28/12/08

GIẤC MƠ VÀNG!





Tặng ông Calisto và các tuyển thủ thân yêu!

Đã nhiều đêm xuống đường

Tuổi 20 tưng bừng vui, vỡ òa chiến thắng!

Và cũng nhiều đêm, dòng nước mắt

Chảy vào trong, thầm lặng, lại chờ!



Đúng, ở đời có quá nhiều giấc mơ

Có giấc mơ chỉ mình ta mới biết

Có giấc mơ một mình ta da diết

Nhưng có giấc mơ của cả triệu người mơ!



Đến bây giờ, giấc mơ Calisto!

Ông đã đến, trong bão giông của bóng đá

Nước Việt Nam, khát khao màu sắc lạ

Tấm huy chương khu vực hơn thập kỷ rồi!



Đến bây giờ, ở nước Úc xa xôi

Ngóng tin vui, không bút nào tả xiết

Phập phồng đợi như biết bao tim Việt

Cháy bỏng lên, chiến thắng một đời.



Không tivi cũng chẳng được online

Chờ khắc khoải tin nhà, qua tin nhắn

Đau một nỗi, đội nhà chưa thắng

Phút 90, bóng vẫn còn lăn



Có một Việt Nam sức trẻ bao lần

Vùng vượt dậy qua bao thử thách

Vùng đứng lên qua bao khó nhọc

Đưa vinh quang đến với Việt Nam



Trái bóng tròn lăn qua những con tim

Dồn nén lại, đợi chờ, khắc khoải

Mong một niềm vui, mong mong mãi

Chỉ hòa thôi, là chiến thắng đến rồi



Công Vinh ơi, khó nhọc ở đời

Em chiến đấu cho màu cờ Tổ quốc

Cùng đồng đội, em vượt lên trước

Phút ghi bàn, là phút CÚP VÀNG trao



Đêm nay, Hà Nội sẽ đầy sao

Trong giá buốt, gió mùa về thêm nữa

Người Việt Nam, vui gì hơn nữa

Đốt cho tan, cho chảy mọi gió mùa



Chiến thắng về như một giấc mơ

Ngay nơi ấy, trái tim Tổ quốc

Ôi những chàng trai của mọi miền đất nước

Các em đem về, nối xúc động của bao tim



Đội tuyển Việt Nam, phút chốc hóa thần tiên

Đưa hạnh phúc đến với bao người khi chờ mong ít nhất

Đưa vinh quang đánh thức những người thờ ơ nhất

Trái bóng tròn, trái bóng của vinh quang.



VIỆT NAM - HỒ CHÍ MINH


00h30, Adelaide

21h00, Hà Nội




26/12/08

Việt Nam - Thái Lan


1. Kinh điển và ....

19h Việt Nam - 22h30 Adelaide, ngày 24/12/2008.
Những con nghiện bóng đá hăm hở dán mắt vào màn hình ............ laptop để theo dõi trận đấu kinh điển của làng túc cầu Đông Nam Á năm 2008 bằng cách .............đọc báo điện tử. Hu hu hu! Xui chưa từng thấy! Một trận kinh điển và cách xem cũng phát........ thần kinh! Hai gã đàn ông lực lưỡng (tiếc là khi đó không có chị em chụp ảnh dùm ), chổng mông ngoài sàn phòng khách và liên tục thực hiện thao tác Ctrl+F5 trên một loạt các trang báo điện tử dưới đây:
- VnExpress.net
- Dantri.com
- Vietnamnet.vn
- Tuoitre.com.vn
- Thanhnien.com.vn
- Thethaovanhoa.vn
- Livescore.com

Phút thứ 40, VÀOOOOOOOOOOOOOOO! Ngất ngây!
Phút thứ 43, VÀOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO! Đến lúc này mới thấy cái laptop quý làm sao, wifi diệu kỳ làm sao.

Rút điện thoại, gọi tới tấp về Việt Nam, nhắc nhở, nhắn nhủ, reo hò. Quá đãaaaaaaaaa!

Cho đến phút 90+3 được ghi dấu trên tờ báo tường thuật tốt nhất là tuoitre.com.vn vẫn chưa dám tin là chiến thắng. Hơn nhiều phút sau đó, biết chắc chắn là đã hết giờ nhưng cũng không dám rời màn hình. Con tim phập phồng, nhỡ đâu........... 3 - 1 thì sao nhỉ?

Gọi về Việt Nam, Viettel thì thông còn Vinaphone thì nghẽn. Trời ạ, không thể hiểu nổi nữa cái ông VNPT này!

