28/12/08

GIẤC MƠ VÀNG!





Tặng ông Calisto và các tuyển thủ thân yêu!

Đã nhiều đêm xuống đường

Tuổi 20 tưng bừng vui, vỡ òa chiến thắng!

Và cũng nhiều đêm, dòng nước mắt

Chảy vào trong, thầm lặng, lại chờ!



Đúng, ở đời có quá nhiều giấc mơ

Có giấc mơ chỉ mình ta mới biết

Có giấc mơ một mình ta da diết

Nhưng có giấc mơ của cả triệu người mơ!



Đến bây giờ, giấc mơ Calisto!

Ông đã đến, trong bão giông của bóng đá

Nước Việt Nam, khát khao màu sắc lạ

Tấm huy chương khu vực hơn thập kỷ rồi!



Đến bây giờ, ở nước Úc xa xôi

Ngóng tin vui, không bút nào tả xiết

Phập phồng đợi như biết bao tim Việt

Cháy bỏng lên, chiến thắng một đời.



Không tivi cũng chẳng được online

Chờ khắc khoải tin nhà, qua tin nhắn

Đau một nỗi, đội nhà chưa thắng

Phút 90, bóng vẫn còn lăn



Có một Việt Nam sức trẻ bao lần

Vùng vượt dậy qua bao thử thách

Vùng đứng lên qua bao khó nhọc

Đưa vinh quang đến với Việt Nam



Trái bóng tròn lăn qua những con tim

Dồn nén lại, đợi chờ, khắc khoải

Mong một niềm vui, mong mong mãi

Chỉ hòa thôi, là chiến thắng đến rồi



Công Vinh ơi, khó nhọc ở đời

Em chiến đấu cho màu cờ Tổ quốc

Cùng đồng đội, em vượt lên trước

Phút ghi bàn, là phút CÚP VÀNG trao



Đêm nay, Hà Nội sẽ đầy sao

Trong giá buốt, gió mùa về thêm nữa

Người Việt Nam, vui gì hơn nữa

Đốt cho tan, cho chảy mọi gió mùa



Chiến thắng về như một giấc mơ

Ngay nơi ấy, trái tim Tổ quốc

Ôi những chàng trai của mọi miền đất nước

Các em đem về, nối xúc động của bao tim



Đội tuyển Việt Nam, phút chốc hóa thần tiên

Đưa hạnh phúc đến với bao người khi chờ mong ít nhất

Đưa vinh quang đánh thức những người thờ ơ nhất

Trái bóng tròn, trái bóng của vinh quang.



VIỆT NAM - HỒ CHÍ MINH


00h30, Adelaide

21h00, Hà Nội




26/12/08

Việt Nam - Thái Lan


1. Kinh điển và ....

19h Việt Nam - 22h30 Adelaide, ngày 24/12/2008.
Những con nghiện bóng đá hăm hở dán mắt vào màn hình ............ laptop để theo dõi trận đấu kinh điển của làng túc cầu Đông Nam Á năm 2008 bằng cách .............đọc báo điện tử. Hu hu hu! Xui chưa từng thấy! Một trận kinh điển và cách xem cũng phát........ thần kinh! Hai gã đàn ông lực lưỡng (tiếc là khi đó không có chị em chụp ảnh dùm ), chổng mông ngoài sàn phòng khách và liên tục thực hiện thao tác Ctrl+F5 trên một loạt các trang báo điện tử dưới đây:
- VnExpress.net
- Dantri.com
- Vietnamnet.vn
- Tuoitre.com.vn
- Thanhnien.com.vn
- Thethaovanhoa.vn
- Livescore.com

Phút thứ 40, VÀOOOOOOOOOOOOOOO! Ngất ngây!
Phút thứ 43, VÀOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO! Đến lúc này mới thấy cái laptop quý làm sao, wifi diệu kỳ làm sao.

Rút điện thoại, gọi tới tấp về Việt Nam, nhắc nhở, nhắn nhủ, reo hò. Quá đãaaaaaaaaa!

Cho đến phút 90+3 được ghi dấu trên tờ báo tường thuật tốt nhất là tuoitre.com.vn vẫn chưa dám tin là chiến thắng. Hơn nhiều phút sau đó, biết chắc chắn là đã hết giờ nhưng cũng không dám rời màn hình. Con tim phập phồng, nhỡ đâu........... 3 - 1 thì sao nhỉ?

Gọi về Việt Nam, Viettel thì thông còn Vinaphone thì nghẽn. Trời ạ, không thể hiểu nổi nữa cái ông VNPT này!

2. Ngẫm và nhảm

- Muốn thắng Thái Lan cần có điều gì?
Báo chí nói nhiều lắm rồi, niềm tin, tinh thần quyết thắng, sự đoàn kết, ông phù thủy CÀ LÍT XỜ TÔ, ......nhưng có điều này chưa nói này: Cần 1 đôi chân vòng kiềng! Lịch sử đã chứng kiến điều đó 2 lần rồi nhé:
1998: Sân Hàng Đẫy, Trương Việt Hoàng sút tung lưới Thái Lan
2008: Sân Rajamangala, Vũ Phong sút tung lưới Thái Lan
Cả 2 trận này, Việt Nam đều thắng và là 2 trận thắng duy nhất kể từ khi bóng đá nam Việt Nam quay lại với khu vực từ SEAGAME 15. và, cả 2 cầu thủ, đều có .......... đôi chân vòng kiềng
Ai không tin cứ tìm cả 2 cầu thủ mà hỏi nhé!

- Muốn thắng Thái Lan, phải biết làm gì?
Chuyện này dành riêng cho Ông Thầy ngoại!
Có 1 Hồng Sơn để thua 2 bàn lãng xẹt tại vòng loại, vào chung kết vẫn chấn giữ khung thành.
Có 1 Như Thành, bó gối và chườm đá, tập nhẹ và ngồi chơi, cứ như là không còn sức để đá ,vậy mà cuối cùng vẫn ra sân.
Có 1 Minh Phương được tập thể lực và dặn dõ kỹ lưỡng như thể để sẽ đá hậu vệ phải thay cho Việt Cường, vị trí mà từ đó anh làm nên tên tuổi của mình, vậy mà lại chẳng ra sân.
Có 1 Thành Lương vẫn tập như thường và làm cho ai cũng nhĩ anh sẽ chiến đấu đầy khôn ngoan trong trận chung kết lượt đi này, vậy mà không phải.
Và, chắc là còn nhiều cái có 1 nữa nhưng không thể không nói tới 1 cái có 1 nữa........... Đó là, có 1 Huấn luyện viên biết cách nghi binh, tung hỏa mù, đánh lạc hướng đối phương và dành chiến thắng. Đó là cái có 1 quý nhất!
Thời buổi cạnh tranh mà có gì cũng đem khoe ra thì có gì mà làm .... bí kíp! Ông thầy người Áo gần như chỉ có 1 bài và cũng chẳng bao giờ dấu diếm cả, cứ show hết cả ra. Làm gì mà chẳng......
Không nói từ đó nhé, KIÊNG đến hết 28/12/2008!

3. Thắng đi, Việt Nam ơi!

Thắng được không? Hỏi vậy là run rồi!!!! Mà sao chẳng run được chứ.
Thắng Thái Lan là không tưởng - dù đã là hiện thực?
Hòa Thái Lan là mong ước - chẳng phải đó là từ được nhắc đến nhiều nhất trước trận chung kết lượt đi hay sao..
Cái luật bóng đá của AFF Suzuki 2008 cũng chẳng giống ai làm cho đã lo.......lại càng lo thêm!!!
Chỉ cần Thái Lan thắng cách biệt 1 bàn là sinh chuyện rồi. Là hiệp phụ rồi. Và, có thể là penalty!
Những cái này kinh lắm! Thể lực đâu mà đá! Ý chí đâu mà thép với gang khi chân không bay trên mặt cỏ Mỹ Đình.
Còn mỗi cách là mong HÒA, như là đã mong trước trận lượt đi ý! Hay là mong THẮNG nhỉ!?!
Thôi thì THẮNG đi Việt Nam ơi! Cái từ này vốn đã dùng mấy đâu mà lo xả xỉ.
Hãy chiến đấu dũng mãnh vào các chàng trai Việt của tôi!
Các bạn có sự linh thiêng của chiến thắng 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, trên bầu trời Hà Nội sẽ đi cùng các bạn!
Chiến thắng sẽ đến với các bạn, sẽ đến với Việt Nam!
Thắng đi, Việt Nam ơi!

Người học sẽ có lợi khi trường đã được kiểm định

Vietnamnet.vn
25/12/2008 23:15

Người học sẽ được hưởng thụ nhiều hơn khi trường đã kiểm định chất lượng giáo dục -
Hầu hết các chuyên gia về giáo dục đều đồng ý như vậy, bởi vì các trường được kiểm định phương pháp giảng dạy của giảng viên, chất lượng đào tạo, dịch vụ hỗ trợ của nhà trường... Khi đó người học sẽ quyết định nên học trường nào.

Các trường cần phải cạnh tranh với nhau

* Chất lượng các trường ĐH sẽ được công bố trước Tết

Hôm qua 25.12, trong cuộc trao đổi với PV Báo Thanh Niên, TS Phạm Xuân Thanh (ảnh) - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT đã khẳng định: “Các trường đạt chuẩn kiểm định sẽ có nhiều lợi thế như khẳng định được thương hiệu, được giao chỉ tiêu đào tạo nhiều hơn, thu hút nhiều người học hơn...”.

* Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm định chất lượng ở 20 trường ĐH, kết quả như thế nào, thưa ông?

- Theo kết quả đánh giá ngoài thì tất cả các trường đều đạt cấp độ 2 (đạt được 80% tiêu chí kiểm định); Chưa có trường nào đạt được cấp độ cao nhất (cấp độ 3) vì thực ra cấp độ này rất khó, yêu cầu các trường phải đạt được 100% tiêu chí kiểm định. Ngay trong các trường đạt cấp độ 2 thì biên độ cũng rất rộng, có những trường nằm ở cuối cấp độ 2, có trường nằm ở đầu cấp độ 2. Những trường nằm ở đầu cấp độ 2 chiếm đa số. Những trường này, theo đúng quy trình thì chỉ cần khoảng 6 tháng để khắc phục những tồn tại của mình thì chắc chắn sẽ đạt cấp độ 3.

* Thưa ông, thực ra ngay khi lựa chọn kiểm định cũng chỉ lựa những trường tốt nhất, phải chăng vì sợ bị lộ ra “gót chân Asin”?


- Do muốn biết rõ khả năng các trường đạt được ở mức nào trong chuẩn kiểm định nên chúng tôi phải chọn những trường tốt nhất để thực hiện. Nếu chọn những trường mà sau đó kết quả không đạt thì có thể sẽ có những phản ứng không tốt đối với việc kiểm định. Các trường yếu kém và các trường mới thành lập thì rất ngại việc kiểm định nhưng thực tế trong các quy định của Bộ về việc kiểm định có đưa ra chủ trương là đánh giá từng phần. Nghĩa là các trường thấy phần nào làm tốt (có đủ 80% tiêu chí đạt yêu cầu) thì có thể kiểm định. Còn khi họ chưa đạt yêu cầu thì có thực hiện kiểm định họ cũng không đạt được.

* Kết quả kiểm định này bao giờ được công bố và các trường đạt tiêu chuẩn kiểm định sẽ được gì, thưa ông?

- Chúng tôi đang chuẩn bị họp Hội đồng kiểm định để có thể công bố kết quả kiểm định trước Tết. Các trường được kiểm định sẽ có nhiều lợi thế. Thứ nhất, khẳng định được thương hiệu, đạt chất lượng kiểm định tức là trường có đủ điều kiện để tổ chức đào tạo đảm bảo chất lượng. Những người tốt nghiệp trường đó có bằng cấp giá trị hơn; họ có thể sẽ dễ xin việc làm hơn hoặc học tiếp và trao đổi hợp tác quốc tế cũng dễ dàng hơn. Như vậy đương nhiên sẽ thu hút được nhiều người theo học. Thứ hai, qua kết quả kiểm định, nhà trường cũng khẳng định được với xã hội và với cơ quan chủ quản là đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, các trường cũng sẽ thuận lợi hơn trong liên kết đào tạo và hợp tác với nước ngoài.

20 trường ĐH đã có kết quả kiểm định chất lượng gồm: ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Lạt, ĐH Hàng hải, ĐH Kinh tế quốc dân HN, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG HN), ĐH Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên), ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Vinh, ĐH Nông nghiệp I, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, ĐH Sư phạm Huế, ĐH Thủy sản Nha Trang, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, ĐH Nông lâm TP.HCM và 2 trường ĐH dân lập là ĐH dân lập Hải Phòng, ĐH dân lập Văn Lang.
* Nhưng thưa ông, ở Việt Nam nhu cầu của người học quá lớn còn các trường ĐH thì chỉ được tuyển một số chỉ tiêu nhất định nên họ đâu có cần cạnh tranh để tuyển được nhiều người học?

- Trong xu hướng hội nhập quốc tế, các trường nước ngoài sẽ vào Việt Nam ngày càng nhiều vì thế các trường không thể không cạnh tranh để tuyển được những sinh viên tốt. Các trường trong nước cũng đến lúc phải cạnh tranh với nhau. Nhà nước sẽ tạo ra những cơ chế để họ cạnh tranh lành mạnh. Ví dụ Bộ GD-ĐT đang trình Chính phủ đề án đổi mới giao chỉ tiêu tuyển sinh trong đó nhấn mạnh chỉ tiêu giao dựa trên kết quả kiểm định.

* Như vậy thì có thể dựa trên kết quả kiểm định để xếp hạng các trường không?

- Việc xếp hạng và kiểm định là hai việc khác nhau. Kiểm định là khuyến khích các trường từng bước đi lên, khắc phục những tồn tại yếu kém để đạt được mức độ tối thiểu. Còn xếp hạng lại khác, nó không quan tâm đến việc các trường có đạt mức tối thiểu hay không mà đánh giá từ trên xuống dưới. Nếu những trường quan tâm đến chất lượng tối thiểu thì không thích xếp hạng nhưng đối với những trường đã đạt được mức cao rồi thì họ muốn được xếp hạng để khẳng định vị trí.

