấy nick nào bật sáng là hò hét mọi người cùng treo. Có đứa còn kêu lên: "Em không có cờ!", "Em không biết treo!". Thế mà loáng sau, treo hết, treo hết!

Giấc mơ vàng đã thành hiện thực!