2. Ngẫm và nhảm

- Muốn thắng Thái Lan cần có điều gì?
Báo chí nói nhiều lắm rồi, niềm tin, tinh thần quyết thắng, sự đoàn kết, ông phù thủy CÀ LÍT XỜ TÔ, ......nhưng có điều này chưa nói này: Cần 1 đôi chân vòng kiềng! Lịch sử đã chứng kiến điều đó 2 lần rồi nhé:
1998: Sân Hàng Đẫy, Trương Việt Hoàng sút tung lưới Thái Lan
2008: Sân Rajamangala, Vũ Phong sút tung lưới Thái Lan
Cả 2 trận này, Việt Nam đều thắng và là 2 trận thắng duy nhất kể từ khi bóng đá nam Việt Nam quay lại với khu vực từ SEAGAME 15. và, cả 2 cầu thủ, đều có .......... đôi chân vòng kiềng
Ai không tin cứ tìm cả 2 cầu thủ mà hỏi nhé!

- Muốn thắng Thái Lan, phải biết làm gì?
Chuyện này dành riêng cho Ông Thầy ngoại!
Có 1 Hồng Sơn để thua 2 bàn lãng xẹt tại vòng loại, vào chung kết vẫn chấn giữ khung thành.
Có 1 Như Thành, bó gối và chườm đá, tập nhẹ và ngồi chơi, cứ như là không còn sức để đá ,vậy mà cuối cùng vẫn ra sân.
Có 1 Minh Phương được tập thể lực và dặn dõ kỹ lưỡng như thể để sẽ đá hậu vệ phải thay cho Việt Cường, vị trí mà từ đó anh làm nên tên tuổi của mình, vậy mà lại chẳng ra sân.
Có 1 Thành Lương vẫn tập như thường và làm cho ai cũng nhĩ anh sẽ chiến đấu đầy khôn ngoan trong trận chung kết lượt đi này, vậy mà không phải.
Và, chắc là còn nhiều cái có 1 nữa nhưng không thể không nói tới 1 cái có 1 nữa........... Đó là, có 1 Huấn luyện viên biết cách nghi binh, tung hỏa mù, đánh lạc hướng đối phương và dành chiến thắng. Đó là cái có 1 quý nhất!
Thời buổi cạnh tranh mà có gì cũng đem khoe ra thì có gì mà làm .... bí kíp! Ông thầy người Áo gần như chỉ có 1 bài và cũng chẳng bao giờ dấu diếm cả, cứ show hết cả ra. Làm gì mà chẳng......
Không nói từ đó nhé, KIÊNG đến hết 28/12/2008!

3. Thắng đi, Việt Nam ơi!

Thắng được không? Hỏi vậy là run rồi!!!! Mà sao chẳng run được chứ.
Thắng Thái Lan là không tưởng - dù đã là hiện thực?
Hòa Thái Lan là mong ước - chẳng phải đó là từ được nhắc đến nhiều nhất trước trận chung kết lượt đi hay sao..
Cái luật bóng đá của AFF Suzuki 2008 cũng chẳng giống ai làm cho đã lo.......lại càng lo thêm!!!
Chỉ cần Thái Lan thắng cách biệt 1 bàn là sinh chuyện rồi. Là hiệp phụ rồi. Và, có thể là penalty!
Những cái này kinh lắm! Thể lực đâu mà đá! Ý chí đâu mà thép với gang khi chân không bay trên mặt cỏ Mỹ Đình.
Còn mỗi cách là mong HÒA, như là đã mong trước trận lượt đi ý! Hay là mong THẮNG nhỉ!?!
Thôi thì THẮNG đi Việt Nam ơi! Cái từ này vốn đã dùng mấy đâu mà lo xả xỉ.
Hãy chiến đấu dũng mãnh vào các chàng trai Việt của tôi!
Các bạn có sự linh thiêng của chiến thắng 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, trên bầu trời Hà Nội sẽ đi cùng các bạn!
Chiến thắng sẽ đến với các bạn, sẽ đến với Việt Nam!
Thắng đi, Việt Nam ơi!

Người học sẽ có lợi khi trường đã được kiểm định

Vietnamnet.vn
25/12/2008 23:15

Người học sẽ được hưởng thụ nhiều hơn khi trường đã kiểm định chất lượng giáo dục -
Hầu hết các chuyên gia về giáo dục đều đồng ý như vậy, bởi vì các trường được kiểm định phương pháp giảng dạy của giảng viên, chất lượng đào tạo, dịch vụ hỗ trợ của nhà trường... Khi đó người học sẽ quyết định nên học trường nào.

Các trường cần phải cạnh tranh với nhau

* Chất lượng các trường ĐH sẽ được công bố trước Tết

Hôm qua 25.12, trong cuộc trao đổi với PV Báo Thanh Niên, TS Phạm Xuân Thanh (ảnh) - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT đã khẳng định: “Các trường đạt chuẩn kiểm định sẽ có nhiều lợi thế như khẳng định được thương hiệu, được giao chỉ tiêu đào tạo nhiều hơn, thu hút nhiều người học hơn...”.

* Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm định chất lượng ở 20 trường ĐH, kết quả như thế nào, thưa ông?

- Theo kết quả đánh giá ngoài thì tất cả các trường đều đạt cấp độ 2 (đạt được 80% tiêu chí kiểm định); Chưa có trường nào đạt được cấp độ cao nhất (cấp độ 3) vì thực ra cấp độ này rất khó, yêu cầu các trường phải đạt được 100% tiêu chí kiểm định. Ngay trong các trường đạt cấp độ 2 thì biên độ cũng rất rộng, có những trường nằm ở cuối cấp độ 2, có trường nằm ở đầu cấp độ 2. Những trường nằm ở đầu cấp độ 2 chiếm đa số. Những trường này, theo đúng quy trình thì chỉ cần khoảng 6 tháng để khắc phục những tồn tại của mình thì chắc chắn sẽ đạt cấp độ 3.

* Thưa ông, thực ra ngay khi lựa chọn kiểm định cũng chỉ lựa những trường tốt nhất, phải chăng vì sợ bị lộ ra “gót chân Asin”?


- Do muốn biết rõ khả năng các trường đạt được ở mức nào trong chuẩn kiểm định nên chúng tôi phải chọn những trường tốt nhất để thực hiện. Nếu chọn những trường mà sau đó kết quả không đạt thì có thể sẽ có những phản ứng không tốt đối với việc kiểm định. Các trường yếu kém và các trường mới thành lập thì rất ngại việc kiểm định nhưng thực tế trong các quy định của Bộ về việc kiểm định có đưa ra chủ trương là đánh giá từng phần. Nghĩa là các trường thấy phần nào làm tốt (có đủ 80% tiêu chí đạt yêu cầu) thì có thể kiểm định. Còn khi họ chưa đạt yêu cầu thì có thực hiện kiểm định họ cũng không đạt được.

* Kết quả kiểm định này bao giờ được công bố và các trường đạt tiêu chuẩn kiểm định sẽ được gì, thưa ông?

- Chúng tôi đang chuẩn bị họp Hội đồng kiểm định để có thể công bố kết quả kiểm định trước Tết. Các trường được kiểm định sẽ có nhiều lợi thế. Thứ nhất, khẳng định được thương hiệu, đạt chất lượng kiểm định tức là trường có đủ điều kiện để tổ chức đào tạo đảm bảo chất lượng. Những người tốt nghiệp trường đó có bằng cấp giá trị hơn; họ có thể sẽ dễ xin việc làm hơn hoặc học tiếp và trao đổi hợp tác quốc tế cũng dễ dàng hơn. Như vậy đương nhiên sẽ thu hút được nhiều người theo học. Thứ hai, qua kết quả kiểm định, nhà trường cũng khẳng định được với xã hội và với cơ quan chủ quản là đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, các trường cũng sẽ thuận lợi hơn trong liên kết đào tạo và hợp tác với nước ngoài.

20 trường ĐH đã có kết quả kiểm định chất lượng gồm: ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Lạt, ĐH Hàng hải, ĐH Kinh tế quốc dân HN, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG HN), ĐH Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên), ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Vinh, ĐH Nông nghiệp I, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, ĐH Sư phạm Huế, ĐH Thủy sản Nha Trang, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, ĐH Nông lâm TP.HCM và 2 trường ĐH dân lập là ĐH dân lập Hải Phòng, ĐH dân lập Văn Lang.
* Nhưng thưa ông, ở Việt Nam nhu cầu của người học quá lớn còn các trường ĐH thì chỉ được tuyển một số chỉ tiêu nhất định nên họ đâu có cần cạnh tranh để tuyển được nhiều người học?

- Trong xu hướng hội nhập quốc tế, các trường nước ngoài sẽ vào Việt Nam ngày càng nhiều vì thế các trường không thể không cạnh tranh để tuyển được những sinh viên tốt. Các trường trong nước cũng đến lúc phải cạnh tranh với nhau. Nhà nước sẽ tạo ra những cơ chế để họ cạnh tranh lành mạnh. Ví dụ Bộ GD-ĐT đang trình Chính phủ đề án đổi mới giao chỉ tiêu tuyển sinh trong đó nhấn mạnh chỉ tiêu giao dựa trên kết quả kiểm định.

* Như vậy thì có thể dựa trên kết quả kiểm định để xếp hạng các trường không?

- Việc xếp hạng và kiểm định là hai việc khác nhau. Kiểm định là khuyến khích các trường từng bước đi lên, khắc phục những tồn tại yếu kém để đạt được mức độ tối thiểu. Còn xếp hạng lại khác, nó không quan tâm đến việc các trường có đạt mức tối thiểu hay không mà đánh giá từ trên xuống dưới. Nếu những trường quan tâm đến chất lượng tối thiểu thì không thích xếp hạng nhưng đối với những trường đã đạt được mức cao rồi thì họ muốn được xếp hạng để khẳng định vị trí.

Cần có trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập

“Cần có trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập để có thể có một kết quả kiểm định phân minh. Kiểm định có một khối lượng công việc rất lớn từ kiểm định sinh viên, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, kiểm định ngành học... Sự chính xác và công minh của kết quả kiểm định còn là vấn đề, nếu như người làm kiểm định nghiêm túc với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục lên thì không có gì để nói nhưng nếu kiểm định để mang tính chất đối phó thì sẽ có chuyện tiêu cực. Việc người làm công tác kiểm định là nhân viên trong trường thì sẽ có chuyện ngại đụng đến đồng nghiệp nên không khách quan”. (Ông Lê Đình Thông – Trưởng phòng Đào tạo trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM)

“Kiểm định chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có sự tổng hợp thông tin của rất nhiều phòng trong nhà trường. Không có việc đánh giá cho có, đánh giá sai vì mỗi tiêu chí được đánh giá là đạt hay không đạt phải có minh chứng kèm theo. Tuy nhiên, kết quả kiểm định dù đạt hay không đạt không phải là tất cả bởi vì kết quả đó chỉ có thời hạn nhất định và mỗi năm các trường phải tự đánh giá và công bố mới”. (PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng – Phó hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm)

Phi Loan (ghi)

Nhà tuyển dụng cũng rất quan trọng

PGS-TS Nguyễn Kim Hồng cho rằng Bộ nên sớm công bố các trường đã được kiểm định trên các phương tiện thông tin đại chúng và công bố các trường được kiểm định ở mức độ nào để các trường khác học tập kinh nghiệm và để người dân được biết, khi đó người học sẽ được cung cấp những thông tin đầy đủ về các trường được kiểm định để quyết định nên học trường nào.


Các đại biểu trao đổi ý kiến trong giờ giải lao - Ảnh: Phi Loan

Thực tế cho thấy, khi được tham gia vào công tác đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên, được tự do phát biểu ý kiến về chất lượng đào tạo, dịch vụ hỗ trợ của nhà trường..., SV cảm thấy mình được tôn trọng và có tiếng nói nhất định, từ đó không ngại ngần đưa ra những suy nghĩ thẳng thắn nhằm góp phần thúc đẩy chất lượng đào tạo nơi mình theo học. “Kiểm định chất lượng đào tạo không nằm ngoài việc người học phải được coi là trung tâm. Việc này cũng kích thích sự phát triển của từng trường.

Sáng qua 25.12, đại diện của gần 450 trường ĐH-CĐ trên toàn quốc đã cùng Bộ GD-ĐT đánh giá công tác kiểm định chất lượng giáo dục ĐH năm 2008 qua cầu truyền hình tại Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ.
Lúc đó nếu anh nằm ngoài dòng chảy thì anh sẽ khó thu hút được người học. SV được thụ hưởng một môi trường giáo dục tốt thì cũng tự giác nâng cao ý thức học tập và có vai trò cùng tham gia vào việc đánh giá và nâng cao chất lượng đào tạo. Tôi cho rằng đánh giá của các cơ quan sử dụng lao động cũng rất quan trọng trong việc kiểm định chất lượng đào tạo” - thạc sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng trường CĐ Bách Việt bày tỏ ý kiến. Cùng quan điểm này, đại diện trường ĐH Cần Thơ cho rằng, nhà tuyển dụng là người sử dụng lao động, sẽ nắm rõ nhất chất lượng của “sản phẩm” mà trường đó đào tạo ra, nên tiếng nói của họ trong việc đánh giá chất lượng đào tạo cần phải được tiếp thu.

Mỹ Quyên

Vũ Thơ
(thực hiện)

21/12/08

Vài hình ảnh về Adelaide

Sẽ có ghi chép cho hành trình của mình từ Hà Nội đến Adelaide và hơn nữa.
Còn bây giờ, nghiệp dư thôi nhé, Adelaide từ vài góc nhìn, xin mời (nhưng trừ link đầu tiên là đúng với chủ đề ạ, các link sau nó trộn lẫn vào nhau mất rồi, chưa xử lý kịp ạ):

* Nhà dân ở Adelaide

Không có nhà nào 2 tầng cả.
Không có nhà nào mà không có vườn.
Không có nhà nào tường cao, rào kín, rất mở và an bình.
Không có nhà nào mà không có hộp thư, cho dù wifi có mặt ở khắp nơi trong nhà nếu bạn muốn.
Không có nhà nào thiếu sắc xanh cây lá và rực rỡ của các loài hoa.
Không có nhà nào mà không quay mặt ra đường cả.
Thành phố này, an bình lắm!

* Đại học Nam Úc

Thân thiện và sẵn sàng chia sẻ.
Khoa học và tiện ích với IT based.

* Bãi biển Semaphore

Trên bãi cát trắng, trên thảm cỏ xanh, quanh khu trò chơi, những anh chị Hải Âu nhẩn nha bước dạo, con người và thiên nhiên là một.
Có rất nhiều trò chơi dành cho mọi người. Những bếp gas công cộng để bạn và gia đình hay cùng bạn bè tổ chức tiệc ngoài trời mà không phải lo lỉnh kỉnh bếp gas du lịch. Miễn phí hoàn toàn!

* Botanic Garden

Mỗi thành phố ở Australia có 1 vườn Botanic để duy trì và bảo tồn các loài thực vật.
Slogan của Botanic Garden là: Preserving the Past, Planting the Future

Sinh nhật, gặp mặt bạn bè, chụp ảnh lưu niệm, đám cưới,.... là những gì tôi nhìn thấy chỉ trong 2 tiếng lưu lại nơi đây.

Mướt xanh và sạch sẽ.
Rực rỡ các loài hoa.
Vẫn là thiên nhiên nhưng được nghệ thuật hóa dưới bàn tay sắp đặt, chăm sóc của con người.




Lưu học sinh: Những đại sứ của USSH!

Cả trường hơn 400 giảng viên.
Cả trường gần 200 giảng viên dưới 35 tuổi.
Cả trường gần 100 giảng viên dưới 35 tuổi đang học cao học, NCS ở nước ngoài.
Cả trường đang phấn đấu đổi mới và hội nhập mạnh mẽ.

Chủ thuyết phát triển ta cũng đang hoàn thiện.
Kinh nghiệm ta thiếu rất nhiều.
Nguồn lực của ta cũng thiếu rất nhiều.
Đối thủ cạnh tranh của ta cũng rất nhiều (không phải là ít hay không có như 1 vài ý kiến bảo rằng, KHXH&NV là "độc quyền", là "không đối thủ vì không ai hiểu VN bằng VN",... thật sai lầm!) mà nhiều nhất là CHÍNH TA!

Học tập suốt đời là triết thuyết sống, tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân
Học tập suốt đời cũng đã thành cách tồn tại và phát triển của nhiều tổ chức.
Khi đã nghèo thì học sao cho ít tốn kém mà lại hiệu quả, thế mới học được nhiều.

Chính phú luôn coi các đại sứ, tham tán kinh tế, nhân viên ngoại giao là những người đại diện cho doanh nghiệp trong nước ở nước sở tại. Họ là người chỉ - tìm nơi có các hợp đồng cho doanh nghiệp trong nước ký kết.

Trường Đại học KHXH&NV cũng đang có tới cả trăm đại sứ, đại diện như thế.
Phải vậy không?

20/12/08

Câu chuyện thứ tám: Đọc chữ người và quyết sách

Trong cuốn "Lều chõng", tác giả Ngô Tất Tố có viết trong chương 5, câu chuyện này (tôi tóm tắt): Cụ Nguyễn Công Hoàn là bậc danh sĩ đời Lê, văn hay, học rất uẩn súc, nhưng thi mãi không đỗ. Ông Nguyễn Công Lân là con, sức học tuy còn kém cụ rất xa, nhưng mà văn chương hoạt bát, ngoài hai mươi tuổi đã đỗ hương cống, rồi lại đỗ luôn tiến sĩ. Có một khoa, ông Lân đã làm chủ khảo, cụ Hoàn vẫn còn cắp quyển đi thi, và cũng lại hỏng như trước.

Thế rồi đến khi việc trường đã xong, ông Lân về nhà thăm cha. Đầu tiên, cụ hỏi ngay: "Khoa này có được quyển nào khá không?". Ông con ngay thật thưa rằng: "Có một quyển khá, chỉ vì phải câu tứ lục thất niêm, không thể lấy đỗ". Cụ Nguyễn liền gặng: "Câu tứ lục ấy thế nào? Có nhớ không?". Ông con thưa rằng có nhớ và đọc như vầy: "Lưu hành chi hóa tự tây đông, nam bắc vô tư bất phụ/ Tạo tựu chi công tự Cảo Mân, Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".

Rồi thì ông ấy lại tiếc ngậm ngùi mà rằng: "Nếu như câu dưới, họ đảo hai chữ "Cảo Mân" ra làm "Mân Cảo", cho đúng niêm luật, thì hai câu ấy hay biết chừng nào". Cụ Hoàn không đợi cho con hết lời, vác gậy phang luôn chừng vài chục gậy. Và cụ nghiến răng nghiến lợi, chửi mắng tàn nhẫn. Cụ bảo ông con dốt nát như thế mà đi chấm trường, chôn sống biết bao nhiêu người.... Thì ra hai câu tứ lục ấy chính ủa cụ, ý cụ đặt như thế này: "Lưu hành chi hóa tự Tây, Đông Nam Bắc vô tư bất phục/ Tạo tựu chi công tự Cảo, Mân Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".

Chữ Nho vốn không có dấu phẩy. Trong hai câu đó, câu trên tất phải ngắt đến chữ "Tây", câu dưới tất phải ngắt đến chữ "Cảo". Chứ nếu ngắt như kiểu ông Lân, một đằng ngắt đến chứ "Đông", một đằng ngắt đến chữ "Mân" thì không có nghĩa gì cả.

Bởi vì nhà Chu khởi ở phương Tây, đóng kẻ chợ ở đất Cảo, người ta chỉ có thể nói: "Cái thói trôi đi nổi tự phương Tây, các phương Đông Nam Bắc đâu đâu cũng phục. Cái công đắp dựng gây từ xứ Cảo, các xứ Mân Kỳ Phong đều cũng dấy theo".

Chứ ai lại nói: "Cái thói trôi đi nổi tự phương Tây phương Đông... cái công đắp dựng gây từ xứ Cảo, xứ Mân?". Nhưng vì bốn chữ Tây Đông Nam Bắc và bốn chữ Cảo Mân Kỳ Phong đặt liền với nhau, nếu câu trên ngắt đến chữ Đông, thì câu dưới cũng lại ngắt đến chữ Mân, như thế, chẳng những thất niêm mà còn vô nghĩa nữa!

Ngày nay, phải chăng cũng có những người, tuy đã được học hành tương đối nghiêm túc, nhưng đọc văn bản, tài liệu của người khác, của nơi khác, của nước khác, rồi dễ dàng ngỡ là mình hiểu mà kỳ thật ra không hiểu; và từ đó có thể có những quyết định mang lại tai hại khôn lường?

http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5628/index.aspx

12/12/08

Khủng bố ư?

thu anh (12/12/2008 7:01:28 PM): Bac hoi chu mot cau:
thu anh (12/12/2008 7:01:42 PM): Chuan bi cho tran danh cam go nay
thu anh (12/12/2008 7:01:48 PM): Chu da san sang chua?
thu anh (12/12/2008 7:02:21 PM): Ca the luc va tri luc deu vo cung quan trong doi voi thanh cong cua tran nay
thu anh (12/12/2008 7:02:42 PM): Chu du tu tin de len duong ra tran roi chu?
thu anh (12/12/2008 7:03:10 PM): Chu co tra loi: 'Chua', Bac cung ko trach chu dau.
thu anh (12/12/2008 7:03:21 PM): Cho chu ren luyen, tu duong them han 1 nam nua.
thu anh (12/12/2008 7:03:29 PM): Hahahahahahahahahahaha
Hai Dinh Viet (12/12/2008 7:22:18 PM): HahahahahahahahahahahaHahahahahahahahahahahaHahahahahahaha

For the first time




FOR THE FIRST TIME

Are those your eyes
Is that your smile
Ive been looking at you forever
Yet I never saw you before
Are these your hands holding mine
Now I wonder how I could have been so blind
And for the first time I am looking in your eyes
For the first time Im seeing who you are
I cant believe how much I see
When youre looking back at me
Now I understand what love is, love is
For the first time

Can this be real
Can this be true
Am I the person I was this morning
And are you the same you
Its all so strange
How can it be
All along this love was right in front of me
And for the first time I am looking in your eyes
For the first time Im seeing who you are
I cant believe how much I see
When youre looking back at me
Now I understand what love is, love is
For the first time

Such a long time ago I had given up
On finding this emotion ever again
But youre here with me now
Yes I found you somehow
And Ive never been so sure
And for the first time I am looking in your eyes
For the first time Im seeing who you are
Cant believe how much I see
When youre looking back at me
Now I understand what love is, love is
For the first time
For the first time

10/12/08

Xuất ngoại 2

10.12.2008 (email của 1 gã bạn, hắn nói cứ xưng xưng mà hữu ích - dù cay vụ thuốc lá lắm!!!)

Bẩm cụ,

Nhờ vả:

1. Thuốc lá: có 2 lựa chọn,

- hoặc mua thuốc lá của Úc là Wilfield, loại màu xanh (Blue), không mua bất kỳ màu nào khác. Số lượng 1 cây, giá: 50$. Cái này sẽ trả tiền. Mua tại sân bay Úc, khi bắt đầu đi vào khu vực làm hải quan là thấy ngay shop miễn thuế. Chắc là sẽ phải hạ cánh ở Sydney rồi mới bay tiếp?

- hoặc cho đơn giản thì mua 555, loại bao dẹt, không mua bao thường nhé. Cái này mua ở sân bay Việt Nam. Số lượng 1 cây. Giá chừng 25 đô Mỹ, có thể trả tiền Việt. Cái này chắc là sẽ xin, coi như quà tặng.

- hoặc không mua gì cả. Nếu cụ thấy cụ cần hút thuốc. Vì mỗi người chỉ được mang 250 điếu, tương đương 1 cây và 2 gói rưỡi. Tuyệt đối không mang quá, sẽ bị phạt nặng.

2. Thẻ nhớ máy ảnh: nếu có thời gian thì mua giúp hoặc sai đệ tử nào mua nhé. Bởi vì nếu con nhờ người nhà mua rồi hẹn gặp cụ mang đến gửi thì cũng phức tạp. Nhớ là loại thẻ nhớ SD, dung lượng 2G. Cái này chắc chắn sẽ trả tiền. Nếu không mua được thì báo 1 tiếng trước khi đi.

Ghi nhớ: chắc vợ dặn rồi, nói thêm 1 tẹo:

Phiền toái nhất là lúc khai báo hải quan.

- Tuyệt đối không được mang: quá số thuốc lá quy định; các loại thịt và thực phẩm từ thịt (duy nhất hải sản thì vô tư như tôm, mực khô)

- Các loại gia vị có thể mang vào, hoặc caphê, kẹo bánh v.v... Nhưng nhớ mua loại có nhãn mác tử tế, kể cả trà mạn để uống.

- Tương tự là các loại thuốc men, nếu mang nhiều một loại nào đó thì có giấy khám, giống lần trước con mang cho vợ cụ, mặc dù lần đó con không hề bị tra kiểm cái gì cả.

- Khi ở trên máy bay thì tiếp viên nó sẽ phát cái giấy khai báo màu vàng, nhớ tick đủ thông tin vào đó. Nếu bay của VNA, thì thử hỏi xin họ giấy bằng tiếng Việt. Bọn Úc nó có loại đó, hoặc thử hỏi khi xuống sân bay xem.

- Trong cái giấy vàng có khoảng 12 mục hàng hóa cần khai báo, nếu nhớ không lầm. Cái nào lăn tăn không biết mình có dính không, thì cứ tick vô. Ví dụ như nó hỏi bạn có mang đồ ăn, thực phẩm chế biến, các loại thuốc men thì cứ tick vào yes nếu có vài thứ linh tinh.

- Chuẩn bị tinh thần sẽ bị mở vali để kiểm tra. Cho nên, những thứ lặt vặt kể trên nên cho riêng vào một túi nhỏ, còn vali chính chỉ để quần áo, đồ lớn thôi.

- Khi đẩy xe đến khu kiểm tra hành lý để ra, thì sẽ thấy mấy thằng hải quan đứng ở đó. Nên đi về phía khu hành lý cần kiểm tra (màu đỏ); hoặc chỉ cần đưa cái tờ giấy vừa khai cho nó, nó nhìn thấy có những mục mình tick vào, là nó sẽ chỉ về hướng đó.

- Chuẩn bị mấy câu tiếng Anh để nói với mấy thằng này. Ví dụ, nó thấy mình tick vào ô thực phẩm, nó hỏi mày có cái gì. Thì trả lời là tao mang vài món hải sản thôi (sea food), mực khô gì đó, hoặc mì gói v.v... Còn với cái ô thuốc men, thì chuẩn bị sẵn trả lời là tao mang vài thứ thuốc đau đầu, đau bụng chẳng hạn. Hoặc là nói mang cho người thân, theo chỉ định của bác sỹ. Nếu không nói được câu nào cũng không sao, nhưng ú ớ thì nó dễ làm hành làm tỏi hơn.

- Quan trọng là cứ hiên ngang đi vào, dù cụ không thèm đứng thẳng, ặc, tỏ ra tự tin, sẵn sàng cho mày kiểm tra, nếu thích. Thế là okie. Nó nhìn thái độ và cách ứng xử của mình để quyết định có kiểm tra kỹ hay không.

- Trong trường hợp gặp sự cố nào đó mà không xử lý được, thì mượn điện thoại hoặc tốt hơn là đưa số của vợ hoặc Đức cho thằng hải quan nào đó, nói nó liên lạc giúp, nháy máy, bạn tao sẽ gọi lại để giúp tao. Số Đức: 0403504860

Vài cái lẻ tẻ:

- Tuyệt đối không mang chất lỏng nào trong hành lý xách tay, nếu có thì bỏ trong vali gửi, cả các đồ dùng dao kéo. Bật lửa thì okie.

- Máy laptop nếu không định xài ở sân bay thì nên cho vô vali gửi, vì nếu để xách tay sẽ fải lấy ra lấy vô kiểm tra.

- Mặc quần nào vừa bụng, khỏi đeo thắt lưng, mất công tháo ra.

- Sắm một đôi giầy thể thao để đi bộ, giống Cụ biếu con trước hôm đi í.

- Ở ADL có thể lạnh không rõ, nhưng lên Sydney thì lúc đó nóng, khỏi mang áo rét cho nặng, để tiền qua đây sắm đồ mà dùng.

- Nên đổi hết tiền Việt ra đô Úc, tranh thủ lúc này đô Úc đang thấp. Khi đổi thì nói nó đổi cho khoảng 100 tiền lẻ để tiêu trước. Cất tiền cẩn thận trong túi xách tay, có ngăn.

- Luôn nhớ giữ chặt vé máy bay và hộ chiếu. Tốt nhất là phôtô 1 bản hộ chiếu, trang chính và trang có visa mang theo.

- Vali gửi nhớ ghi địa chỉ bên Úc của vợ vào cái card, có thể lấy ở sân bay lúc làm thủ tục, ko cần dán giấy xấu lắm. Để nhận ra nhanh thì đeo 1 cái giây màu nào đó vào quai xách. Nói với bọn làm thủ tục lúc bay là cho hành lý của tao ở chế độ ra sớm khỏi băng chuyền, vì tới nới tao còn phải bay tiếp.