Cần có trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập

“Cần có trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập để có thể có một kết quả kiểm định phân minh. Kiểm định có một khối lượng công việc rất lớn từ kiểm định sinh viên, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, kiểm định ngành học... Sự chính xác và công minh của kết quả kiểm định còn là vấn đề, nếu như người làm kiểm định nghiêm túc với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục lên thì không có gì để nói nhưng nếu kiểm định để mang tính chất đối phó thì sẽ có chuyện tiêu cực. Việc người làm công tác kiểm định là nhân viên trong trường thì sẽ có chuyện ngại đụng đến đồng nghiệp nên không khách quan”. (Ông Lê Đình Thông – Trưởng phòng Đào tạo trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM)

“Kiểm định chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có sự tổng hợp thông tin của rất nhiều phòng trong nhà trường. Không có việc đánh giá cho có, đánh giá sai vì mỗi tiêu chí được đánh giá là đạt hay không đạt phải có minh chứng kèm theo. Tuy nhiên, kết quả kiểm định dù đạt hay không đạt không phải là tất cả bởi vì kết quả đó chỉ có thời hạn nhất định và mỗi năm các trường phải tự đánh giá và công bố mới”. (PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng – Phó hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm)

Phi Loan (ghi)

Nhà tuyển dụng cũng rất quan trọng

PGS-TS Nguyễn Kim Hồng cho rằng Bộ nên sớm công bố các trường đã được kiểm định trên các phương tiện thông tin đại chúng và công bố các trường được kiểm định ở mức độ nào để các trường khác học tập kinh nghiệm và để người dân được biết, khi đó người học sẽ được cung cấp những thông tin đầy đủ về các trường được kiểm định để quyết định nên học trường nào.


Các đại biểu trao đổi ý kiến trong giờ giải lao - Ảnh: Phi Loan

Thực tế cho thấy, khi được tham gia vào công tác đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên, được tự do phát biểu ý kiến về chất lượng đào tạo, dịch vụ hỗ trợ của nhà trường..., SV cảm thấy mình được tôn trọng và có tiếng nói nhất định, từ đó không ngại ngần đưa ra những suy nghĩ thẳng thắn nhằm góp phần thúc đẩy chất lượng đào tạo nơi mình theo học. “Kiểm định chất lượng đào tạo không nằm ngoài việc người học phải được coi là trung tâm. Việc này cũng kích thích sự phát triển của từng trường.

Sáng qua 25.12, đại diện của gần 450 trường ĐH-CĐ trên toàn quốc đã cùng Bộ GD-ĐT đánh giá công tác kiểm định chất lượng giáo dục ĐH năm 2008 qua cầu truyền hình tại Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ.
Lúc đó nếu anh nằm ngoài dòng chảy thì anh sẽ khó thu hút được người học. SV được thụ hưởng một môi trường giáo dục tốt thì cũng tự giác nâng cao ý thức học tập và có vai trò cùng tham gia vào việc đánh giá và nâng cao chất lượng đào tạo. Tôi cho rằng đánh giá của các cơ quan sử dụng lao động cũng rất quan trọng trong việc kiểm định chất lượng đào tạo” - thạc sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng trường CĐ Bách Việt bày tỏ ý kiến. Cùng quan điểm này, đại diện trường ĐH Cần Thơ cho rằng, nhà tuyển dụng là người sử dụng lao động, sẽ nắm rõ nhất chất lượng của “sản phẩm” mà trường đó đào tạo ra, nên tiếng nói của họ trong việc đánh giá chất lượng đào tạo cần phải được tiếp thu.

Mỹ Quyên

Vũ Thơ
(thực hiện)

21/12/08

Vài hình ảnh về Adelaide

Sẽ có ghi chép cho hành trình của mình từ Hà Nội đến Adelaide và hơn nữa.
Còn bây giờ, nghiệp dư thôi nhé, Adelaide từ vài góc nhìn, xin mời (nhưng trừ link đầu tiên là đúng với chủ đề ạ, các link sau nó trộn lẫn vào nhau mất rồi, chưa xử lý kịp ạ):

* Nhà dân ở Adelaide

Không có nhà nào 2 tầng cả.
Không có nhà nào mà không có vườn.
Không có nhà nào tường cao, rào kín, rất mở và an bình.
Không có nhà nào mà không có hộp thư, cho dù wifi có mặt ở khắp nơi trong nhà nếu bạn muốn.
Không có nhà nào thiếu sắc xanh cây lá và rực rỡ của các loài hoa.
Không có nhà nào mà không quay mặt ra đường cả.
Thành phố này, an bình lắm!

* Đại học Nam Úc

Thân thiện và sẵn sàng chia sẻ.
Khoa học và tiện ích với IT based.

* Bãi biển Semaphore

Trên bãi cát trắng, trên thảm cỏ xanh, quanh khu trò chơi, những anh chị Hải Âu nhẩn nha bước dạo, con người và thiên nhiên là một.
Có rất nhiều trò chơi dành cho mọi người. Những bếp gas công cộng để bạn và gia đình hay cùng bạn bè tổ chức tiệc ngoài trời mà không phải lo lỉnh kỉnh bếp gas du lịch. Miễn phí hoàn toàn!

* Botanic Garden

Mỗi thành phố ở Australia có 1 vườn Botanic để duy trì và bảo tồn các loài thực vật.
Slogan của Botanic Garden là: Preserving the Past, Planting the Future

Sinh nhật, gặp mặt bạn bè, chụp ảnh lưu niệm, đám cưới,.... là những gì tôi nhìn thấy chỉ trong 2 tiếng lưu lại nơi đây.

Mướt xanh và sạch sẽ.
Rực rỡ các loài hoa.
Vẫn là thiên nhiên nhưng được nghệ thuật hóa dưới bàn tay sắp đặt, chăm sóc của con người.




Lưu học sinh: Những đại sứ của USSH!

Cả trường hơn 400 giảng viên.
Cả trường gần 200 giảng viên dưới 35 tuổi.
Cả trường gần 100 giảng viên dưới 35 tuổi đang học cao học, NCS ở nước ngoài.
Cả trường đang phấn đấu đổi mới và hội nhập mạnh mẽ.

Chủ thuyết phát triển ta cũng đang hoàn thiện.
Kinh nghiệm ta thiếu rất nhiều.
Nguồn lực của ta cũng thiếu rất nhiều.
Đối thủ cạnh tranh của ta cũng rất nhiều (không phải là ít hay không có như 1 vài ý kiến bảo rằng, KHXH&NV là "độc quyền", là "không đối thủ vì không ai hiểu VN bằng VN",... thật sai lầm!) mà nhiều nhất là CHÍNH TA!

Học tập suốt đời là triết thuyết sống, tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân
Học tập suốt đời cũng đã thành cách tồn tại và phát triển của nhiều tổ chức.
Khi đã nghèo thì học sao cho ít tốn kém mà lại hiệu quả, thế mới học được nhiều.

Chính phú luôn coi các đại sứ, tham tán kinh tế, nhân viên ngoại giao là những người đại diện cho doanh nghiệp trong nước ở nước sở tại. Họ là người chỉ - tìm nơi có các hợp đồng cho doanh nghiệp trong nước ký kết.

Trường Đại học KHXH&NV cũng đang có tới cả trăm đại sứ, đại diện như thế.
Phải vậy không?

20/12/08

Câu chuyện thứ tám: Đọc chữ người và quyết sách

Trong cuốn "Lều chõng", tác giả Ngô Tất Tố có viết trong chương 5, câu chuyện này (tôi tóm tắt): Cụ Nguyễn Công Hoàn là bậc danh sĩ đời Lê, văn hay, học rất uẩn súc, nhưng thi mãi không đỗ. Ông Nguyễn Công Lân là con, sức học tuy còn kém cụ rất xa, nhưng mà văn chương hoạt bát, ngoài hai mươi tuổi đã đỗ hương cống, rồi lại đỗ luôn tiến sĩ. Có một khoa, ông Lân đã làm chủ khảo, cụ Hoàn vẫn còn cắp quyển đi thi, và cũng lại hỏng như trước.

Thế rồi đến khi việc trường đã xong, ông Lân về nhà thăm cha. Đầu tiên, cụ hỏi ngay: "Khoa này có được quyển nào khá không?". Ông con ngay thật thưa rằng: "Có một quyển khá, chỉ vì phải câu tứ lục thất niêm, không thể lấy đỗ". Cụ Nguyễn liền gặng: "Câu tứ lục ấy thế nào? Có nhớ không?". Ông con thưa rằng có nhớ và đọc như vầy: "Lưu hành chi hóa tự tây đông, nam bắc vô tư bất phụ/ Tạo tựu chi công tự Cảo Mân, Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".

Rồi thì ông ấy lại tiếc ngậm ngùi mà rằng: "Nếu như câu dưới, họ đảo hai chữ "Cảo Mân" ra làm "Mân Cảo", cho đúng niêm luật, thì hai câu ấy hay biết chừng nào". Cụ Hoàn không đợi cho con hết lời, vác gậy phang luôn chừng vài chục gậy. Và cụ nghiến răng nghiến lợi, chửi mắng tàn nhẫn. Cụ bảo ông con dốt nát như thế mà đi chấm trường, chôn sống biết bao nhiêu người.... Thì ra hai câu tứ lục ấy chính ủa cụ, ý cụ đặt như thế này: "Lưu hành chi hóa tự Tây, Đông Nam Bắc vô tư bất phục/ Tạo tựu chi công tự Cảo, Mân Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".

Chữ Nho vốn không có dấu phẩy. Trong hai câu đó, câu trên tất phải ngắt đến chữ "Tây", câu dưới tất phải ngắt đến chữ "Cảo". Chứ nếu ngắt như kiểu ông Lân, một đằng ngắt đến chứ "Đông", một đằng ngắt đến chữ "Mân" thì không có nghĩa gì cả.

Bởi vì nhà Chu khởi ở phương Tây, đóng kẻ chợ ở đất Cảo, người ta chỉ có thể nói: "Cái thói trôi đi nổi tự phương Tây, các phương Đông Nam Bắc đâu đâu cũng phục. Cái công đắp dựng gây từ xứ Cảo, các xứ Mân Kỳ Phong đều cũng dấy theo".

Chứ ai lại nói: "Cái thói trôi đi nổi tự phương Tây phương Đông... cái công đắp dựng gây từ xứ Cảo, xứ Mân?". Nhưng vì bốn chữ Tây Đông Nam Bắc và bốn chữ Cảo Mân Kỳ Phong đặt liền với nhau, nếu câu trên ngắt đến chữ Đông, thì câu dưới cũng lại ngắt đến chữ Mân, như thế, chẳng những thất niêm mà còn vô nghĩa nữa!

Ngày nay, phải chăng cũng có những người, tuy đã được học hành tương đối nghiêm túc, nhưng đọc văn bản, tài liệu của người khác, của nơi khác, của nước khác, rồi dễ dàng ngỡ là mình hiểu mà kỳ thật ra không hiểu; và từ đó có thể có những quyết định mang lại tai hại khôn lường?

http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5628/index.aspx

12/12/08

Khủng bố ư?

thu anh (12/12/2008 7:01:28 PM): Bac hoi chu mot cau:
thu anh (12/12/2008 7:01:42 PM): Chuan bi cho tran danh cam go nay
thu anh (12/12/2008 7:01:48 PM): Chu da san sang chua?
thu anh (12/12/2008 7:02:21 PM): Ca the luc va tri luc deu vo cung quan trong doi voi thanh cong cua tran nay
thu anh (12/12/2008 7:02:42 PM): Chu du tu tin de len duong ra tran roi chu?
thu anh (12/12/2008 7:03:10 PM): Chu co tra loi: 'Chua', Bac cung ko trach chu dau.
thu anh (12/12/2008 7:03:21 PM): Cho chu ren luyen, tu duong them han 1 nam nua.
thu anh (12/12/2008 7:03:29 PM): Hahahahahahahahahahaha
Hai Dinh Viet (12/12/2008 7:22:18 PM): HahahahahahahahahahahaHahahahahahahahahahahaHahahahahahaha

For the first time




FOR THE FIRST TIME

Are those your eyes
Is that your smile
Ive been looking at you forever
Yet I never saw you before
Are these your hands holding mine
Now I wonder how I could have been so blind
And for the first time I am looking in your eyes
For the first time Im seeing who you are
I cant believe how much I see
When youre looking back at me
Now I understand what love is, love is
For the first time

Can this be real
Can this be true
Am I the person I was this morning
And are you the same you
Its all so strange
How can it be
All along this love was right in front of me
And for the first time I am looking in your eyes
For the first time Im seeing who you are
I cant believe how much I see
When youre looking back at me
Now I understand what love is, love is
For the first time

Such a long time ago I had given up
On finding this emotion ever again
But youre here with me now
Yes I found you somehow
And Ive never been so sure
And for the first time I am looking in your eyes
For the first time Im seeing who you are
Cant believe how much I see
When youre looking back at me
Now I understand what love is, love is
For the first time
For the first time

10/12/08

Xuất ngoại 2

10.12.2008 (email của 1 gã bạn, hắn nói cứ xưng xưng mà hữu ích - dù cay vụ thuốc lá lắm!!!)

Bẩm cụ,

Nhờ vả:

1. Thuốc lá: có 2 lựa chọn,

- hoặc mua thuốc lá của Úc là Wilfield, loại màu xanh (Blue), không mua bất kỳ màu nào khác. Số lượng 1 cây, giá: 50$. Cái này sẽ trả tiền. Mua tại sân bay Úc, khi bắt đầu đi vào khu vực làm hải quan là thấy ngay shop miễn thuế. Chắc là sẽ phải hạ cánh ở Sydney rồi mới bay tiếp?

- hoặc cho đơn giản thì mua 555, loại bao dẹt, không mua bao thường nhé. Cái này mua ở sân bay Việt Nam. Số lượng 1 cây. Giá chừng 25 đô Mỹ, có thể trả tiền Việt. Cái này chắc là sẽ xin, coi như quà tặng.

- hoặc không mua gì cả. Nếu cụ thấy cụ cần hút thuốc. Vì mỗi người chỉ được mang 250 điếu, tương đương 1 cây và 2 gói rưỡi. Tuyệt đối không mang quá, sẽ bị phạt nặng.

2. Thẻ nhớ máy ảnh: nếu có thời gian thì mua giúp hoặc sai đệ tử nào mua nhé. Bởi vì nếu con nhờ người nhà mua rồi hẹn gặp cụ mang đến gửi thì cũng phức tạp. Nhớ là loại thẻ nhớ SD, dung lượng 2G. Cái này chắc chắn sẽ trả tiền. Nếu không mua được thì báo 1 tiếng trước khi đi.

Ghi nhớ: chắc vợ dặn rồi, nói thêm 1 tẹo:

Phiền toái nhất là lúc khai báo hải quan.

- Tuyệt đối không được mang: quá số thuốc lá quy định; các loại thịt và thực phẩm từ thịt (duy nhất hải sản thì vô tư như tôm, mực khô)

- Các loại gia vị có thể mang vào, hoặc caphê, kẹo bánh v.v... Nhưng nhớ mua loại có nhãn mác tử tế, kể cả trà mạn để uống.

- Tương tự là các loại thuốc men, nếu mang nhiều một loại nào đó thì có giấy khám, giống lần trước con mang cho vợ cụ, mặc dù lần đó con không hề bị tra kiểm cái gì cả.

- Khi ở trên máy bay thì tiếp viên nó sẽ phát cái giấy khai báo màu vàng, nhớ tick đủ thông tin vào đó. Nếu bay của VNA, thì thử hỏi xin họ giấy bằng tiếng Việt. Bọn Úc nó có loại đó, hoặc thử hỏi khi xuống sân bay xem.

- Trong cái giấy vàng có khoảng 12 mục hàng hóa cần khai báo, nếu nhớ không lầm. Cái nào lăn tăn không biết mình có dính không, thì cứ tick vô. Ví dụ như nó hỏi bạn có mang đồ ăn, thực phẩm chế biến, các loại thuốc men thì cứ tick vào yes nếu có vài thứ linh tinh.

- Chuẩn bị tinh thần sẽ bị mở vali để kiểm tra. Cho nên, những thứ lặt vặt kể trên nên cho riêng vào một túi nhỏ, còn vali chính chỉ để quần áo, đồ lớn thôi.

- Khi đẩy xe đến khu kiểm tra hành lý để ra, thì sẽ thấy mấy thằng hải quan đứng ở đó. Nên đi về phía khu hành lý cần kiểm tra (màu đỏ); hoặc chỉ cần đưa cái tờ giấy vừa khai cho nó, nó nhìn thấy có những mục mình tick vào, là nó sẽ chỉ về hướng đó.

- Chuẩn bị mấy câu tiếng Anh để nói với mấy thằng này. Ví dụ, nó thấy mình tick vào ô thực phẩm, nó hỏi mày có cái gì. Thì trả lời là tao mang vài món hải sản thôi (sea food), mực khô gì đó, hoặc mì gói v.v... Còn với cái ô thuốc men, thì chuẩn bị sẵn trả lời là tao mang vài thứ thuốc đau đầu, đau bụng chẳng hạn. Hoặc là nói mang cho người thân, theo chỉ định của bác sỹ. Nếu không nói được câu nào cũng không sao, nhưng ú ớ thì nó dễ làm hành làm tỏi hơn.

- Quan trọng là cứ hiên ngang đi vào, dù cụ không thèm đứng thẳng, ặc, tỏ ra tự tin, sẵn sàng cho mày kiểm tra, nếu thích. Thế là okie. Nó nhìn thái độ và cách ứng xử của mình để quyết định có kiểm tra kỹ hay không.

- Trong trường hợp gặp sự cố nào đó mà không xử lý được, thì mượn điện thoại hoặc tốt hơn là đưa số của vợ hoặc Đức cho thằng hải quan nào đó, nói nó liên lạc giúp, nháy máy, bạn tao sẽ gọi lại để giúp tao. Số Đức: 0403504860

Vài cái lẻ tẻ:

- Tuyệt đối không mang chất lỏng nào trong hành lý xách tay, nếu có thì bỏ trong vali gửi, cả các đồ dùng dao kéo. Bật lửa thì okie.

- Máy laptop nếu không định xài ở sân bay thì nên cho vô vali gửi, vì nếu để xách tay sẽ fải lấy ra lấy vô kiểm tra.

- Mặc quần nào vừa bụng, khỏi đeo thắt lưng, mất công tháo ra.

- Sắm một đôi giầy thể thao để đi bộ, giống Cụ biếu con trước hôm đi í.

- Ở ADL có thể lạnh không rõ, nhưng lên Sydney thì lúc đó nóng, khỏi mang áo rét cho nặng, để tiền qua đây sắm đồ mà dùng.

- Nên đổi hết tiền Việt ra đô Úc, tranh thủ lúc này đô Úc đang thấp. Khi đổi thì nói nó đổi cho khoảng 100 tiền lẻ để tiêu trước. Cất tiền cẩn thận trong túi xách tay, có ngăn.

- Luôn nhớ giữ chặt vé máy bay và hộ chiếu. Tốt nhất là phôtô 1 bản hộ chiếu, trang chính và trang có visa mang theo.

- Vali gửi nhớ ghi địa chỉ bên Úc của vợ vào cái card, có thể lấy ở sân bay lúc làm thủ tục, ko cần dán giấy xấu lắm. Để nhận ra nhanh thì đeo 1 cái giây màu nào đó vào quai xách. Nói với bọn làm thủ tục lúc bay là cho hành lý của tao ở chế độ ra sớm khỏi băng chuyền, vì tới nới tao còn phải bay tiếp.

- Chắc là sẽ hạ ở international airport để nhập khẩu rồi mới bay tiếp, thì fải lấy hành lý ra, rồi đi đến sân bay nội địa (domestic) để bay tiếp, đi bộ được, tuy hơi xa. Hỏi đường bọn nó chỉ ra, hoặc nhìn chỉ dẫn trên đỉnh đầu, có hết.

- Nếu hạ ở Sydney, và thấy cần thiết, thì nhắn giờ, con sẽ lên đón và tiễn đi tiếp.

In cái này ra rồi cầm theo. Hiện giờ chỉ nhớ đến chừng đó.

Cần gì thì hỏi thêm.

5/12/08

Xuất ngoại 1

05.12.2008

anh nguyen: alo
anh nguyen: anh ơi
anh nguyen: có đó ko anh ơi
haithu2000: ghet mi
anh nguyen:
anh nguyen: hehe
anh nguyen: chuẩn bị đến đâu rùi anh
anh nguyen: hehe
anh nguyen: sắp đc sang Syney
anh nguyen: quên hết cả em ún roài
anh nguyen: hừm hừm
haithu2000: Bao nhiêu việc mi ko lo
haithu2000: lượn đâu
anh nguyen: có lượn đâu
anh nguyen: em cũng đang bù đầu
anh nguyen: chả thấy bác phân công rì cả
anh nguyen: thế còn việc gì nữa anh
anh nguyen:
haithu2000: mi ngồi đó mà hỏi
haithu2000: lúc nào xuống để tao bẩu chứ nhờ
haithu2000: ko thì tối phải online để tau biết chứ
haithu2000: rõ tệ
anh nguyen: nhà em bị cắt mạng rồi
anh nguyen: có onl đc đâu
anh nguyen: tối thì đợt này đang phải thi
haithu2000: tau đi chơi thì mi phải lo chứ
anh nguyen: ngày chả có time
anh nguyen: nên tối tranh thủ tí
haithu2000: thế thôi nhá
anh nguyen: từ từ
anh nguyen: thế mấy hôm bác về
anh nguyen: anh ăn uống thế nào
haithu2000: bác lên rồi mới hỏi
haithu2000: cảm ơn
anh nguyen: hôm qua gọi cho anh nhưng ông nhân viên cáu kỉnh nào đó của anh bảo anh đang họp
anh nguyen: hehe
anh nguyen: thế ạ
anh nguyen: cứ tưởng
haithu2000: từ giờ đến tối thứ 7 mà mi ko nhận nhiệm vụ
anh nguyen: có j tối mai em xuống
haithu2000: coi như mi tiêu
haithu2000: bye bye
haithu2000: tau làm việc ddeeeeeeeee,!!!
anh nguyen: đã thấy có chỉ thị rì đâu
anh nguyen: he
haithu2000: TB: có những thứ tau không có biết mua đâu nhá, vãi
anh nguyen: he he he

3/12/08

Xuất ngoại 2008

Thưa bà con,

Thời nay chuyện xuất ngoại cũng thường thôi. Bao nhiêu người đi đi, về về từ Âu qua Á, từ Mỹ qua Phi, từ Tuy-ni-di đến Thổ Nhĩ Kỳ. Hì hì, mình chỉ biết thế thôi.

Thời nay, từ bé ẵm ngửa đến cụ già lụ khụ, ai cũng đi đi, về về được. Đúng là thành tựu vĩ đại của Đổi mới. 20 năm trước, tớ chẳng dám nghĩ, à mà không, chẳng biết nghĩ đến việc xuất ngoại dù ngày đó quanh nhà tớ có ối người đi ...... xuất khẩu lao động nhá.

Rồi có một ngày..... tớ yêu! Yêu say, yêu đắm, yêu lắm lắm cơ, yêu đến ........ đơ cả người. Hề hề, thật đấy.

Rồi lại có .... một ngày, người iu của tớ....... xuất ngoại. Tớ bùn lắm cơ!!! Nhưng dù sao cũng được an ủi ấy là.......

Rồi sắp đến.... một ngày không xa..... tớ xuất ngoại nhưng mà cũng chỉ giống em bé còn ẵm ngửa hay cụ già thôi vì tớ đi chơi mà

Ngày ấy là ngày 14/12/2008 đấy. Các bạn cứ chờ xem những entry mới của tớ về cuộc phiêu lưu kỳ thú này nhé. Hừm hừm, nói nhỏ, cứ như là đi ........ ra trận ý . Nhưng mà đừng có ai nghĩ là tớ đi ... oánh nhau với ai đấy. Tớ là người yêu hòa bình mà!

TB: Tụi bạn cùng phòng với tớ, chúng biết tớ sắp đi, hôm nay chúng .... uống rượu mừng. Ghét thế! Tớ bực mình cũng làm được đáy chén..... say đáo để. Tớ nghĩ tập dần đi là vừa.... vì tớ đang say đây!

Bye bye mọi người, hẹn gặp lại trong hành trình của tớ nhé!

28/11/08

Bonjour Vietnam

Bonjour Vietnam

Hello Vietnam

Hello Vietnam 1

Tell me all about this name, that is difficult to say.
It was given me the day I was born.
Want to know about the stories of the empire of old.
My eyes say more of me than what you dare to say.

All I know of you is all the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.

One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

Tell me all about my colour, my hair and my little feet
that have carried me every mile of the way.

Want to see your house, your streets. Show me all I do not know.
Wooden sampans, floating markets, light of gold.

All I know of you is the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.

One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

And Buddha’s made of stone watch over me.
My dreams they lead me through the fields of rice.
In prayer, in the light…I see my kin
I touch my tree, my roots, my begin ...

One day I'll touch your soil.
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

One day I’ll walk your soil
One day I’ll finally know my soul
One day I’ll come to you
To say hello…Vietnam
To say hello…Vietnam
To say xin chào… Vietnam

Kể gì cho ta nghe, ơi danh xưng xa lạ và khó gọi mà ta được trao từ thuở sinh thời.

Thuật lại cho ta tường hỡi vương triều cổ đại và nét huyền đôi mắt phụng ta mang. Chúng miêu tả chân thực hơn tất cả mọi ngôn từ.

Ta biết về Người chỉ qua bao hình ảnh chiến tranh. Một phim của Coppola với những chiếc trực thăng hung tợn…

Rồi sẽ có một ngày ta đến nơi xa ấy.
Một ngày đến chào linh hồn Người
Một ngày, ta sẽ tìm đến Người, nơi phương trời xa xăm
Nói gì với ta đây, ơi màu da
Để cất tiếng chào: “Việt Nam”

Nói gì với ta đây, ơi màu da, làn tóc và đôi bàn chân nhỏ bé đã theo Ta từ thuở chào đời.

Hãy kể cho ta nghe ngôi nhà, con phố của Người, hãy bảo cho ta biết điều xa lạ ấy. Các khu chợ nổi và những chiếc xuồng tam bản

Ta biết về Người chỉ qua bao hình ảnh chiến tranh. Một phim của Coppola với những chiếc trực thăng hung tợn…

Rồi sẽ có một ngày, ta tìm về chốn ấy.
Về chào cõi linh hồn ta.
Một ngày, ta sẽ đến với Người nơi phương trời xa xôi ấy
Để cất tiếng chào: “Việt Nam”

Đền thờ, Phật đá tượng trưng Cha
Thiếu phụ khom mình bên ruộng lúa là hình ảnh mẹ
Trong lời cầu nguyện, trong ánh hào quang, huynh đệ tương phùng
Cảm nhận lấy tâm hồn, nguồn cội, đất nước của ta

Rồi sẽ có một ngày, ta tìm về chốn ấy
Về chào cõi linh hồn ta
Một ngày, ta sẽ đến với Người nơi phương trời xa xôi ấy
Để cất tiếng chào: “Việt Nam”
Để cất tiếng chào: “Việt Nam”


Hello Vietnam 2

Hello Vietnam 3

Xin chào Việt Nam (có phụ đề tiếng Việt)

081128. Chat với Mabu

haithu2000: môn A là tiên quyết của môn B trong hệ chuẩn
haithu2000: môn A1 là tiên quyết của môn B trong hệ chất lượng cao
haithu2000: Cả chuẩn và CLC cùng học môn B
haithu2000: Bây giờ đăng ký cho kỳ tới
haithu2000: Đầu năm học, SV Thư chuyển từ chuẩn sang CLC. Thư đã học A
haithu2000: Nhưng giờ SV Thư ko đăng ký được môn B trong CTĐT CLC dù đó là môn chung cho cả chuẩn và CLC
haithu2000: vì SV Thư đâu có tích lũy môn A1
haithu2000: Hic hic
haithu2000: Không phải do CTĐT mà do hệ thống mã số môn học chưa tính đến điều này
thu anh: o ben nay thi chi co 1 chuong trinh thoi
haithu2000: Thì thế
thu anh: thang nao hoc gioi thi bang D, HD
thu anh: thang nao dot thi P
haithu2000: CLC = Chuẩn + A, B, C
haithu2000: Chứ ko có cái đoạn *, **, ***

23/11/08

Bác sĩ kiệm lời, người nhà bệnh nhân bấn loạn

..........
"200 - 300 bệnh nhi phải nằm giường đôi, thậm chí là giường ba. Bệnh nhân quá đông khiến các nhân viên y tế làm việc căng thẳng, cũng chẳng buồn nói chuyện với người khác.

