| |
09:19' 24/01/2008 (GMT+7) | |
“Tôi thấy rất ngạc nhiên khi các đồng chí báo cáo chỉ có 7,8% cấp uỷ đảng được kiểm tra đã quan tâm làm tốt công tác kiểm tra, giám sát”, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đã thẳng thắn phê phán thực trạng trên trong phát biểu kết luận Hội nghị triển khai công tác Kiểm tra, giám sát của Thành uỷ sáng qua, 23/1. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì không phải là lãnh đạo, điều này đã trở thành nguyên lý, bởi kiểm tra chính là một công đoạn, là bước tiếp theo, là sự khép kín quy trình của công tác lãnh đạo. Chỉ có đề ra mà không kiểm tra xem xét hiệu quả thực tế của nó đến đâu, để mà tổng kết, rút kinh nghiệm, uốn nắn, bổ sung ... thì lãnh đạo kiểu ấy chỉ là nói suông, là hô hào chung chung, hiệu quả không cao, có khi kết quả còn ngược lại. Với tổ chức Đảng, công tác kiểm tra lại càng quan trọng, bởi Đảng ta là Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền, Đảng tiên phong tự xác định trách nhiệm nặng nề trước dân tộc. Buông lỏng kiểm tra tất nảy sinh tùy tiện, tắc trách, nói không đi đôi với làm, thậm chí nói một đằng, làm một nẻo. Đảng không làm tốt công tác kiểm tra, không những sức chiến đấu giảm sút, mà uy tín của Đảng cũng bị ảnh hưởng theo, dẫn tới tê liệt cơ sở Đảng, mất cán bộ, đảng viên, chậm phát hiện sai phạm, tiêu cực... "Đảng bộ, nhân dân đòi hỏi Uỷ ban Kiểm tra các cấp phải nâng cao trách nhiệm, năng lực hơn nữa, để góp phần ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ các cấp”- Bí thư Thành uỷ đã khẳng định và yêu cầu, năm 2008, dứt khoát phải sửa cơ bản tình trạng này và con số đó phải là 78% thì mới đỡ lo lắng. Bí thưcũng đã chỉ ra nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh:“-Cách tốt nhất là tự giám sát chính mình. Có giám sát mình mới thực hiện giám sát người khác tốt được”. Theo Đăng Chính |
"Phải làm việc hết mình, phải yêu mến những người mà chúng ta phục vụ họ” - Влади́мир Влади́мирович Пу́тин
7/4/08
Lãnh đạo và kiểm tra
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét