- Học ít hơn để biết nhiều hơn
-
Lâu nay, tôi vẫn suy nghĩ về việc trên. Sau rốt tôi nghĩ ra thế này:
Học ít:
- Giảm tải giáo trình. Cắt bớt còn lại khoảng 1/5 là đẹp.
- Giảm lý thuyết. Nếu cần thiết có thể không dạy lý thuyết.
- Giảm tự luận khi thi cử.
Biết nhiều:
- Thực sự đọc giáo trình (thay vì mua một đống dày cộp về vứt xó)
- Biết tự học lý thuyết 1 cách tự nguyện (vì nhu cầu tìm hiểu tự thân)
- Tăng cường trí tưởng tượng và khả năng phê phán (vì tránh được lối mòn khi phải thi viết tự luận).
- Tăng cường khả năng đọc vì có thời gian để đọc sách nhảm mà không phải lo học mấy mớ kinh điển thực sự nhảm.
Tóm lại, tôi nghĩ là sinh viên sẽ giỏi hơn hẳn nếu có người tin họ và ĐỂ CHO HỌ YÊN!
Thursday March 13, 2008 - 12:43pm (ICT)
- ------------------------------------------
- Vẫn chuyện học ít để biết nhiều
-
Trong một lần lên lớp tiếng Bồ với các giảng viên toán, bố tôi có hỏi tại sao trong một phương trình, khi chuyển vế lại phải đổi dấu?
Ví dụ: a + b = c +d, chuyển vế b sẽ được a = c + d – b.
Tất cả các giảng viên đều ngắc ngứ rồi tịt. “Ở VN thì thế được, chớ sang bên kia học sinh thắc mắc ngay. Không biết tại sao thì làm sao mà dạy được?” – bố tôi khoái trí (chả là cụ biết câu trả lời) (*)
Bây giờ thử đọc mấy cái câu này coi:
- Như chúng ta đều biết, chức năng cơ bản của báo chí là tuyên truyền và giáo dục. (và vì “chúng ta” đều biết cả rồi nên khỏi phải chứng minh nữa ).
- Mác cho rằng tính đảng là đỉnh cao của tính khuynh hướng. Đó còn là động lực tạo nên cảm hứng của người Viết (Đố ai dám cãi?)
- Lý luận báo chí cách mạng chỉ ra rằng thể loại báo chí hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp (Lý luận báo chí cách mạng là thằng nào? Còn đấu tranh giai cấp là giống gì mà đẻ ra tất cả?)
Đấy, chuyện này lạ gì. Trong ngành của tôi chuyện này đầy ra.
Những phán đoán được mặc nhiên công nhận đúng.
Những chân lý tự nó chạy vòng quanh không ai kịp tóm lại để hỏi xem nó xuất phát từ đâu,
Những định kiến hoàn toàn vô căn cứ nhưng luôn chắc như đinh đóng cột.
Cay cú tí thôi. Còn nghiêm túc mà nói, quan điểm của tôi về mọi loại lý thuyết là tính mở của nó. Người truyền đạt lý thuyết phải tránh được lối “tẩy não” đối với người tiếp thu.Học lý thuyết sẽ không phải là học nó, mà là học cách đặt nó vào một hệ thống những điều mình đã biết và tiếp tục mở rộng hệ thống đó.
Tôi biết nhiều người thông minh đĩnh ngộ, nhưng mớ tư duy của họ đóng khung chết cứng chứ chả bao giờ vận động.
PS: Nhân chuyện này, tôi cũng xin giải thích luôn cái vụ bạn bè cứ nói tôi là loại "lá mặt lá trái". "Lần trước cãi nhau với mày, mày cãi kiểu này. Lần này thì mày lại nói ngoắt lại. Chả biết thế nào mà lần. Cãi nhau với mày bố thằng nào mà chịu được".
Chả là mỗi lúc tớ say sưa với một một kiểu lý giải, một kiểu ní nuận khác nhau mà lần nào tớ cũng đắm đuối cá chuối như lần nào cho đến khi tớ chán nó. Mấy lị, nếu 2 lần cãi lộn đưa ra 2 lý lẽ ngược nhau mà đều thuyết phục thì chả phải là rất thú sao? :D
(* Bố tôi nói rằng có một tiên đề là: nếu hai đại lượng bằng nhau thì vẫn cứ bằng nhau nếu thêm vào hoặc bớt đi cùng 1 lượng. Vì thế, chuyển vế tức là cùng trừ đi số hạng đó, cho nên sẽ đổi dấu. Dễ ợt!)