Nhiều khi họ chỉ nghĩ đơn giản là chỉ cần làm việc tốt, giúp bệnh nhân khỏi bệnh là được rồi. Mình cần gì phải cười với ai, trả lời với ai miễn là hoàn thành tốt nhiệm vụ, không sai sót trong chuyên môn. Hơn thế nữa, nhiều người nghĩ bệnh nhân mình đông, thì cần gì cạnh tranh với ai", BS. Hạnh Lê nói.

Cả miền Nam chỉ có BV Nhi Đồng 1 và BV Nhi Đồng 2, bệnh nhân không vào đây khám thì đi đâu. Nhưng thực tế, sự cạnh tranh đã bắt đầu xuất hiện. BS. Hạnh Lê cũng thừa nhận, nhiều chuyên khoa của bệnh viện dần dần không còn đông bệnh nhân nữa. Nếu không khéo, bệnh viện sẽ mất đi những người bệnh của mình, kèm theo đó là danh tiếng của bệnh viện.

"Bây giờ, ngành y cũng phải làm kinh tế. Kinh tế y tế đó, một phần sẽ mang lại niềm vui cho người bệnh. Chính vì vậy, từ năm 2007, bệnh viện đã tổ chức nhiều lớp tâm lý tiếp xúc giữa người bệnh với thầy thuốc, giữa nhân viên y tế với nhau. Không chỉ có vậy, bệnh viện còn quyết tâm thực hiện chương trình chăm sóc khách hàng - customer service", BS. Hạnh Lê cho biết.

Đừng nghĩ rằng, customer service chỉ cần thiết cho các công ty mua bán, hay ở những siêu thị. Tất cả các bệnh viện ở nước ngoài đều có một bộ phận gọi là customer service. Chính bộ phận này mang lại niềm vui cho người bệnh và cho nhân viên y tế trong từng bệnh viện.

BV Nhi Đồng 2 với bộ phận "Chăm sóc khách hàng" bắt đầu bằng những cải tiến công việc bệnh viện, giúp bệnh nhân thoải mái hơn. Nhiều khi nhân viên y tế có thể thực hành chăm chú, niềm nở với bệnh nhân, nhưng tại sao công việc vẫn gặp trục trặc. Qua những lớp huấn luyện, nhân viên y tế đã "té ngửa vì hổng nhiều kiến thức trong chương trình chăm sóc khách hàng".

Đó là bởi vì hệ thống của mình chưa trơn tru, chưa hợp lý và khoa học. Rồi, trước đây, nhân viên y tế, người thì để tóc xõa, người thì búi tóc. Áo thì có lúc kín cổ, có khi hở cổ... Do đó, bệnh viện đã triển khai rất nhiều bước cải tiến chuyên nghiệp hơn, từ những chuyện nhỏ là chỉnh trang y phục, in danh thiếp đúng chuẩn, BV Nhi Đồng 2 chuẩn bị trang bị những loại xe điện để phục vụ bệnh nhân vì khuôn viên của bệnh viện khá rộng, để bệnh nhân nhìn thấy đây là một bệnh viện đáng được tin tưởng.

"Còn nụ cười? Chúng tôi phải làm cho mỗi nhân viên y tế hiểu rằng, nụ cười không phải vì bác sĩ trưởng khoa hay bác sĩ giám đốc bắt buộc. Nụ cười sẽ khiến cho bệnh nhân tìm đến với họ, và như vậy sẽ giúp cho họ có thêm thu nhập. Tất cả những cái đó tạo thành mối liên hệ", BS. Lê nhấn mạnh.

* Hương Cát
(http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/11/814932/)

081123. Chat voi HUY

Nghiem Xuan Huy: Hiện nay là 6h25 giờ Adelaide, I'm online
Hai Dinh Viet: hi
Hai Dinh Viet: chẳng biết mấy giờ
Nghiem Xuan Huy: À, bác gửi lại cho em cái file hôm trước
Hai Dinh Viet: Anh hỏi em thế này
Hai Dinh Viet: Việc SG nhá
Hai Dinh Viet: Nếu em là sinh viên, em mong cái phần 7.2 ấy những điều gì?
Nghiem Xuan Huy: Từ phía SV mà nói thì đơn giản hơn
Nghiem Xuan Huy: Vì nó chỉ cần có hướng dẫn cụ thể chi tiết 1 chút thôi. Cái khó là mình thiết kế như nào cho nó đơn giản, dễ hiểu
Hai Dinh Viet: hãy kể cái đơn giản ấy đi
Hai Dinh Viet: lưu ý
Hai Dinh Viet: đặt đây là SV có trình độ hơn SV hiện tại nhé
Nghiem Xuan Huy: Với phần 7.2, mình đã phân bổ thành những nội dung hết sức cụ thể rùi. Cái gây nhầm lẫn nhất chính là phần tự học
Hai Dinh Viet: Cụ thể như thế nào?
Nghiem Xuan Huy: Tức là chuyện tự học bắt buộc và tự học không bắt buộc
Nghiem Xuan Huy: Theo em, chỉ nên có 1 khái niệm tự học
Nghiem Xuan Huy: Đó là việc tự học bắt buộc - tức là SV phải tự thực hiện 1 nội dung học tập nhất định
Hai Dinh Viet: OK về cái chuyện định nghĩa tự học
Nghiem Xuan Huy: Còn việc tự học kia nên coi là 1 phần đương nhiên không cần tính đến
Hai Dinh Viet: chắc sẽ xử nó nay mai
Nghiem Xuan Huy: Với các hạng mục khác
........
Hai Dinh Viet: Bây giờ quay lại cái "cụ thể" mà em nêu trên, em nói xem nó đã như thế nào?
Nghiem Xuan Huy: Về các hạng mục kia, em thấy có thể thiết kế theo cấu trúc của 1 trình tự lên lớp
Nghiem Xuan Huy: Nghĩa là: chuẩn bị - thực hiện - sau thực hiện. Cụ thể là
Hai Dinh Viet: OK
Hai Dinh Viet: Chính là theo cách mà 1 SV cần nắm rồi
Nghiem Xuan Huy: 1. Những việc SV cần chuẩn bị trước giờ lên lớp (đọc sách, thảo luận trước, tìm thêm thông tin trên mạng ...)
Nghiem Xuan Huy: 2. Trên lớp:
- Hình thức học
- Yêu cầu về hình thức và mức độ tham gia của sinh viên
- Các điểm cần lưu ý
Nghiem Xuan Huy: - ...
Hai Dinh Viet: Anh vẫn theo dõi đây
Nghiem Xuan Huy: 3. Học xong
- Đọc tiếp gì?
- Lần sau học gì?
- Bài tập gì?
Nghiem Xuan Huy: Đại ý là phát triển theo cấu trúc như thế
Hai Dinh Viet: Có thể có ý kiến cho là SV đâu phải là HS PT mà hướng dẫn theo cách đó. Điểm khác biệt với HS ở đây là gì?
Nghiem Xuan Huy: Không hề giống HS PT
Hai Dinh Viet: ????
Nghiem Xuan Huy: Vấn đề là liều lượng nội dung và cách tiếp cận
Nghiem Xuan Huy: VÍ dụ
Hai Dinh Viet: và cả cách xác định và yêu cầu về vai trò của SV!
Nghiem Xuan Huy: Không thể yêu cầu HSPT tìm kiếm tài liệu mở rộng về 1 vấn đề nào đó. Việc thảo luận, học nhóm cũng ko phải là cách phổ biến đối với bậc học PT
Nghiem Xuan Huy: Đúng rồi
Hai Dinh Viet: Ý 1 rất thuyết phục nhưng ý 2 cần rõ hơn sự khác biệt
Nghiem Xuan Huy: Chính là chuyện yêu cầu về vai trò của SV như bác nói
Nghiem Xuan Huy: Khác biệt ở điểm: thảo luận, học nhóm ở SV thực chất là việc đào sâu hoặc mở rộng 1 nội dung kiến thức nào đó
Nghiem Xuan Huy: Ở HSPT nếu có chỉ là việc củng cố bài đã học
Hai Dinh Viet: Như vậy, là mới có 1 khác biệt đó là ĐÀO SÂU, MỞ RỘNG còn thảo luận, làm nhóm... là cách thức thực hiện
Nghiem Xuan Huy: đúng rồi
Hai Dinh Viet: Có thể thêm là trình độ tổ chức của các cách thức này gắn với nghề nghiệp
Hai Dinh Viet: tuy vậy, giá trị gia tăng của các cách thức này có không?
Hai Dinh Viet: Lưu ý vẫn chỉ có 1 khác biệt, đó là VỀ YÊU CẦU TỰ HỌC
Nghiem Xuan Huy: Ý bác là Tự học ko bắt buộc?
Hai Dinh Viet: Chỉ có 1 loại tự học mà thôi, đúng ko? Nó bắt buộc theo nghĩa oxygen nhỉ
Nghiem Xuan Huy: Tự học bắt buộc thì không có gì phải nói cả, đúng không ạ. Vì đó là nhiệm vụ học tập của Sv. Cái em nghĩ đến là làm thế nào để khuyến khích sinh viên tự giác học tập
Nghiem Xuan Huy: Chỗ này dính vào 2 điểm
Nghiem Xuan Huy: 1. Phương pháp giảng dạy của giáo viên (khả năng thu hút và khơi dậy đam mê tìm hiểu của Sv)
2. Cách kiểm tra đánh giá
Nghiem Xuan Huy: Điểm thứ 2 theo em còn quan trọng hơn điểm 1
Hai Dinh Viet:
Nghiem Xuan Huy: Nói cho cùng, cứ đánh vào kinh tế (điểm, thành tích học tập) của SV là đâu vào đấy hết
Nghiem Xuan Huy: Nó cũng là yếu tố quyết định các chuyện khác
Hai Dinh Viet: Chính là vậy
Hai Dinh Viet: Vấn đề này ai cũng biết đúng không?
Nghiem Xuan Huy: Ví dụ: chấm bài tập tự luận thì chấm cả danh mục tài liệu tham khảo. Danh mục ấy là danh mục các tài liệu được trích dẫn hoặc khảo ý trong bài luận, chứ ko phải danh mục lấy từ thư viện
Hai Dinh Viet: Song diễn đạt, gọi tên thì như thế nào?
Hai Dinh Viet: Cái đó thuộc về chính sách KT - ĐG rồi
Hai Dinh Viet: Nó sẽ định hướng cho SV biết QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG VIỆC HỌC của mình ntn
Nghiem Xuan Huy: Từ cách KTDG ấy nó sẽ buộc sinh viên phải đọc, phải mở rộng ND nếu muốn được điểm cao
Hai Dinh Viet: Vậy là có 2 ý mới
Nghiem Xuan Huy: Thật ra nói gần nói xa thì nó có mấy thuật ngữ này
Hai Dinh Viet: 1. Yêu cầu và từ yêu cầu đến vai trò
Hai Dinh Viet: 2. Đầu ra quy định quá trình
Nghiem Xuan Huy: resourc-based learning và problem-solving based learning
Nghiem Xuan Huy: Đồng ý với bác 2 điểm trên
Nghiem Xuan Huy: Nói thêm 1 chút với bác lí do vì sao em có khuyến nghị là thiết kế mục 7.2 như đã nói
Nghiem Xuan Huy: SV ta cũng như giáo viên ta - theo cách tiếp cận văn hóa P Đ - thường làm tốt hơn khi được chỉ dẫn cụ thể, theo trình tự. Cứ nắm tay chỉ mặt là ngon
Hai Dinh Viet: Tiếp nhé
Nghiem Xuan Huy: ok
Hai Dinh Viet: Vậy vấn đề học liệu trong cái 7.2 này có gì phát triển nữa ko? Xin nhắc lại là hãy coi SV ta thông minh hơn hiện nay nhé.
Hai Dinh Viet: a tè phát
Nghiem Xuan Huy: Dĩ nhiên là có, em nghĩ thế. Không nên dừng ở chỗ chỉ tên cụ thể từng tài liệu. Nên đặt ra yêu cầu sinh viên tự tìm kiếm tài liệu đọc mở rộng từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là Internet
Nghiem Xuan Huy: Làm sao kích động được sinh viên khai thác nhiều nguồn thông tin khác nhau. Việc này nếu hình thành được thói quen cho SV thì coi như đã là 1 thành công cực lớn và có tác dụng thực tiễn, lâu dài
Hai Dinh Viet: Nhưng đó vẫn là tìm
Hai Dinh Viet: Còn xử lý và sử dụng? Làm sao có thể khái quát thành tên gọi, luận điểm nhỉ? Ở bên đó nó nói sao?
Nghiem Xuan Huy: Đương nhiên là tìm, nhưng nó sẽ được phản ánh trong phần "Trên lớp". Đây chính là cái tài của GV trong việc thiết kế kịch bản buổi học. Mục 7.2 hiện nay của ta chưa làm giáo viên và sinh viên hình dung được kịch bản của 1 buổi học
Hai Dinh Viet: Có cái mô hình nào ko nhỉ?
Nghiem Xuan Huy: Mọi nội dung, yêy cầu của 1 buổi học cần có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau
Nghiem Xuan Huy: Em không rõ. Bọn Tây nó ko thiết kế mục 7.2 như em vừa nói. Hoặc là em chưa tìm thấy mô hình như thế
Hai Dinh Viet: Phân tích mô hình đó xem nó có cấu trúc ntn? Nó có khác cái gọi là giáo án ở ta ko nhỉ?
Nghiem Xuan Huy: Bác xem mấy cái SG mà bọn em gửi ấy ạ
Hai Dinh Viet: Vậy nếu trừ 7.2 đi thì cái ĐCMH ta đã làm với cái syllabus của tụi Tây nó khác nhau ntn?
Nghiem Xuan Huy: Syllabus của nó nói chung không khác gì mấy đối với ta. Điểm khác lớn nhất có lẽ chính là việc nó cho đề thi sẵn đối với các assignment --> SV chủ động việc đọc và học
Nghiem Xuan Huy: Chẳng hạn định ktra một phần kiến thức nào đó, nó cho khoảng 3 cái đề, SV chọn lấy 1, làm lúc nào cũng được
Hai Dinh Viet: Vậy nếu mô tả chức năng của syllabus và study guide ở bên đó thì nó được gọi tên ntn?
Nghiem Xuan Huy: Syllabus là phần thông tin cơ bản về khóa học và các lưu ý trong việc tổ chức lớp học, KT-ĐG (cái này còn gọi là Course Information Booklet)
Nghiem Xuan Huy: Syllabus - có thể gọi là Thông tin về khóa học
Nghiem Xuan Huy: Còn cái SG là nội dung kiến thức cơ bản và kịch bản cho từng buổi học
Nghiem Xuan Huy: SG - giản gị là hướng dẫn học tập (của 1 môn học cụ thể)
Hai Dinh Viet: Đánh giá chức năng thông tin về khóa học của ĐCMH của ta thì thừa/thiếu ntn?
Nghiem Xuan Huy: Phần nội dung thì có lẽ cần phân tích nhiều hơn, em chưa có nhận xét cụ thể.Khác biệt như em nói có lẽ ở phần thôngtin về KT-ĐG
Nghiem Xuan Huy: Các nội dung khác không quan trọng lắm, dĩ nhiên trừ phần 7.2
Hai Dinh Viet: Như vậy, nếu ĐCMH hiện nay ko có phần 7, 8 và phần 9 chỉ cần nêu trọng số cho các đầu điểm (vì ở ta cái tư tưởng so bì lớp A, lớp B cùng môn vẫn nặng và hệ thống chưa phục vụ được sự đa dạng trọng số - OK?)
Nghiem Xuan Huy: ok
Hai Dinh Viet: Còn lại phát triển phần 7 sâu hơn (nhưng có lộ trình) và chi tiết phần 9 đã có (nhưng cực kỳ dở hơi) là tiêu chí kiểm tra - đánh giá cho mỗi loại điểm thì như thế là có SG?
Nghiem Xuan Huy: Em nghĩ thế
Hai Dinh Viet: Tổng quan lại, việc SG em có suy nghĩ gì nữa?
Nghiem Xuan Huy: Chỉ có lưu ý là khi đưa ra các hoạt động dạy - học cũng như kiểm tra, đánh giá thì cần phải xem xét đến tính phù hợp với SV của ta
Nghiem Xuan Huy: Thú thực, cái ý nghĩ về việc thiết kế 7.2 theo trình tự tổ chức buổi học em cũng vừa mới lóe ra thôi, các bác thử cân nhắc xem
Hai Dinh Viet: A hỏi chú
Hai Dinh Viet: Nếu chú lên lớp thì chú có giáo án không?
Hai Dinh Viet: có thể nó ghi ra, có thể nó trong đầu
Nghiem Xuan Huy: Thực tế là em chưa soạn giáo án bao giờ, chỉ thực hiện theo đề cương môn học thôi
Hai Dinh Viet: nếu chú để trong đầu, mọi sự chuẩn bị chỉ có chú chủ động còn SV thì làm theo
Nghiem Xuan Huy: Nhưng trước mỗi buổi học đều trù liệu trước kịch bản cho buổi học
Hai Dinh Viet: nếu chú ghi ra thì với những gì hiện có liệu đã có chỗ nào dành cho SV chưa?
Hai Dinh Viet: OK
Nghiem Xuan Huy: Nói chung vẫn còn thụ động vì phần SV chưa được quan tâm lắm
Hai Dinh Viet: Nếu vậy thì câu hỏi này có thể dành để hỏi cho GV không? Nên tu chỉnh ntn?
Nghiem Xuan Huy: Còn điều này nữa em hay làm: chuyển cho sinh viên đề cương bài giảng ngay buổi học đầu tiên để SV photo tự nghiên kíu dần
Nghiem Xuan Huy: Hic, em cũng không biết nên hỏi GV hay không nữa. Vì nó hơi mang tính chất cá nhân (cho tới thời điểm này), phản ứng của GV sẽ khác nhau
Nghiem Xuan Huy: Theo em là không nên, đôi khi cần "bàn tay sắt"
Hai Dinh Viet: Câu vừa rồi hơi khó hiểu
Nghiem Xuan Huy: Nghĩa là mình nghiên cứu thật kỹ, tham khảo 1 nhóm nhỏ GV, thấy OK là ta áp luôn
Hai Dinh Viet: Thì đang làm theo cách đó đây
Hai Dinh Viet: Nhưng để thuyết phục nhóm nhỏ
Hai Dinh Viet: cũng đã ko dễ
Nghiem Xuan Huy: Với nhóm nhỏ thì em nghĩ ta nên bày tất mọi chuyện ra
Hai Dinh Viet: Đồng ý
Hai Dinh Viet: Anh sẽ suy nghĩ tiếp
Hai Dinh Viet: Cảm ơn em!

