WEBSITE PĐT
1. Mục "Chia sẻ kinh nghiệm học tập" (những SV đạt học lực loại giỏi 3,2 trở lên có kinh nghiệm gì để thành công?)
2. Diễn đàn (không có diễn đàn thì việc trả lời thư trở thành vô tận rồi, nhưng chắc không nên chung với svnhanvan.org. Vấn đề là làm sao để quản trị được công việc này nhỉ?)
3. Cộng tác viên
(tìm người chung sức dựng xây)
PHẦN MỀM
1. Khi nào có thể mở online? với điều kiện gì? ai sẽ tư vấn để trả lời câu hỏi này?
2. Khi nào giảng viên có thể sử dụng online? với điều kiện gì? bộ phận nào chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn đây?
Em thấy ở các trường ĐH nước ngoài học theo tín chỉ, tất cả các Giáo sư ai cũng có trang web cá nhân riêng. Sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận những thông tin quan trọng như: 1. giới thiệu về giáo sư, chuyên ngành, các đề tài đang triển khai...; 2. Giảng dạy: gồm thời gian, địa điểm, tài liệu tham khảo, kế hoạch giảng dạy, bài giảng (bằng powerpoint hoặc pdf) được cập nhật hàng tuần sau mỗi bài giảng [day la tong ket nhung gi da duoc hoc va goi mo van de, chu khong phai la neu lai cai da hoc roi, day la cai sv chua duoc nhin thay trong gio hoc], kết quả kiểm tra đánh giá, phân nhóm học tập và những người hướng dẫn/tư vấn môn học (tutor/tutorin), thời gian tư vấn...
Trả lờiXóaAnh Hải có thể tham khảo một trang web của GS em: http://www.groepl.uni-saarland.de/index.shtml
Em nghĩ nếu tất cả các giáo viên đều có trang web riêng sẽ giúp ích cho việc học tín chỉ rất nhiều. Ở nhà mình thông tin trong các đề cương tín chỉ được cập nhật khá chậm (thường là sau một năm học hoặc lâu hơn), nhiều vấn đề bị lạc hậu nhanh chóng. Nếu có website, GS có thể dễ dàng cập nhật nhiều nội dung, và điều này thực sự đỡ tốn kém, mà lại có ích, kịp thời cho sinh viên.
Không biết anh thế nào, em rất tâm đắc câu nói "học tín chỉ, thay đổi và quyết định đầu tiên là ở người thầy".
Tuấn đúng không?
Trả lờiXóaAnh cũng đồng ý với em với câu "....đầu tiên là người Thầy".
Và đây cũng là CỬA ẢI khó nhất của quá trình chuyển đổi.
Cứ nghĩ mà xem. Em đâu có tín với chỉ ở trong nước nhưng khi sang đó thì em thích nghi rất nhanh. Người học có một tố chất quan trọng, đó là chưa có nên phải đi học (:D) mà vì chưa có nên dễ thích nghi.
Còn ông Thầy thì có nhiều hệ giá trị lắm, không dễ thay đổi nếu không xuất phát từ nhu cầu bên trong em nhỉ?
Anh hỏi em về làm cái blog này vì anh nghĩ chí ít nó đã có thể đáp ứng được cái chức năng thông tin của website cá nhân của GS (hay website môn học). Dần dần , khi có điều kiện tốt hơn thì ta phát triển tiếp.
EM nghĩ sao?
Dạ vâng, em Tuấn đây anh Hải ạ.
Trả lờiXóaEm hoàn toàn đồng ý với anh, bước đầu là website của môn học (môn học nào cũng nên có website/gọi là blog môn học cũng được, coi như cổng giao tiếp giữa giáo viên và người học). Có lẽ nhà trường nên định hướng cho các bộ môn làm trước, sau đó khi có thêm kinh phí ta nâng cấp dần lên và trở thành thương hiệu của trường anh ạ. Việc này cũng đâu khó khăn gì, các thầy cô giáo hoàn toàn có thể làm được, mà trên thế giới người ta cũng đã làm lâu rồi đúng không ạ.
Học tín chỉ là một cách làm văn minh, khi đã vào nề nếp thì chất lượng giờ giảng và tính chủ động của sinh viên hơn hẳn cách dạy và học trước đây. Tham dự giờ học tín chỉ bên này, em ngồi học mà thấy sướng vì mình học được nhiều anh ạ. Đến lớp học rất vui, vì thầy không độc giảng, mà trao đổi để tiếp tục đào sâu và mở rộng cái đã giới thiệu cho sinh viên nghiên cứu trước.
Sinh viên của mình rất thông minh và cũng dễ thích nghi, nhưng quan trọng là người Thầy đúng như anh nói. Lúc đầu khi còn ở VN khi mới học tín chỉ, em cũng thấy sinh viên kêu vì giáo viên giao nhiều tài liệu để đọc, sinh viên sợ anh ạ (nhưng ở đâu cũng thế, học là phải biết tóm ý quan trọng, chứ không phải đọc tràn lan). Kêu là thế nhưng sau một thời gian, đa phần sinh viên lại thích học tín chỉ, vì thấy mình học được nhiều và chủ động.
Có vài lời em mạn phép chia sẻ với đại ca như vậy nhé, chúc bác biến ý chí quyết tâm thành hành động để dạy và học theo tín chỉ thực sự có hiệu quả ở Trường mình.