Previous Post: Học ít hơn để biết nhiều hơn
"Phải làm việc hết mình, phải yêu mến những người mà chúng ta phục vụ họ” - Влади́мир Влади́мирович Пу́тин
28/5/08
2 entries copy from Giang~!~
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 entries này hay lắm anh ạ. Rất tâm đắc ! Có lẽ vì em thấy, cái mà em học được từ khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường (may mà hồi đó ko có tiền may váy mặc :D) là thực sự không nhiều! Bởi kiến thức của các thầy, chỉ là kiến thức lý thuyết. Đã làm việc thực tế đâu mà hiểu hết cái khó khăn vất vả khi cái lý thuyết đó đi vào thực tiễn. Em nhớ còn được học thuộc code cơ mà :D! Lập trình trên giấy là nỗi kinh hoàng lớn nhất của em đấy :))!
Trả lờiXóaGiờ em làm thực tế, em vấp váp nhiều lắm rồi, nhưng nhờ ko thích học cái mớ lý thuyết bùng nhùng khó hiểu, nên chỉ học những thứ em thấy cần thiết, nó ít, nhưng đủ "sống"... em tích lũy dần dần, từng tí một, chậm mà chắc và có thể em ko nhớ hết trong đầu, nhưng khi cần em biết mình phải tìm ở đâu.... Giờ đứng bên cạnh một người lớn từng trải, có nhiều kinh nghiệm, đố dám bảo em là "trẻ ranh" đấy, em oánh cho tan nát :))!
@ Doremon:
Trả lờiXóaCâu này thú vị nhất: "2 entries này hay lắm anh ạ. Rất tâm đắc ! Có lẽ vì em thấy, cái mà em học được từ khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường (may mà hồi đó ko có tiền may váy mặc :D) là thực sự không nhiều"
Câu này kinh hãi nhất: "Em nhớ còn được học thuộc code cơ mà :D! Lập trình trên giấy là nỗi kinh hoàng lớn nhất của em đấy :))!"
@ Gauxauxi: Kiêu ngạo nhỉ? Nhưng mà cũng có căn cứ để được như thế. Còn sến kụ hay sến kị thì chẳng có gì đáng bàn bởi đó là tớ nhé. Còn copy thì không linh tinh bởi có thể nghĩ được mà.... viết ra được nên thấy của bạn có cái ý đó, viết hay thì tội gì không copy (có xin phép hẳn hoi đấy nhé). Đúng là lâu ngay ít entry réo vợ rồi. Tội quá đi! Lắm việc quá nó chai ... ông nội cảm xúc roài. Khà khà!
Thầy cháu luôn hỏi, mày thích/định làm gì? Sau khi trả lời xong thì ông ấy bảo, thế thì mày đọc cái này, cái kia. Đọc xong nói/viết ra xem mày có cần đọc nữa không. Cái mày muốn đạt được đang ỏ đâu.. Đó là cái sự đọc. Hình như biết cũng ở đó mà ra! hèhè.
Trả lờiXóaCó lần cháu phê ông Bộ trưởng trong blog, về việc ông này đề xướng cái "Học để làm gì". Ngẫm lại, chửi ông í hơi quá lời, cần phải soạn 1 cái gì đó, không phải Học để làm gì mà học cái sự học, hay là "học cách học" - câu này em Giang cũng nói mẹ nó roài.
Về giáo trình, cháu vẫn suy nghĩ về việc trên. Sau rốt, cháu nghĩ ra thế này: ngành khoa học xã hội KHÔNG CÓ GIÁO TRÌNH nào cả. Haha. Mà chỉ có hàng tỉ thứ để đọc.
Em Giang của cháu nhé (những đứa giỏi và hay ho thường chơi với nhau! cái này khỏi chứng mình, chúng ta đều biết rồi) còn có nhiều cái hay hơn. Giá mà nó cứ ômôi, đừng lấy chồng đẻ con. Nên thúc ép em nó có ý tưởng gì thì phát ra sớm.
Bố Hải: những cái tự viết thì sến kụ, còn lại là đi copy linh tinh về. Dạo này cũng ít entry réo vợ rồi. Để yên cho em nó học hành!