Tuyết và Nắng!




Sáng nay, vô blog để ngắm lại thành quả post ảnh hôm qua thì thấy một hình ảnh thiên nhiên thú vị qua những người bạn với sự trợ giúp của công nghệ (hic hic, như nghị quyết) làm nên.
NGUYỄN MINH ..... là em so với người còn lại (khóa 42 nè), hiện đang ở CHLB Đức.
HTMP...... là chị so với NGUYỄN MINH...(khóa 39 nè), hiện đang ở Úc.
Mong sao 2 chị em nếu chưa add nhau thì qua đây nhận ra nhau và cùng add nhá.
Chúc tất cả các bạn của tôi hạnh phúc!
Tôi lại vui với ...........đống việc cơ quan của tui đây.
Ôi năm 2008 nặng nhọc!
PS: Ảnh chụp màn hình nên chắc không đẹp đâu bà con ạ! Bấm vào kính lúp ở góc dưới bên phải của ảnh để xem ảnh to hơn nha!

22/11/08

Cường và Thư!




Đôi này mới cưới, mới toanh!
Chúc các em hạnh phúc trăm năm nha!

Anh và Thắng!


Đọc tên entry cứ ngỡ là mình với cậu Thắng nào đó nhưng không phải roài
Chẳng có gã trai nào cả mà 2 cô gái đang phấn đấu theo chân 3 cặp kia.
Cô đứng thì làm ANH, còn cô ngồi thì lại THẮNG!
Mong cho 2 cô cũng sớm lấy chồng để mỗi 20/11 gặp nhau cho ..... chật nhà tôi nhá!
Anh nào chưa vợ, liên hệ với tui, chắc cũng được đôi ba mối đó.

Trí và Tâm!


Mối tình đẹp 9 năm mới cưới! Tuyệt vời! Tên của hai em cũng đầy ý nghĩa nữa.
Mau có baby nha!

Thảo và Thảo!


Chúc mừng hai em đã có 1 thiên thần bé nhỏ, xinh đẹp và ngoan ngoãn để mẹ Thảo đỡ vất vả vì bố Thảo thường đi công tác xa!

Thảo và Tiến sắp lấy nhau đấy!


Thảo và Tiến sắp lấy nhau đấy! Ngày 05/01/2009.
Chúc các em hạnh phúc bền lâu mãi mãi!


21/11/08

Cháu và Dì!




Ngày 18/11/2008, cháu Nhật Phương gửi thư chúc mừng dì Thư ngày Nhà giáo Việt Nam. Thư cháu viết ngắn gọn, súc tích, bị thiếu 1 từ và chữ..... rất to vì ........cháu mới học lớp 1 mà. (mời xem ảnh)

Ngày 19/11/2008, dì Thư có "phúc đáp" cho cháu. Thư Dì viết rất dài, chữ thì rất nhỏ làm cháu đọc cũng tơi tả cả tóc tai (mời xem clip)
Cháu Phương đọc thư của dì Thư gửi cho cháu

20/11/08

"Đóng bảo hiểm" cho nhân cách học trò


- Khuyên trò bảo vệ những người yếu đuối, giữ gìn lòng chung thuỷ… Đó là những bài học đầu tiên thầy dành cho tôi và rất nhiều học trò Tổng hợp Văn khi bắt đầu chập chững vào làng báo.

Một buổi sáng năm 2000, tôi vào chào thầy để chuẩn bị về Nghệ An làm một cuộc điều tra theo thư tố giác của người dân. Đây là một nhiệm vụ khá hóc búa đối với một phóng viên tập sự mới 23 tuổi như tôi. Sau khi tìm cho tôi vài địa chỉ quen, thầy chợt hỏi:

- Em có bao nhiêu tiền trong túi?

- Dạ, em có 400.000 đồng, cũng đủ cho chuyến đi - tôi trả lời. Năm ấy vé tàu xe từ Hà Nội vào Vinh chỉ hết khoảng 30.000-40.000 đồng/lượt.

- Cầm thêm 500.000 đồng nữa của tôi, nếu hết tiền của em thì dùng tiền của tôi, không dùng đến thì về trả sau cũng được.

Lúc đó, thầy còn khó khăn, ngoài 2 con, thầy còn nuôi 3-4 cháu trong quê nghèo ra trọ học, nhưng tôi vẫn phải cầm cho thầy vui lòng. Chuyến đó điều tra xong xuôi. Sau khi 3 bài báo đăng tải, một lãnh đạo huyện phải chịu kỷ luật. Khi tôi đem trả, thầy mới nói vì sao phải đưa tiền cho tôi: "Có nhiều người tốt, nhưng chỉ vì trong túi hết tiền nên vin vào hoàn cảnh mà nhận "quà" của họ, rồi há miệng mắc quai, thậm chí có thể tiêu tan sự nghiệp khi vừa mới bắt đầu...”. Thầy nhắc đừng bao giờ vin vào hoàn cảnh mà tặc lưỡi, vì đối phương luôn có thể tạo ra cho nhà báo bất cứ hoàn cảnh nào họ muốn.

Thì ra thầy đã thầm lo bảo vệ cho những bước chân đầu tiên mà tôi không hề hay biết. Không chỉ tôi, mà nhiều huynh đệ khác trước khi trở thành những nhà báo giỏi như anh X.Q (báo Lao Động), anh N.D (Đài Truyền hình Việt Nam)... cũng đã từng được "cứu đói" bằng những bát cơm rau cùng vợ chồng thầy.

Nhiều học trò khác của thầy đã đảm nhiệm nhiều chức vụ thư ký, lãnh đạo các báo… Có lẽ vì vậy mà thầy nổi tiếng được rất nhiều học trò trường Nhân văn yêu quý.

Người thân thiết gọi thầy bằng bố, kẻ nghịch ngợm gọi thầy bằng "Cụ". Riêng tôi, dù không phải truyền nhân về ngành học của thầy, nhưng tôi vẫn thường gọi thầy bằng "sư phụ" một cách vừa trân trọng vừa gần gũi, pha chút tinh nghịch. Thầy vui vẻ nhận tất cả!

Bài học của thầy về "bảo hiểm nhân cách" như một liều tiêm chủng giúp tôi "miễn dịch" được với các trò mua chuộc. Về sau này, khi tôi làm những điều tra ở Nam Định, có kẻ đã định mua tôi với giá 30 triệu đồng, với điều kiện "đánh" giúp họ một bài. Dù vẫn cảnh phóng viên thuê nhà nhưng tôi lắc đầu bỏ về, lòng hoàn toàn thanh thản.

Một lần khác, tôi đứng giữa ngã ba đường, phân vân không biết nên chọn việc ở lại làm báo hay sang làm một doanh nghiệp. Đã có lúc tôi nghiêng về phía doanh nghiệp, nhưng khi vào hỏi ý kiến thầy, tôi nhận được lời khuyên chân thành của một người cha: Với khả năng và tính cách của em, nên tiếp tục làm báo, vì đó là cách đóng góp trực tiếp tiếng nói của mình cho xã hội, hãy đứng về phía những người yếu đuối thấp cổ bé miệng... Em có thể chọn bất cứ cơ quan nào, nhưng ở đâu thì cũng cần giữ lòng chung thuỷ!

Rồi thầy kể chuyện trên lớp Văn của thầy, có một em sinh viên hỏi: "Thầy ơi, thế nào là hạnh phúc?" Một câu hỏi mà theo thầy, phải nghĩ rất nghiêm chỉnh trước khi trả lời. Vì mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, thầy phải chọn góc độ những sinh viên vất vả nhất trong lớp để trả lời: "Hạnh phúc là được hưởng thành quả lao động của mình sau mỗi ngày lao động". Câu chuyện nhỏ ấy đã theo tôi mãi đến nay và có lẽ cả rất lâu về sau nữa…

Cùng với thời gian, chúng tôi nhận ra nhiều điều, rằng nghiệp vụ có thể học được, tự rèn giũa được, thầy trong trường dạy không đủ, cuộc sống sẽ dạy thêm. Cái khó dạy hơn, khó tiếp thu hơn là những bài học về nhân cách, nhưng chẳng có giáo trình nào thấm thía với chúng tôi hơn chính cuộc sống và ứng xử của Thầy.

Cứ đến ngày 20/11 hoặc 21/6, anh em phóng viên "gốc" Tổng hợp Văn lại hẹn nhau ghé thăm cái cổng gốc cây bàng nhà thầy để mời thầy một vài chén rượu, đúng hơn là vào uống rượu của thầy. Thầy trò cùng đàm luận từ chính sự trong nước đến chuyện thế giới rồi quay về thư pháp, khảo cổ dân gian. Say chuyện, thầy trò có thể thức đến 2-3 giờ sáng, rồi lăn ra ngủ…

Năm nay, tôi có một chút thành tựu, giải A - báo chí Quốc gia, vừa kịp khoe thì thầy đã phải nhập viện vì tai nạn giao thông, Nằm trên giường bệnh, thầy vẫn gọi cho tôi: "Sơn ơi, năm nay miền Bắc trúng mùa lúa lớn, thử hỏi nhà khoa học giải thích xem…".

Còn nhiều chuyện nữa về "sư phụ" của tôi - một giảng viên Văn học dân gian - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Anh em chúng tôi thường thân mật gọi thầy là “Cụ Vỹ”.