- Chắc là sẽ hạ ở international airport để nhập khẩu rồi mới bay tiếp, thì fải lấy hành lý ra, rồi đi đến sân bay nội địa (domestic) để bay tiếp, đi bộ được, tuy hơi xa. Hỏi đường bọn nó chỉ ra, hoặc nhìn chỉ dẫn trên đỉnh đầu, có hết.

- Nếu hạ ở Sydney, và thấy cần thiết, thì nhắn giờ, con sẽ lên đón và tiễn đi tiếp.

In cái này ra rồi cầm theo. Hiện giờ chỉ nhớ đến chừng đó.

Cần gì thì hỏi thêm.

5/12/08

Xuất ngoại 1

05.12.2008

anh nguyen: alo
anh nguyen: anh ơi
anh nguyen: có đó ko anh ơi
haithu2000: ghet mi
anh nguyen:
anh nguyen: hehe
anh nguyen: chuẩn bị đến đâu rùi anh
anh nguyen: hehe
anh nguyen: sắp đc sang Syney
anh nguyen: quên hết cả em ún roài
anh nguyen: hừm hừm
haithu2000: Bao nhiêu việc mi ko lo
haithu2000: lượn đâu
anh nguyen: có lượn đâu
anh nguyen: em cũng đang bù đầu
anh nguyen: chả thấy bác phân công rì cả
anh nguyen: thế còn việc gì nữa anh
anh nguyen:
haithu2000: mi ngồi đó mà hỏi
haithu2000: lúc nào xuống để tao bẩu chứ nhờ
haithu2000: ko thì tối phải online để tau biết chứ
haithu2000: rõ tệ
anh nguyen: nhà em bị cắt mạng rồi
anh nguyen: có onl đc đâu
anh nguyen: tối thì đợt này đang phải thi
haithu2000: tau đi chơi thì mi phải lo chứ
anh nguyen: ngày chả có time
anh nguyen: nên tối tranh thủ tí
haithu2000: thế thôi nhá
anh nguyen: từ từ
anh nguyen: thế mấy hôm bác về
anh nguyen: anh ăn uống thế nào
haithu2000: bác lên rồi mới hỏi
haithu2000: cảm ơn
anh nguyen: hôm qua gọi cho anh nhưng ông nhân viên cáu kỉnh nào đó của anh bảo anh đang họp
anh nguyen: hehe
anh nguyen: thế ạ
anh nguyen: cứ tưởng
haithu2000: từ giờ đến tối thứ 7 mà mi ko nhận nhiệm vụ
anh nguyen: có j tối mai em xuống
haithu2000: coi như mi tiêu
haithu2000: bye bye
haithu2000: tau làm việc ddeeeeeeeee,!!!
anh nguyen: đã thấy có chỉ thị rì đâu
anh nguyen: he
haithu2000: TB: có những thứ tau không có biết mua đâu nhá, vãi
anh nguyen: he he he

3/12/08

Xuất ngoại 2008

Thưa bà con,

Thời nay chuyện xuất ngoại cũng thường thôi. Bao nhiêu người đi đi, về về từ Âu qua Á, từ Mỹ qua Phi, từ Tuy-ni-di đến Thổ Nhĩ Kỳ. Hì hì, mình chỉ biết thế thôi.

Thời nay, từ bé ẵm ngửa đến cụ già lụ khụ, ai cũng đi đi, về về được. Đúng là thành tựu vĩ đại của Đổi mới. 20 năm trước, tớ chẳng dám nghĩ, à mà không, chẳng biết nghĩ đến việc xuất ngoại dù ngày đó quanh nhà tớ có ối người đi ...... xuất khẩu lao động nhá.

Rồi có một ngày..... tớ yêu! Yêu say, yêu đắm, yêu lắm lắm cơ, yêu đến ........ đơ cả người. Hề hề, thật đấy.

Rồi lại có .... một ngày, người iu của tớ....... xuất ngoại. Tớ bùn lắm cơ!!! Nhưng dù sao cũng được an ủi ấy là.......

Rồi sắp đến.... một ngày không xa..... tớ xuất ngoại nhưng mà cũng chỉ giống em bé còn ẵm ngửa hay cụ già thôi vì tớ đi chơi mà

Ngày ấy là ngày 14/12/2008 đấy. Các bạn cứ chờ xem những entry mới của tớ về cuộc phiêu lưu kỳ thú này nhé. Hừm hừm, nói nhỏ, cứ như là đi ........ ra trận ý . Nhưng mà đừng có ai nghĩ là tớ đi ... oánh nhau với ai đấy. Tớ là người yêu hòa bình mà!

TB: Tụi bạn cùng phòng với tớ, chúng biết tớ sắp đi, hôm nay chúng .... uống rượu mừng. Ghét thế! Tớ bực mình cũng làm được đáy chén..... say đáo để. Tớ nghĩ tập dần đi là vừa.... vì tớ đang say đây!

Bye bye mọi người, hẹn gặp lại trong hành trình của tớ nhé!