*
Nguyễn Hoàng Sơn (Giải A Báo chí quốc gia năm 2007)

http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/11/814471/
08:20' 20/11/2008 (GMT+7)

17/11/08

081117. Chat với chít!

Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:01:56 PM): đọc cái phần phản biết, liên hệ thực tiễn
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:02:07 PM): sinh viên mình đã biết phản biện chưa
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:02:15 PM): đã biết đặt vấn đề chưa?
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:02:40 PM): đặt vấn đề thế nào là đúng trọng tâm?
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:02:53 PM): phản biện thế nào cho hiệu quả, hợp lý?
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:03:01 PM): đã có ai dậy sinh viên chưa
Hai Dinh Viet (11/17/2008 8:03:06 PM): Rất hay!
Hai Dinh Viet (11/17/2008 8:03:11 PM): Quả không nhầm!
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:03:18 PM): hay là sinh viên luôn tự mình học thôi
Hai Dinh Viet (11/17/2008 8:03:27 PM): Không có trường đại học nào có thể dạy hết mọi thứ
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:03:36 PM): đúng vậy
Nguyen Hai Van (11/17/2008 8:03:53 PM): làm thế nào để hướng sinh viên tìm được đúng đường đi của mình
Hai Dinh Viet (11/17/2008 8:04:02 PM): Nhưng nó phải là nơi khơi dậy, nâng đỡ tinh thần phản biện

12 Nguyên tắc thành công của Steve Jobs

Bài học từ Steve Jobs - một trong những ông chủ thành công nhất nước Mỹ. Câu chuyện về sự thành công của ông có thể coi như một huyền thoại. Để đạt được những thành công lớn lao ấy một phần không nhỏ do bản thân ông đã tạo cho mình những nguyên tắc và áp dụng chúng một cách linh hoạt. Dưới đây là 12 nguyên tắc đối với những ai nung nấu trong mình ý tưởng đi theo con đường trở thành doanh nhân sẽ không thể bỏ qua:

Steve Jobs, người sáng lập máy tính Apple

1. Hãy làm điều bạn yêu thích


Đâu là niềm đam mê đích thực của bạn? Hãy thực hiện điều bạn yêu thích để tạo nên sự khác biệt. Động lực duy nhất để làm được những việc lớn đó là bạn cần có tình yêu với công việc mình sẽ làm.

2. Khác biệt

Hãy suy nghĩ một cách độc lập và riêng biệt. Steve Jobs cho rằng: “Tốt nhất là trở thành một tên cướp biển còn hơn là gia nhập lực lượng hải quân”.

3. Làm việc hết mình

Với bất kỳ một công việc nào, bạn cũng nên làm hết khả năng của mình. Đừng lười biếng hay ngủ quên! Hãy để thành công ngày càng nhân lên nhiều hơn. Bạn mong mỏi và luôn ao ước đạt được thành công đó ư? Tại sao lại không thuê những nhân viên xuất sắc có niềm đam mê tột độ với công việc bạn dự định sẽ tiến hành?

4. Phân tích mô hình SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ).

SWOT là khung lý thuyết, là cơ sở qua đó chủ doanh nghiệp có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của công ty mình, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp.

Bạn hãy gia nhập thế giới kinh doanh và đưa công ty đi vào hoạt động sớm nhất có thể, hãy liệt kê những thế mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như công ty bạn vào một mẩu giấy. Đừng lưỡng lự khi phải vứt bỏ những “quả táo thối” ra khỏi công ty.

5. Hãy là một ông chủ


Tìm kiếm những cơ hội lớn lao tiếp theo. Hãy tìm kiếm và ưu tiên những ý tưởng cần được thực hiện một cách nhanh chóng và dứt khoát, vượt qua thử thách và tạo nên bước nhảy vọt. Đôi khi bước nhảy đầu tiên chính là hành động khó khăn nhất. Hãy vượt qua nó bằng lòng dũng cảm và nhiệt huyết cũng như khả năng trực giác của bạn.

6. Khởi đầu nhỏ, suy nghĩ lớn

Đừng quá lo lắng về nhiều việc cùng một lúc. Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản và sau đó tiến đến những việc làm ngày càng phức tạp hơn. Hãy nghĩ về tương lai, chứ không chỉ là ngày mai. Steve Jobs tiết lộ giấc mơ của ông: “Tôi muốn tạo nên một tiếng vang lớn vào vũ trụ này.”

7. Cố gắng trở thành người đi đầu trong thị trường


Hãy sở hữu và làm chủ công nghệ đầu tiên trong mọi việc bạn làm. Nếu một công nghệ tốt hơn xuất hiện trên thị trường, hãy sử dụng nó ngay cả khi có thể người khác sẽ không dùng đến chúng. Bạn hãy là người đi đầu và biến nó thành một tiêu chuẩn trong kinh doanh.

8. Tập trung vào sản phẩm

Người khác đánh giá bạn qua hành động, quá trình làm việc của bạn, cho nên hãy tập trung vào sản phẩm làm ra. Hãy là một hình mẫu chuẩn đi đầu trong chất lượng sản phẩm. Có thể một số người không có thói quen với môi trường luôn đề cao chất lượng tốt. Vậy tại sao bạn không quảng bá tiêu chuẩn đó. Nếu họ không biết đến những sản phẩm của bạn, họ sẽ không mua chúng. Hãy chú ý đến những mẫu sản phẩm. “Chúng ta đã cho ra đời những nút bấm trên màn hình trông hấp dẫn đến nỗi bạn sẽ muốn chạm vào, thưởng thức chúng. Mẫu sản phẩm được thiết kế không chỉ là hình ảnh nó trông giống cái gì mà còn nó sẽ mang lại ấn tượng như thế nào.”

9. Tham khảo thông tin phản hồi

Hãy tham khảo ý kiến phản hồi từ những người xung quanh có kiến thức nền khác nhau. Mỗi người sẽ cung cấp cho bạn một thông tin hữu dụng. Nếu bạn là người đứng đầu trong doanh nghiệp, đôi khi bạn sẽ không nhận được ý kiến phản hồi trung thực, thẳng thắn từ nhân viên, bởi vì họ sợ bạn. Trong tình huống này, bạn cần phải giấu thân phận bản thân, hoặc thu thập thông tin phản hồi từ những nguồn khác. Hãy tập trung và những đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn – và trước tiên hãy lắng nghe ý kiến từ khách hàng.

10. Đổi mới

Đổi mới chính là điểm phân biệt rõ nét giữa một người lãnh đạo và nhân viên. Hãy chọn lấy người tiêu biểu cũng như những người điều hành hàng đầu khác để chia sẻ 50% khối lượng công việc thường ngày của bạn và hãy dành 50% thời gian còn lại của bạn cho nhân viên mới. Đừng nói “không” với cả 1000 công việc, để chắc chắn rằng bạn không đi theo con đường sai lệch. Hãy tập trung thực sự vào những đổi mới, sáng tạo quan trọng. Hãy tuyển những người thực sự muốn làm thay đổi thế giới bằng những điều tốt đẹp nhất. Bạn cần xây dựng văn hoá theo hướng sản phẩm, ngay cả đối với doanh nghiệp công nghệ. Không ít các công ty có rất nhiều những kỹ sư tài năng và nhân viên tài giỏi nhưng cuối cùng điều họ cần vẫn là sức hút để lôi kéo tất cả những con người này lại cùng nhau làm việc, xây dựng công ty.

11. Học từ những thất bại

Đôi khi khi bạn tiến hành đổi mới, bạn mắc không ít sai lầm. Tốt nhất hãy thừa nhận chúng sớm nhất có thể và hãy làm quen với việc cải tiến những đổi mới khác của bạn.

12. Không ngừng học hỏi

Trong cuộc sống, luôn vẫn còn ít nhất một điều gì đó cần phải học. Những ý tưởng kết hợp với đồng nghiệp hay người ngoài công ty. Hãy học hỏi ngay cả từ khách hàng, đối thủ hay cộng sự của bạn. Nếu bạn hợp tác với một ai đó mà bạn không thích, hãy học cách yêu mến - tán dương họ. Hãy học cách phê phán kẻ thù của bạn một cách cởi mở nhưng phải trung thực.

Ai là ai?

Ông ..... bác bỏ tin đồn liên quan đến việc đương kim Tổng thống D. Medvedev sửa hiến pháp là để chuẩn bị cho ông quay lại ghế ông chủ điện Kremly vào năm 2009: “Về việc ai và khi nào có thể ra tranh cử nhiệm kỳ tới thì nói bây giờ e là hơi sớm. Các đề xuất của Tổng thống D. Medvedev liên quan đến sửa đổi Hiến pháp hoàn toàn không phải là những tính toán cá nhân” (13.11.2008)

Trên thế giới, có lẽ ít ông chủ nội các nào “dám” trả lời chất vấn của các thành viên chính phủ một cách “thông tục” thế này: “Con chó chứ không phải là con lợn. Nó không ngu đến mức nhảy vào vũng nước và nằm lỳ trong đó” (20.10.2008, trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng Sergey Ivanov rằng nếu con chó có đeo hệ thống định vị GLONAS của Nga chạy vào vũng nước và nằm ở đó thì pin sẽ bị chập và hệ thống không thể hoạt động).

Nói về cuốn tiểu thuyết “Tội ác và trừng phạt” của nhà văn Dostoevski: “Đấy là cuốn sách dạy chúng ta phải làm việc một cách chuyên nghiệp để bất cứ tội ác nào cũng phải được trừng trị. Phải làm việc hết mình, phải yêu mến những người mà chúng ta phục vụ họ” (08.10.2008)

Về hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ: “Con bệnh” Mỹ đã lây sang cả hệ thống tài chính châu Âu” (30.09.2008)

Về mối quan hệ với Mỹ: “Tôi sẽ chờ đợi sự cải thiện mối quan hệ này. Người Mỹ tự làm hỏng thì cứ để họ tự đi mà cải thiện” (16.09.2008)

Bình luận về những lời chỉ trích liên quan đến việc Nga sử dụng vũ lực chống lại Gruzia trong cuộc khủng hoảng tại Nam Ossetia, ông ...... mỉa mai: “Các ngài muốn chúng tôi phải khua dao nhíp hoặc dùng súng bắn nước để chống lại? Hay là chúng tôi phải ngồi chờ đợi? Không, họ xứng đáng bị đập vào mặt như thế” (12.09.2008).

Về hoạt động của tập đoàn xuất khẩu nguyên liệu “Mechel”: “Chúng ta có một công ty rất đặc biệt là “Mechel”. Hôm nay tôi mời giám đốc lên làm việc thì ông ấy bỗng cáo bệnh. Trong suốt quý 1 năm nay, Mechel xuất nguyên liệu ra nước ngoài với giá thấp hơn 2 lần giá trong nước. Tất nhiên, bệnh là bệnh. Nhưng tôi nghĩ rằng cần phải tự chữa càng sớm càng tốt. Nếu không, đành phải cử bác sỹ đến và tẩy sạch mọi vấn đề này” (25.07.2008)

Với ông, vắng mặt tại cuộc họp không phải là cách để tránh những lời chỉ trích: “Hôm nay lãnh đạo cơ quan chống độc quyền liên bang không có mặt. Nhưng tôi hi vọng là ông ấy nghe thấy những gì tôi nói” (14.07.2008)

Nhận xét về tác phong làm việc của các thành viên chính phủ: “Không khi nào phải sợ các quyết định phức tạp nếu như các ngài tin vào sự đúng đắn của mình. Còn sử dụng giải pháp chui đầu vào đống rơm cũng chẳng mang lại lợi ích gì vì cái chân vẫn thò ra” (29.06.2008)

Còn đây là lời ông “doạ” các nhà doanh nghiệp: “Về hành vi vô trách nhiệm của giới doanh nhân, tôi có thể nói thẳng một cách hơi thô thiển rằng tôi sẽ móc hết mọi thứ trong dạ dày của họ ra và chia đều cho người nghèo. Xin hãy truyền đạt lại với các cá nhân có liên quan như vậy” (19.06.2008)

Lập luận sâu sắc phản biện các nhà lãnh đạo NATO về lý do tồn tại của khối quân sự này: “Liên Xô đã sụp đổ, mối đe doạ không còn, vậy mà NATO vẫn tồn tại. Từ đây, nảy sinh một câu hỏi: các ngài liên minh lại để chống ai?” (31.05.2008)

Cách ông “dẹp” trật tự báo giới cũng khá thú vị: “Nếu các vị còn tiếp tục làm ầm ĩ thì lần sau sẽ không được mời nữa đâu” (14.4.2008)

V. Putin

16/11/08

LO XA

Ôi, những bà mẹ thật tuyệt vời!!!

(Tặng con trai yêu của mẹ)

Con ngủ xong, chăn chiếu vứt lung tung
Sách vở ngổn ngang trên bàn, dưới đất
Vào phòng con giống như "mê hồn trận"
Không tìm nổi chỗ đặt chân...

Mẹ dọn cho con chưa được nổi một tuần
Tất lại ở trên bàn, khăn quàng trong gầm tủ
"Ngu ráng chịu" thôi mẹ ghi ngoài cửa

http://guihuongchogio.vnweblogs.com/blog/4523/page/2

LÀM QUAN KHÓ LẮM

copy từ http://guihuongchogio.vnweblogs.com/

Hôm nay vừa nhận được tin nhắn của chị gái, hỏi có nên nhận chức Phó Phòng Hành chính không. Chẳng biết khuyên chị gái thế nào, đành phải trả lời bằng hai bài thơ ngắn:

LÀM QUAN KHÓ LẮM

(Xin lỗi tác giả bài thơ 'Làm anh khó lắm')

Làm quan khó lắm
Phải đâu chuyện đùa
Có quà biếu xén
Phải từ chối cơ

Bổng lộc chia chác
Cho quân phần hơn
Phong bì chúc tết
Vào công quỹ luôn

Làm quan thật khó
Nhưng mà thật vui
Thương dân yêu nước
Thì làm được thôi.

HÀNH CHÍNH

Làm Hành Chính tức là Hành là Chính
Hoặc ta hành người hoặc người khác hành ta
Thì cứ thử một lần "quyền bính"
Ai hành ai, ai chính ai tà.

14/11/08

ĐH trong top 200 thế giới: Nhiệm vụ bất khả thi

http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/11/813501/
08:28' 14/11/2008 (GMT+7)

- "Thời gian biểu hiện thực hơn cho mục tiêu có trường ĐH top 200 của Việt Nam có lẽ sẽ là 2060 hoặc muộn hơn" - GS.TS Simon Marginson (Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục ĐH ĐH Melbourne, Australia) cho biết khi trao đổi với VietNamNet bên lề hội thảo "Xếp hạng các trường ĐH: xu thế toàn cầu và các quan điểm" tổ chức ngày 13/11.

GS Simon Marginson

Việt Nam đã đặt ra mục tiêu đến 2020 có 1 trường ĐH lọt vào top 200 trường ĐH nổi tiếng thế giới. Ông nhìn nhận mục tiêu này như thế nào?

- Tôi tôn trọng quyết định của chính phủ đặt ra tiêu chuẩn thành tích cao hơn cho các trường ĐH nhưng tôi không rõ danh sách xếp hạng 200 trường hàng đầu nào được nói ở đây?

Xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới năm 2007, hội đồng đánh giá và kiểm định giáo dục đại học Đài Loan không xướng danh trường đại học nào của Việt Nam. Bảng xếp hạng phổ biến khác của Tạp chí Times Higher Education Supplement (THES) cũng chưa có tên của ĐH Việt Nam. Nhưng một số trường ĐH VN cũng đã "góp mặt" trong bảng xếp hạng Webometrics, dù khá khiêm tốn với vị trí của trường cao nhất là 1920...Theo ông, VN nên lọt vào danh sách nào?

-Xếp hạng của Webometrics có lợi cho các trường ĐH và quốc gia có hệ thống web mạnh.

Còn để được nằm trong top 200 theo bảng xếp hạng của THES thì cần có bộ tiêu chí khác. Bảng xếp hạng này có phần thiên vị cho các trường ĐH nghiên cứu lâu năm, đặc biệt là các trường tên tuổi quen thuộc như Oxford và Harvard hoặc thiên vị các trường làm maketing mạnh. Ít người nghĩ trường ĐH Chualalongkorn của Thái Lan thực sự nằm trong bảng 200 này. Tôi ngờ rằng Thái Lan đạt được mức xếp hạng này vì nước này được biết đến là 1 nước du lịch và BangKok là sân bay quan trọng và đó là cái thúc đẩy nhân tố công nhận. Có lẽ, nếu thực thi một chương trình du lịch học thuật, bao cấp cho các hiệu trường ĐH nước ngoài trong khách sạn 5 sao thì VN cũng có ĐH lọt vào bảng xếp hạng.

GS.TS Simon Margion tập trung nghiên cứu chính sách của chính phủ và nền kinh tế tri thức, giáo dục ĐH và toàn cầu hóa. Luận án tiến sĩ "các thị trường trong giáo dục ĐH" năm 1996 được ĐH Melbourne và Hiệp hội Nghiên cứu giáo dục Australia đánh giá là luận án tiến sĩ tốt nhất trong năm. Ông đã viết 6 cuốn sách về giáo dục, trong đó cuốn "Doanh nghiệp ĐH" viết cùng Mark Considine giành giải thưởng xuất bản của Hiệp hội nghiên cứu giáo dục Hoa Kỳ 2001.

Nếu xem mục tiêu " đến năm 2020 có 1 trường ĐH trong top 200" hướng tới nhu cầu thực của quốc gia với năng lực toàn cầu và phải có khả năng đạt được trong tương lai thì cần áp dụng bảng xếp hạng của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải. Hệ thống xếp hạng này danh tiếng nhất vì các dữ liệu khách quan và sử dụng miễn phí. Các trường ĐH không thể gây ảnh hưởng bằng cách tính dữ liệu của riêng mình.

Và khả năng đạt được mục tiêu top 200 của bảng xếp hạng Giao thông ra sao?

- Để nổi bật trong bảng xếp hạng của trường ĐG Giao thông (TQ), cần có giải Nobel. Đa số trường trong top 200 đều có ít nhất một người đoạt giải Nobel. Các nước đang phát triển khó mà có những người đạt giải thưởng về khoa học và kinh tế. Còn giải thưởng Nobel về văn học và hoà bình thì không được tính.

Một tiêu chí khác của Giao thông là sự hiện diện của các nhà nghiên cứu HiCi - tức là được trích dẫn nhiều. Các trường ĐH của Mỹ có gần 4.000 nhà nghiên cứu HiCi. Ở châu Á thì Nhật Bản và Israel có một số lượng lớn nhà nghiên cứu HiCi. Để thu hút và giữ được các nhà nghiên cứu HiCi trong những năm sắp tới, VN có lẽ phải đưa ra mức lương gần với mức lương thế giới, sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, cả về nhân sự và thiết bị, cạnh tranh được trên phạm vi quốc tế.

Các tiêu chí khác liên quan tới công bố các bài báo khoa học trong tạp chí hàng đầu là Nature và Science và toàn bộ thành tích trong việc được trích dẫn. Chỉ với hơn 200 bài báo một năm, Việt Nam chưa sẵn sàng cạnh tranh được một cách nghiêm túc trên cơ sở công bố công trình và khối lượng được trích dẫn.

Từ năm 2000 - 2005, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc tăng 18,5% mỗi năm. Từ năm 1996 đến 2005, đầu tư cho lĩnh vực này tăng từ 0,57% lên 1,35% trong tổng số GDP. Năm 2006, Trung Quốc chi cho nghiên cứu và phát triển đứng thứ 2 thế giới. Trong 10 năm kể từ 1995, số báo cáo khoa học thường niên của nước này tăng lên từ 9.061 tới 41.596. Nhưng hiện tại, Trung Quốc chưa có trường nào trong top 200 dù đã "góp"18 trường top 500 như Bắc Kinh, Thanh Hoa, Nam Kinh...

Nếu đầu tư như Trung Quốc, thì sẽ mất khoảng 5-10 năm trước khi số công trình được công bố tăng mạnh và mất thêm một thập kỷ nữa để cho mọi người biết được việc trích dẫn.

Vậy theo phán đoán của ông, bao giờ Việt Nam cái đích "top 200" ?

- Theo tôi, có lẽ đến năm 2060 hoặc muộn hơn. Giả sử thực hiện ngay lập tức theo mức đầu tư của Trung Quốc và Hàn Quốc thì cũng không thể đạt kết quả xếp hạng trong top 200 của ĐH Giao thông vào năm 2020. Một mục tiêu thiết thực hơn, tuy rằng khó, là lọt vào top 500 của ĐH Giao thông vào năm 2025 hoặc 2030. Trong bảng xếp hạng của ĐH Giao thông hiện tại, có một số nước như Mexico, Brazil, Ấn Độ. Ấn Độ có GDP tính theo đầu người ở mức của VN. Nước này đã tập trung nguồn lực cho một số nhỏ các trường ĐH chất lượng cao.

Một cách cụ thể, những việc cần phải làm để đạt được đích này?

- Xây dựng một trường ĐH nghiên cứu hoặc nhóm nhỏ trường ĐH có lẽ là cái mà Việt Nam có thể làm để đảm bảo bước vào cuộc chơi kinh tế tri thức sớm hơn. Cần có chính sách đưa những người học lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ và châu Âu về Việt Nam. Trả lương cho những giảng viên ưu tú với mức lương gần như của Mỹ để giữ chân họ và đối xử với giảng viên nước ngoài theo cái cách của ĐH quốc gia Singapore. Tuy nhiên, ngay cả Singapore cũng gặp khó khăn khi giữ người nước ngoài đủ lâu để có một tác động lâu dài đến năng lực nghiên cứu. Thứ hai, đổi mới từ gốc đến ngọn văn hoá quản lý chất lượng, đặc biệt là sự tự do học thuật. Người ta sẽ không thể sáng tạo được nếu chính sách rập khuôn.

- Cảm ơn ông!

Biết tiếp thu phản biện: Phẩm chất, bản lĩnh lãnh đạo

http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5273/index.aspx
10/11/2008 08:01 (GMT + 7)
Biết lắng nghe, tập hợp mọi ý kiến xây dựng dù "thuận tai" hay "nghịch tai", biết phân biệt đúng sai, lọc được cái "nhân hợp lý" trong mỗi cá nhân, mỗi ý kiến, biết phản biện lại sự phản biện không xác đáng một cách đúng mức, và biết biến nó thành quyết sách sáng suốt và hành động cụ thể không chỉ là một phẩm chất mà còn là bản lĩnh không thể thiếu của một nhà quản lý.


Báo chí là một kênh phản biện quan trọng. Ảnh: Nghebao.vn


Từ chuyện trời Tây

Tháng 10/2008, Trường Quản trị kinh doanh Harvard (HBS) họp Ban cố vấn, với sự tham gia của khoảng 50 nhà lãnh đạo xuất sắc trong các lĩnh vực khác nhau như doanh nghiệp, chính phủ, các nhà họat động xã hội ở khắp nơi trên thế giới: Bộ trưởng Bộ lao động Mỹ Elaine Chao, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo, Chủ tịch tập đoàn Boston Consulting Group, Tổng giám đốc Đài truyền hình NHK Nhật bản Hatsuhisa Takashima…

Từ vị trí của người hằng ngày đứng lớp giảng dạy, lúc này, trên giảng đường quen thuộc, các vị hiệu trưởng và hiệu phó, các giáo sư trụ cột của trường ngồi đông đủ nhưng trên tư cách của người học hỏi và lắng nghe.

"HBS có ngày hôm nay là biết tập trung trí tuệ của toàn thế giới" - Giáo sư Jay O. Light, Hiệu trưởng HBS nói

Sau khi nghe ban lãnh đạo trường trình bày chiến lược phát triển, tầm nhìn, chiến lược toàn cầu… trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhiều vị cố vấn đã phản biện thẳng thắn. Có ý kiến ủng hộ, ca ngợi và cũng có ý kiến phê bình, hiến kế. Một không khí dân chủ và cởi mở thực sự.

Gây ấn tượng mạnh là thái độ thực sự cầu thị lắng nghe của các nhà lãnh đạo, các học giả lớn của nhà trường. Trong những cố vấn có người là cựu học viên của trường, vài năm trước còn là sinh viên cũng ngồi ở giảng đường đó nghe họ giảng bài… nhưng sự trọng thị thể hiện rất rõ trong những người vốn trước trước đây là thày dạy (là những học giả danh tiếng trên thế giới) với người học trò cũ của mình.

Từng là cố vấn cho các tập đoàn lớn, các lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới nhưng các học giả HBS đã trân trọng cầu thị những người cố vấn, dù trước đó chưa lâu, các cố vấn còn là người cắp sách đến giảng đường để học hỏi kiến thức.

Sản phẩm cuối cùng của những thảo luận, tranh luận và lắng nghe ấy là một bản đề cương sâu sắc, một chương trình hành động cụ thể với sự tập hợp bổ sung nhiều ý kiến mới mẻ của Ban cố vấn, nhằm phát triển ngôi trường 100 năm tuổi danh tiếng này lên một tầm cao mới.

Giáo sư Jay O. Light, Hiệu trưởng nhà trường chân tình nói: "HBS có ngày hôm nay là biết tập trung trí tuệ của toàn thế giới, trong đó tiêu biểu là các vị cố vấn".

Để lãnh đạo tốt một ngôi trường vĩ đại vốn được xem là nơi tập trung trí tuệ hàng đầu thế giới, công tác phản biện cần thiết và được trân trọng như vậy.

Để lãnh đạo tốt một ngành lớn, một đất nước, điều này càng quan trọng và càng đáng được đặc biệt trân trọng.

Phản biện xã hội còn là thước đo của tinh thần trách nhiệm cộng đồng, lòng yêu nước thương nòi của một dân tộc. Đó cũng là thước đo trình độ văn minh của một đất nước, của một thể chế.

Tới chuyện trời ta

Từ chuyện trời Tây, xin trở lại với Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển đất nước, càng ngày trong đời sống chính trị xã hội nước ta, những tiếng nói tham gia đóng góp vào những việc đại sự của đất nước càng đông đảo, nhiệt huyết.

Ngay trong thời gian gần đây, đứng trước những biến động trong và ngoài nước, băn khoăn day dứt với những nguy cơ đe doạ đời sống, số phận của cộng đồng, bước phát triển của đất nước, tiếng nói ấy càng dồn dập, càng tập trung.

Bên cạnh có những ý kiến góp ý được lắng nghe, tiếp thu, còn bao nhiêu câu chuyện để chúng ta trăn trở.

Quốc hội chính là nơi để lắng nghe các ý kiến tranh luận, phản biện. Ảnh: Lê Anh Dũng

Câu chuyện môi trường: Tập đoàn kinh tế Vedan "bức tử" dòng sông Thị Vải, làm tổn hại sức khoẻ và cuộc sống của bao nhiêu người dân sống hai bờ sông, ngang nhiên "qua mặt" các cấp công quyền từ Sở đến Bộ cả chục năm qua, bất chấp những lời cảnh báo từ ngày đầu. Giờ đây, khi hậu quả vụ Vedan-Thị Vải đã bị phơi bày, và nhiều “Thị Vải” khác trên đất nước được lôi ra ánh sáng, sự bức xúc không còn kìm nén được nữa đã dội lên như đợt sóng trào.

Những bài viết trên đủ loại báo đài. Và bao nhiêu ý kiến phê phán, chất vấn, góp ý xuất hiện trên các diễn đàn nhỏ lớn, từ quán nước bé nhỏ ven đường đến hội trường trang nghiêm của Quốc hội. Đó chính là một làn sóng phản biện xã hội thực sự.

Liệu làn sóng đó có được mọi phía liên quan tiếp nhận, xử lý, phản hồi và giải quyết một cách minh bách, rốt ráo? Hay cũng chỉ là cuộc “vờn bóng” quẩn quanh, đá qua đá lại, từ cấp này sang cấp khác? Cho tới thời điểm này, vẫn chưa thấy ai tự nhận là mình có lỗi, không ai tự thấy mình phải là người có “văn hoá xin lỗi”, “văn hoá từ chức”.

Câu chuyện trường học: Trong khi ô nhiễm môi trường đang gây bức xúc thì con trẻ đến trường lại bị các “bảo mẫu” hành hạ thương tâm; học sinh phổ cấp thông vẫn “bơi” trong biển lớn chương trình, sách giáo khoa. Ở các trường đại học, và cả ở các trung tâm nghiên cứu, vẫn còn tình trạng “học nhiều, hành ít”, giảng dạy tách rời nghiên cứu khoa học. Danh hiệu Tiến sĩ, Giáo sư vẫn nặng hư danh vì bổng lộc mà nhẹ thực chất..v.v…

Không ít thư từ, phản ánh của các bậc làm cha làm mẹ, bao nhiêu cuộc hội thảo, rồi những diễn đàn trên các trang báo mạng, báo giấy, báo nói, báo hình… nhưng sự chuyển biến chưa thấy bao nhiêu trong thực tế. Nhiều người tâm huyết vẫn lo: công lao phản biện của xã hội lâu nay liệu có rơi vào cảnh ngộ “đá ném ao bèo”?

Câu chuyện phát triển kinh tế: Các dự án khai thác tài nguyên bauxit trên Tây nguyên vừa qua trở thành điểm nóng, tập trung sự quan tâm không chỉ của các cơ quan hữu quan mà cả nhiều tổ chức, đoàn thể. Không chỉ quan tâm về mặt hiệu quả kinh tế, ý nghĩa xã hội (xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc Tây Nguyên), mà dư luận còn quan ngại những hậu hoạ đối với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người cũng như nền văn hóa Tây Nguyên.

Các diễn đàn hội thảo, các cuộc trao đổi, phát biểu ý kiến công khai trên các phương tiện truyền thông mở ra hàng loạt. Đợt phản biện xã hội này ngắn, nhưng thật nhạy bén và khá mạnh mẽ, dù đó chỉ là một sự kiện kinh tế xã hội nhất thời.

Và giờ đây là lúc các cấp chủ quản xử lý thông tin, nghe ngóng từ nhiều phía. Mọi người đang bình tĩnh chờ đón một quyết sách quang minh ích nước lợi dân, không chỉ cho bây giờ mà cả cho mai sau.

Trước các luồng phản biện xã hội thay vì lo, chúng ta thấy đáng mừng, và đáng tự hào. Các luồng phản biện xã hội đó, dù thuận chiều hay ngược chiều, đều là nguồn trí tuệ quý giá và quan trọng mà bất cứ một cơ quan công quyền “do dân vì dân” nào, một cán bộ nào là “nô bộc” của dân cũng nên và phải trân trọng lắng nghe. Đó là một phẩm chất đáng quý của nhà quản lý.

Dĩ nhiên, không phải ý kiến phê bình, đóng góp nào cũng là “khuôn vàng thước ngọc”, cũng là chính xác và chân lý. Bên cạnh bao nhiêu ý kiến đúng và xây dựng cũng có thể có những ý kiến chưa chuẩn, phản ánh một góc nhìn hẹp, đôi khi do một lối tư duy áp đặt kiểu “trưởng lão”, xem cái bóng mình quá lớn và lĩnh vực nào cũng tinh thông…

Nhưng, một nhà quản lý giỏi sẽ có khả năng phân tích, tách bạch những ý kiến đúng, tốt giữa một rừng người tham gia, chắt lọc được cái “nhân hợp lý” trong mỗi con người, mỗi ý kiến.

Biết lắng nghe, biết tập hợp và phân biệt đúng sai, biết phản biện lại sự phản biện không xác đáng một cách đúng mức, biết tập hợp mọi ý kiến đúng đắn, xây dựng, có ích, dù nghe “thuận tai” hai “nghịch tai”, một cách chân thành và, đặc biệt, biết biến nó thành quyết sách sáng suốt và hành động cụ thể trong cuộc sống. Đó không chỉ là một phẩm chất mà còn là bản lĩnh không thể thiếu của một nhà quản lý.

Hơn thế nữa, đó còn là tài năng rất cần thiết, nghệ thuật điều hành chân chính của mọi cấp quản lý, cấp lãnh đạo mà cộng đồng, nhân dân và đất nước mong đợi.

  • Anh Minh

Biết tiếp thu phản biện: Phẩm chất, bản lĩnh lãnh đạo

http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5273/index.aspx
10/11/2008 08:01 (GMT + 7)
Biết lắng nghe, tập hợp mọi ý kiến xây dựng dù "thuận tai" hay "nghịch tai", biết phân biệt đúng sai, lọc được cái "nhân hợp lý" trong mỗi cá nhân, mỗi ý kiến, biết phản biện lại sự phản biện không xác đáng một cách đúng mức, và biết biến nó thành quyết sách sáng suốt và hành động cụ thể không chỉ là một phẩm chất mà còn là bản lĩnh không thể thiếu của một nhà quản lý.


Báo chí là một kênh phản biện quan trọng. Ảnh: Nghebao.vn


Từ chuyện trời Tây

Tháng 10/2008, Trường Quản trị kinh doanh Harvard (HBS) họp Ban cố vấn, với sự tham gia của khoảng 50 nhà lãnh đạo xuất sắc trong các lĩnh vực khác nhau như doanh nghiệp, chính phủ, các nhà họat động xã hội ở khắp nơi trên thế giới: Bộ trưởng Bộ lao động Mỹ Elaine Chao, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo, Chủ tịch tập đoàn Boston Consulting Group, Tổng giám đốc Đài truyền hình NHK Nhật bản Hatsuhisa Takashima…

Từ vị trí của người hằng ngày đứng lớp giảng dạy, lúc này, trên giảng đường quen thuộc, các vị hiệu trưởng và hiệu phó, các giáo sư trụ cột của trường ngồi đông đủ nhưng trên tư cách của người học hỏi và lắng nghe.

"HBS có ngày hôm nay là biết tập trung trí tuệ của toàn thế giới" - Giáo sư Jay O. Light, Hiệu trưởng HBS nói

Sau khi nghe ban lãnh đạo trường trình bày chiến lược phát triển, tầm nhìn, chiến lược toàn cầu… trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhiều vị cố vấn đã phản biện thẳng thắn. Có ý kiến ủng hộ, ca ngợi và cũng có ý kiến phê bình, hiến kế. Một không khí dân chủ và cởi mở thực sự.

Gây ấn tượng mạnh là thái độ thực sự cầu thị lắng nghe của các nhà lãnh đạo, các học giả lớn của nhà trường. Trong những cố vấn có người là cựu học viên của trường, vài năm trước còn là sinh viên cũng ngồi ở giảng đường đó nghe họ giảng bài… nhưng sự trọng thị thể hiện rất rõ trong những người vốn trước trước đây là thày dạy (là những học giả danh tiếng trên thế giới) với người học trò cũ của mình.

Từng là cố vấn cho các tập đoàn lớn, các lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới nhưng các học giả HBS đã trân trọng cầu thị những người cố vấn, dù trước đó chưa lâu, các cố vấn còn là người cắp sách đến giảng đường để học hỏi kiến thức.

Sản phẩm cuối cùng của những thảo luận, tranh luận và lắng nghe ấy là một bản đề cương sâu sắc, một chương trình hành động cụ thể với sự tập hợp bổ sung nhiều ý kiến mới mẻ của Ban cố vấn, nhằm phát triển ngôi trường 100 năm tuổi danh tiếng này lên một tầm cao mới.

Giáo sư Jay O. Light, Hiệu trưởng nhà trường chân tình nói: "HBS có ngày hôm nay là biết tập trung trí tuệ của toàn thế giới, trong đó tiêu biểu là các vị cố vấn".

Để lãnh đạo tốt một ngôi trường vĩ đại vốn được xem là nơi tập trung trí tuệ hàng đầu thế giới, công tác phản biện cần thiết và được trân trọng như vậy.

Để lãnh đạo tốt một ngành lớn, một đất nước, điều này càng quan trọng và càng đáng được đặc biệt trân trọng.

Phản biện xã hội còn là thước đo của tinh thần trách nhiệm cộng đồng, lòng yêu nước thương nòi của một dân tộc. Đó cũng là thước đo trình độ văn minh của một đất nước, của một thể chế.

Tới chuyện trời ta

Từ chuyện trời Tây, xin trở lại với Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển đất nước, càng ngày trong đời sống chính trị xã hội nước ta, những tiếng nói tham gia đóng góp vào những việc đại sự của đất nước càng đông đảo, nhiệt huyết.

Ngay trong thời gian gần đây, đứng trước những biến động trong và ngoài nước, băn khoăn day dứt với những nguy cơ đe doạ đời sống, số phận của cộng đồng, bước phát triển của đất nước, tiếng nói ấy càng dồn dập, càng tập trung.

Bên cạnh có những ý kiến góp ý được lắng nghe, tiếp thu, còn bao nhiêu câu chuyện để chúng ta trăn trở.

Quốc hội chính là nơi để lắng nghe các ý kiến tranh luận, phản biện. Ảnh: Lê Anh Dũng

Câu chuyện môi trường: Tập đoàn kinh tế Vedan "bức tử" dòng sông Thị Vải, làm tổn hại sức khoẻ và cuộc sống của bao nhiêu người dân sống hai bờ sông, ngang nhiên "qua mặt" các cấp công quyền từ Sở đến Bộ cả chục năm qua, bất chấp những lời cảnh báo từ ngày đầu. Giờ đây, khi hậu quả vụ Vedan-Thị Vải đã bị phơi bày, và nhiều “Thị Vải” khác trên đất nước được lôi ra ánh sáng, sự bức xúc không còn kìm nén được nữa đã dội lên như đợt sóng trào.

Những bài viết trên đủ loại báo đài. Và bao nhiêu ý kiến phê phán, chất vấn, góp ý xuất hiện trên các diễn đàn nhỏ lớn, từ quán nước bé nhỏ ven đường đến hội trường trang nghiêm của Quốc hội. Đó chính là một làn sóng phản biện xã hội thực sự.

Liệu làn sóng đó có được mọi phía liên quan tiếp nhận, xử lý, phản hồi và giải quyết một cách minh bách, rốt ráo? Hay cũng chỉ là cuộc “vờn bóng” quẩn quanh, đá qua đá lại, từ cấp này sang cấp khác? Cho tới thời điểm này, vẫn chưa thấy ai tự nhận là mình có lỗi, không ai tự thấy mình phải là người có “văn hoá xin lỗi”, “văn hoá từ chức”.

Câu chuyện trường học: Trong khi ô nhiễm môi trường đang gây bức xúc thì con trẻ đến trường lại bị các “bảo mẫu” hành hạ thương tâm; học sinh phổ cấp thông vẫn “bơi” trong biển lớn chương trình, sách giáo khoa. Ở các trường đại học, và cả ở các trung tâm nghiên cứu, vẫn còn tình trạng “học nhiều, hành ít”, giảng dạy tách rời nghiên cứu khoa học. Danh hiệu Tiến sĩ, Giáo sư vẫn nặng hư danh vì bổng lộc mà nhẹ thực chất..v.v…

Không ít thư từ, phản ánh của các bậc làm cha làm mẹ, bao nhiêu cuộc hội thảo, rồi những diễn đàn trên các trang báo mạng, báo giấy, báo nói, báo hình… nhưng sự chuyển biến chưa thấy bao nhiêu trong thực tế. Nhiều người tâm huyết vẫn lo: công lao phản biện của xã hội lâu nay liệu có rơi vào cảnh ngộ “đá ném ao bèo”?

Câu chuyện phát triển kinh tế: Các dự án khai thác tài nguyên bauxit trên Tây nguyên vừa qua trở thành điểm nóng, tập trung sự quan tâm không chỉ của các cơ quan hữu quan mà cả nhiều tổ chức, đoàn thể. Không chỉ quan tâm về mặt hiệu quả kinh tế, ý nghĩa xã hội (xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc Tây Nguyên), mà dư luận còn quan ngại những hậu hoạ đối với môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người cũng như nền văn hóa Tây Nguyên.

Các diễn đàn hội thảo, các cuộc trao đổi, phát biểu ý kiến công khai trên các phương tiện truyền thông mở ra hàng loạt. Đợt phản biện xã hội này ngắn, nhưng thật nhạy bén và khá mạnh mẽ, dù đó chỉ là một sự kiện kinh tế xã hội nhất thời.

Và giờ đây là lúc các cấp chủ quản xử lý thông tin, nghe ngóng từ nhiều phía. Mọi người đang bình tĩnh chờ đón một quyết sách quang minh ích nước lợi dân, không chỉ cho bây giờ mà cả cho mai sau.

Trước các luồng phản biện xã hội thay vì lo, chúng ta thấy đáng mừng, và đáng tự hào. Các luồng phản biện xã hội đó, dù thuận chiều hay ngược chiều, đều là nguồn trí tuệ quý giá và quan trọng mà bất cứ một cơ quan công quyền “do dân vì dân” nào, một cán bộ nào là “nô bộc” của dân cũng nên và phải trân trọng lắng nghe. Đó là một phẩm chất đáng quý của nhà quản lý.

Dĩ nhiên, không phải ý kiến phê bình, đóng góp nào cũng là “khuôn vàng thước ngọc”, cũng là chính xác và chân lý. Bên cạnh bao nhiêu ý kiến đúng và xây dựng cũng có thể có những ý kiến chưa chuẩn, phản ánh một góc nhìn hẹp, đôi khi do một lối tư duy áp đặt kiểu “trưởng lão”, xem cái bóng mình quá lớn và lĩnh vực nào cũng tinh thông…

Nhưng, một nhà quản lý giỏi sẽ có khả năng phân tích, tách bạch những ý kiến đúng, tốt giữa một rừng người tham gia, chắt lọc được cái “nhân hợp lý” trong mỗi con người, mỗi ý kiến.

Biết lắng nghe, biết tập hợp và phân biệt đúng sai, biết phản biện lại sự phản biện không xác đáng một cách đúng mức, biết tập hợp mọi ý kiến đúng đắn, xây dựng, có ích, dù nghe “thuận tai” hai “nghịch tai”, một cách chân thành và, đặc biệt, biết biến nó thành quyết sách sáng suốt và hành động cụ thể trong cuộc sống. Đó không chỉ là một phẩm chất mà còn là bản lĩnh không thể thiếu của một nhà quản lý.

Hơn thế nữa, đó còn là tài năng rất cần thiết, nghệ thuật điều hành chân chính của mọi cấp quản lý, cấp lãnh đạo mà cộng đồng, nhân dân và đất nước mong đợi.

  • Anh Minh